Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH:

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 53)

4. Kết cấu của Luận văn:

2.4.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH:

Cơ cấu tổ chức gồm 3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, phối hợp với 4 tổ chức chính trị xã hội hiện nay có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Cơ cấu tổ chức càng đi vào ổn định, càng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, càng tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp Đảng, Chính quyền, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương không chỉ giảm chi phí quản lý, điều hành mà còn đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng, người vay được nhận vốn kịp thời và hoạt động sử dụng vốn tín dụng ưu đãi càng hiệu quả.

44

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Câu hỏi nghiên cứu:

Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? Xu hướng hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi này có hiệu quả hay không?

Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào?

Thứ ba, những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi và tại sao những tồn tại này cải thiện chưa đáng kể?

Thứ tư, giải pháp nào có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH – Thành phố Hà Nội?

Thứ năm, những khuyến nghị nào nên được đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi?

3.2. Cách tiếp cận:

Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên 2 cách tiếp cận chính là cách tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận thực tiễn.

3.2.1 Cánh tiếp cận hệ thống:

Tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận vấn đề dựa trên việc hệ thống hóa lý thuyết, lý luận về vấn đề đó và dựa vào hệ thống lý luận này để tiếp cận đánh giá vấn đề.

Luận văn dựa trên cơ sở các lý luận về hiệu quả sử dụng vốn, các mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hệ thống khung lý luận chung về vốn tín dụng ưu đãi, hoạt động tín dụng ưu đãi và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, phân tích để thấy được những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đồng thời làm tiền đề để phân tích thực tiễn hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội.

45

Luận văn còn tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng cách tiếp cận thực tiễn, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tiếp cận với vấn đề nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn, dựa trên cách tiếp cận hệ thống và phân tích tình hình thực tiễn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn, luận văn khái quát thành một hệ thống những kết luận về thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích cụ thể những những mặt đã hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi chưa đạt được mục tiêu xét trong từng điều kiện cụ thể. Để triển khai cách tiếp cận thực tiễn với vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp để thu thập số liệu cũng như các phương pháp phân tích, đánh giá số liệu thực tế cùng với những quan sát, căn cứ đánh giá tình hình hoạt động thực tế của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội giai đoạn 2011-2014 để có những đánh giá cụ thể nhất về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Có thể khái quát mô hình nghiên cứu sử dụng xuyên suốt luận văn như sau:

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu của luận văn

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận Thu thập số liệu Phân tích số liệu bằng các phương pháp Nhận diện các kết quả phân tích Đánh giá, kết luận

Đề xuất, kiến nghị dựa trên kết quả đánh giá

46

3.3.1 Cơ sở phƣơng pháp luận:

Phương pháp luận là khoa học lý luận về hệ thống phương pháp nghiên cứu giúp cho nghiên cứu đạt được mục đích một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng định hướng, dẫn dắt cách thức xem xét đánh gia sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và nhận thức dựa trên ý nghĩa: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo thực tế khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, xem xét sự vật hiện tượng phải dựa trên quan điểm toàn diện, phát triển, liên hệ phổ biến, lịch sử cụ thể.

Như vậy trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, chỉ ra những mặt đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến cho hoạt động sử dụng vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội chưa hoàn toàn hiệu quả như mục tiêu đề ra, đồng thời xem xét các yếu tố này trong hoàn cảnh kinh tế, xã hội cụ thể tại từng thời điểm cũng như trong điều kiện hoạt động nói chung của NHCSXH và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

3.3.2 Những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:

Sau khi hệ thống hóa lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu và phương pháp phân tích xử lý số liệu để thu thập tât cả những tài liệu đánh giá về hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội, bao gồm những số liệu về tình hình và chất lượng hoạt động sử dụng vốn cũng như những nhận định đánh giá nghiên cứu đi trước; sau đó sử dụng các phương pháp phân tích xử lý số liệu khác nhau để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, những mặt đạt được hoặc những tồn tại hạn chế của Chi nhánh Hà Nội và từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

47

+ Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: luận văn thu thập số liệu và các tài liệu thứ cấp liên quan thông qua hệ thống các báo cáo như báo cáo tình hình hoạt động cấp chi nhánh và Trung Ương, báo cáo kết quả hoạt động ban đại diện Hội đồng quản trị, báo cáo kiểm tra kiểm soát nội bộ, báo cáo hội nghị giao ban liên ngành, báo cáo chuyên đề kế hoạch nghiệp vụ, kế toán ngân quỹ, các báo cáo của bên thứ ba (ủy ban nhân dân, hội đoàn thể) năm 2011, 2012, 2013, 2014; các số liệu tổng hợp trên hệ thống Thông tin Báo cáo của Chi nhánh do các Phòng giao dịch gửi về; hệ thống các bài báo chuyên ngành, các nghiên cứu đi trước.

- Phương pháp phân tích xử lý số liệu + Phương pháp định lượng và định tính:

Khi tiếp cận, phân tích và nghiên cứu một vấn đề, có hai phương pháp chính mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng là định tính và định lượng. Phương pháp định tính tiếp cận, quan sát nhằm tìm cách mô tả và phân tích đối tượng. Trong khi đó, phương pháp định lượng thu thập số liệu thực tế, sử dụng các mô hình Khoa học tự nhiên, các phương pháp khác nhau của nghiên cứu định lượng để phân tích đánh giá vấn đề.

