4. Kết cấu của Luận văn:
2.2.1.2. Đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi:
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi có những nét đặc trưng khác biệt so với nguồn vốn tín dụng thương mại thông thường.Với tính chất là nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động tín dụng ưu đãi, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mang đặc thù riêng từ nguồn hình thành, mục đích sử dụng đến cơ chế duy trì nguồn vốn.
- Về nguồn hình thành: ngoài hình thành từ đi vay theo lãi suất thị trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như các NHTM, nguồn vốn tín dụng ưu đãi còn hình thành từ sự cấp phát theo lộ trình của Nhà nước, phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ, nhận ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước theo từng dự án cho vay ưu đãi, nguồn tiền gửi duy trì của các tổ chức tín dụng (2% hàng năm)theo quy định, nguồn tiết kiệm chi ngân sách của chính quyền địa phương hoặc những nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
26
- Về mục đích sử dụng: nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng để cho vay ưu đãi theo từng chương trình và theo quy định chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ về lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay, điều kiện cho vay, quy trình tín dụng cũng như đối tượng thụ hưởng. Đối tượng được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi là những hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách hoặc các thương nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tại vùng khó khăn theo quy định của Pháp luật. Đây là những đối tượng gần như khó có thể tiếp cận với tín dụng thương mại thông thường.
- Cơ chế duy trì nguồn vốn tín dụng ưu đãi: tương tự như nguồn vốn tín dụng thương mại, nguồn vốn tín dụng ưu đãi hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát triển quy mô. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng ưu đãi thuận lợi hơn nhiều so với tín dụng thương mại ở cơ chế hỗ trợ của Nhà nước trong việc cấp bù chênh lệch lãi suất và tăng vốn điều lệ cho NHCSXH theo lộ trình. Để bảo tồn nguồn vốn trước những chi phí về lãi suất huy động do lãi suất cho vay tại NHCSXH thường thấp hơn nhiều so với các NHTM trong khi vẫn huy động vốn theo lãi suất thị trường và giảm thu lãi một số chương trình do được hưởng chế độ ưu đãi, Nhà nước hàng năm cấp bù chênh lệch lãi suất để bù đắp phần lãi suất thiếu hụt cho NHCSXH. Bên cạnh đó, Chính phủ quyết định tăng vốn điều lệ cho NHCSXH theo lộ trình giai đoạn đã định để đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi luộn rộng mở và đến được với nhiều người cần vốn nhất.
2.2.2. Sự hình thành vốn tín dụng ƣu đãi:
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được hình thành từ 3 nguồn: nguồn vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ, vốn huy động và vốn đi vay.
2.2.2.1. Vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ:
Vốn từ Ngân sách nhà nước:
Đây là nguồn vốn chính và quan trọng nhất của NHCSXH do NHCSXH được thành lập và hoạt động hướng tới mục tiêu vì an sinh xã hội do Chính phủ quy định.
Ngân sách nhà nước cấp vốn khi NHCSXH thành lập, đó là Vốn điều lệ và bổ sung vốn điều lệ hàng năm theo lộ trình tăng vốn đã định.
27
Ngoài ra, do đối tượng cho vay chủ yếu là người nghèo và các đối tượng chính sách, những hộ gia đình khó khăn nên khả năng trả nợ không cao, nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất NHCSXH cho vay rất thấp, chỉ từ 0%-9%/năm, những năm trước đây, mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi, vì vậy, khả năng NHCSXH huy động tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn so với các ngân hàng khác và khả năng bù đắp chi phí huy động cũng thấp hơn các NHTM thông thường. Vì vậy, hàng năm Ngân sách nhà nước có hoạt động hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất để bù đắp các chi phí về chênh lệch lãi suất cho NHCSXH khi đem vốn ưu đãi cho vay.Vốn này được sử dụng để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác và hình thành nên các tài sản cố định của NHCSXH phục vụ cho hoạt động và phát triển của ngân hàng.
