Vốn được cấp phát theo quy địnhcủa Chính phủ:

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 36 - 38)

4. Kết cấu của Luận văn:

2.2.2.1. Vốn được cấp phát theo quy địnhcủa Chính phủ:

 Vốn từ Ngân sách nhà nước:

Đây là nguồn vốn chính và quan trọng nhất của NHCSXH do NHCSXH được thành lập và hoạt động hướng tới mục tiêu vì an sinh xã hội do Chính phủ quy định.

Ngân sách nhà nước cấp vốn khi NHCSXH thành lập, đó là Vốn điều lệ và bổ sung vốn điều lệ hàng năm theo lộ trình tăng vốn đã định.

27

Ngoài ra, do đối tượng cho vay chủ yếu là người nghèo và các đối tượng chính sách, những hộ gia đình khó khăn nên khả năng trả nợ không cao, nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất NHCSXH cho vay rất thấp, chỉ từ 0%-9%/năm, những năm trước đây, mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi, vì vậy, khả năng NHCSXH huy động tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn so với các ngân hàng khác và khả năng bù đắp chi phí huy động cũng thấp hơn các NHTM thông thường. Vì vậy, hàng năm Ngân sách nhà nước có hoạt động hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất để bù đắp các chi phí về chênh lệch lãi suất cho NHCSXH khi đem vốn ưu đãi cho vay.Vốn này được sử dụng để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác và hình thành nên các tài sản cố định của NHCSXH phục vụ cho hoạt động và phát triển của ngân hàng.

Ngoài ra, vốn từ Ngân sách nhà nước gồm vốn ODA – Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức mà Ngân sách Nhà nước đi vay nước ngoài với lãi suất ưu đãi và giao cho NHCSXH thực hiện cho vay theo quy định.

Bên cạnh nguồn vốn do Ngân sách nhà nước trực tiếp cấp phát theo quy định, hàng năm Ủy ban nhân dân các cấp được phép trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước này được cấp phát không tính lãi suất, ngoài ra NHCSXH còn được hưởng một số ưu đãi như được miễn các khoản thuế phải nộp. Vì vậy, toàn bộ nguồn vốn cho vay ưu đãi có thể thu hồi và quay vòng, vốn được bảo tồn và gia tăng, góp phần mở rộng và phát triển hoạt động của NHCSXH, tạo điều kiện cho nhiều hộ vay hơn được vay vốn ưu đãi. Hàng năm NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm để lên kế hoạch báo cáo nguồn vốn huy động để Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước:

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đã quy định: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách

28

nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thoả thuận.

 Vốn nhận ủy thác:

NHCS nhân vốn do chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức Chính trị - Xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước ủy thác để cho vay ưu đãi.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)