Đối với đề tài về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi, đa phần có thể đánh giá bằng phương pháp định lượng qua phân tích số liệu thu thập. Tuy nhiên, có những yếu tố không thể đo đếm bằng phương pháp định lượng như cơ hội được sản xuất kinh doanh, cơ hội được đến trường học, cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống, tình hình kinh tế xã hội, những thay đổi về mặt tổ chức v.v... Chính vì vậy, luận văn trong quá trình phân tích đánh giá sử dụng kết hợp hài hòa hai phương pháp định lượng và định tính. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và cơ sở lý luận về nguồn vốn tín dụng ưu đãi và hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

Thứ nhất, phương pháp phân tích cơ cấu: với nguồn số liệu thu thập được, luận văn sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu để đánh giá các chỉ tiêu như cơ cấu nguồn vốn huy động, cơ cấu, dư nợ phân bổ cho các chương trình cho vay, cơ cấu dư nợ phân bổ cho các Hội đoàn thể, v.v.... Bằng phương pháp này, luận văn có thể

48

đánh giá được nguồn vốn tín dụng ưu đãi được hình thành từ những nguồn nào là chủ yếu, được sử dụng thông qua những chương trình nào, tỷ lệ phân bổ nguồn vốn cho các chương trình như thế nào và hướng tới những đối tượng nào là chính cũng như nguồn vốn tín dụng ưu đãi được ủy thác qua những tổ chức Chính trị - xã hội với tỷ trọng như thế nào. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích cơ cấu cũng chỉ ra cơ cấu sử sụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh Hà Nội thiên về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và chủ yếu dư nợ tín dụng ưu đãi được sử dụng từ nguồn Trung ương do NHCSXH cấp hay từ nguồn địa phương do Thành phố Hà Nội ủy thác.

Thứ hai, phương pháp phân tích xu hướng: luận văn sử dụng phương pháp này để đánh giá xu hướng sử dụng vốn qua các năm, xu hướng nguồn vốn huy động, dư nợ, nợ quá hạn tăng hay giảm, xu hướng hiệu quả xã hội của vốn ưu đãi qua các năm như thế nào. Bằng phương pháp phân tích xu hướng, luận văn có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, thu lãi, thu nợ đến hạn, tốc độ giảm nợ xấu... qua đó phân tíchđược một phần hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Thứ ba, phương pháp phân tích tổng hợp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp so sánh trong phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn ưu đãi qua các năm. Với phương pháp này, luận văn tổng hợp số liệu thu thập và tiến hành phân tích tổng hợp cũng như so sánh với chỉ tiêu trung bình trên toàn hệ thống NHCSXH để thấy từng chỉ tiêu tài chính của Chi nhánh Hà Nội so với mức trung bình toàn ngân hàng có hiệu quả hay không và có đi theo đúng định hướng phát triển của ngân hàng hay không.

Thứ tư, phương pháp phân tích nghiên cứu tình huống: đề tài sử dụng phương pháp này trong khi phân tích định lượng. Qua phân tích nghiên cứu tình huống, luận văn có thể nghiên cứu thực tế tình hình tại từng thời điểm để tìm ra nguyên nhân những biến động bất thường của các chỉ tiêu tài chính tại thời điểm đó, từ đó lý giải được những tồn tại, hạn chế của hoạt động huy động và sử dụng vốn ưu đãi.

Thứnăm, phương pháp quan sát: đối với những yếu tố không thể đánh giá bằng số liệu thu thập được, đề tài dùng phương pháp quan sát để đánh giá định tính về

49

hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi. Bằng phương pháp quan sát, luận văn diễn đạt cụ thể hơn về hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi, cụ thể trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội.

+ Phương pháp quy nạp: là phương pháp dựa trên những đánh giá, quan sát thực tế sau đó rút ra kết luận tổng quát hóa vấn đề đang xảy ra. Sử dụng phương pháp này, sau khi dựa trên cơ sở lý luận và phân tích đánh giá số liệu thực tế, luận văn tổng kết về tình hình hiệu quả hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh NHCSXH Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

50

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI

4.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội 4.1.1. Đôi nét về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: 4.1.1. Đôi nét về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam:

4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng ta trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, vùng nghèo đã được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (năm 1951) và đã trở thành công cụ xoá đói giảm nghèo cơ bản và bền vững.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII (tháng 6 năm 1993), Đảng ta chủ trương: “Hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược Quốc gia về xoá đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000đ/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay.

Từ kinh nghiệm thực tiễn hai năm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo. Ngân hàng Phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng đặc thù, việc quản lý được giao cho các bộ, ngành có liên quan còn việc điều hành tác nghiệp cụ thể được giao cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Sau bảy năm đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn của ngân hàng Phục vụ

51

người nghèo đạt trên 7.000 tỷ đồng với gần 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của một bộ phận người nghèo.

Tuy nhiên bên cạnh ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, hội đoàn thể và các ngân hàng thương mại nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp thậm chi cản trở lẫn nhau. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo, yêu cầu đặt ra là phải tập trung nguồn lực do Nhà nước huy động được vào một tổ chức tín dụng duy nhất, nhằm tạo nên sức mạnh có tính đột phá, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần hạn chế tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Mặt khác, để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước chuyển hẳn sang kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cần thiết phải tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Trên

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)