Các nhân tố về mặt pháp lý:

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 49 - 50)

4. Kết cấu của Luận văn:

2.4.1.1. Các nhân tố về mặt pháp lý:

Các nhân tố về mặt pháp lý bao gồm sự điều hành của các quy định, hướng dẫn của các văn bản pháp luật cũng như tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và sự hiểu biết, chấp hành pháp luật của người dân.Hệ thống văn bản pháp luật không chỉ quy định phương thức sử dụng vốn mà còn ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ưu đãi.Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế, thể lệ quy định tín dụng ưu đãi cho phù hợp với thực tiễn là một trong những yếu tố tiên quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Cho đến nay, NHCSXH đã trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, vì vậy hệ thống văn bản pháp luật, các nghị định, quy định của Chính phủ cũng như hệ thống văn bản dưới luật của NHCSXH đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đối nghiêm ngặt trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi với mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả cao nhất. Hệ thống này bao gồm:

- Luật các Tổ chức tín dụng: mặc dù là loại hình ngân hàng đặc biệt, NHCSXH cũng là một tổ chức tín dụng và chịu sự quy định của Luật các Tổ chức tín dụng.

- Nghị định của Chính phủ, các Quy định của Thủ tướng Chính phủ:

+ Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác: Đây là một trong những văn bản quan trọng nhất chi phối hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, trong đó quy định rõ ràng về đối tượng thụ hưởng, về huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH.

40

+ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập NHCSXH không chỉ khai sinh ra NHCSXH mà còn xác định rõ mục tiêu và phương thức hoạt động vận hành của NHCSXH.

+ Hệ thống các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ qua từng thời kỳ đối với từng chương trình cho vay, xử lý nợ rủi ro và các Quyết định sửa đổi, bổ sung: hệ thống văn bản này quy định rõ đối tượng thụ hưởng tín dụng ưu đãi của từng chương trình cho vay, mức lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, quy định về ngưỡng nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp...để xác định đối tượng và những sửa đổi, bổ sung điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế xã hội từng thời kỳ có tác động trực tiếp đến hoạt động triển khai sử dụng vốn tín dụng ưu đãi để cho vay tới người cần vốn.

+ Hệ thống các văn bản dưới luật của NHCSXH: hệ thống các văn bản hướng dẫn của HĐQT và của từng ban chuyên môn NHCSXH triển khai các quyết định của Thủ tướng chính phủ để vận dụng vào từng địa phương và từng mảng tín dụng ưu đãi cũng như phương thức sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi sao cho hiệu quả nhất.

Hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng ưu đãi nói riêng chịu sự chi phối của các yếu tố về mặt pháp lý, các văn bản pháp luật và dưới luật. Môi trường pháp lý vững mạnh, các cơ chế, thủ tục, quy định được hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)