Ngoài ra, vốn từ Ngân sách nhà nước gồm vốn ODA – Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức mà Ngân sách Nhà nước đi vay nước ngoài với lãi suất ưu đãi và giao cho NHCSXH thực hiện cho vay theo quy định.
Bên cạnh nguồn vốn do Ngân sách nhà nước trực tiếp cấp phát theo quy định, hàng năm Ủy ban nhân dân các cấp được phép trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước này được cấp phát không tính lãi suất, ngoài ra NHCSXH còn được hưởng một số ưu đãi như được miễn các khoản thuế phải nộp. Vì vậy, toàn bộ nguồn vốn cho vay ưu đãi có thể thu hồi và quay vòng, vốn được bảo tồn và gia tăng, góp phần mở rộng và phát triển hoạt động của NHCSXH, tạo điều kiện cho nhiều hộ vay hơn được vay vốn ưu đãi. Hàng năm NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm để lên kế hoạch báo cáo nguồn vốn huy động để Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước:
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đã quy định: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách
28
nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thoả thuận.
Vốn nhận ủy thác:
NHCS nhân vốn do chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức Chính trị - Xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước ủy thác để cho vay ưu đãi.
2.2.2.2. Vốn huy động:
Bên cạnh nguồn vốn chính là vốn Ngân sách nhà nước cấp phát, để giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước cũng như thể hiện trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đối với mục tiêu an sinh xã hội của đất nước, NHCSXH huy động vốn từ:
* Nhận tiền gửi có trả lãi hoặc tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt.Nguyên nhân do NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, huy động vốn theo lãi suất tại thời điểm hiện tại không quá mức lãi suất của NHTM cùng địa bàn áp dụng, trong khi đó, lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM. Vì vậy, chi phí huy động vốn cũng như khả năng thanh toán có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH nên việc huy động vốn theo hình thức nhận tiền gửi cần vận hành theo kế hoạch đã được duyệt hàng năm.
Việc huy động các nguồn vốn trong nước với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc sau:Chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn.
29
NHCSXH nhận nguồn vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức Chính trị - Xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
2.2.2.3. Vốn đi vay:
NHCSXH vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vay Ngân hàng Nhà nước hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.
Lãi suất vay vốn được thỏa thỏa thuận giữa NHCSXH và các tổ chức cho vay và thường cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn.Trường hợp phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội, lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi:
2.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi:
Tương tự như các NHTM thông thường, khái niệm hiệu quả sử dụng vốn cũng được hiểu là việc huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, đối với các NHTM thông thường, hiệu quả sử dụng vốn tối ưu thể hiện ở khả năng huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn phải nhằm mục tiêu khiến cho đồng vốn sinh lời và hướng tới mục tiêu cao nhất của Ngân hàng là tối đa hóa giá trị cổ đông. Trong khi đó, NHCSXH lại có sự khác biệt. Do mục tiêu của NHCSXH không phải vì lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, và do đặc trưng của NHCSXH là ngân hàng 100% vốn nhà nước, vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn được định nghĩa là việc tiếp nhận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, sử dụng và quản lý nguồn vốn nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế sử dụng vốn của NHCSXH và tối đa hóa hiệu quả xã hội mà nguồn vốn tín dụng ưu đãi đem lại cho người vay.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:
Khác với nguồn vốn tín dụng thương mại thông thường, chịu áp lực lợi nhuận để đạt được hiệu quả, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi lại chịu áp lực về các quy định sử dụng vốn chặt chẽ của Chính phủ.Có nhiều tiêu chí khác nhau đánh giá
30
hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Có thể chia thành 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xét trong phạm vingân hàngvà nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi xét trên góc độ ngân hàng thể hiện ở việc tín dụng ưu đãi phải đảm bảo hoàn trả và hạn chế rủi ro, như vậy hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi hướng tới mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội của Nhà nước mới đạt được hiệu quả.
Để đánh giá được cụ thể về hiệu quả kinh tế, cần phải xác định rõ cơ cấu nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng như thế nào. Cơ cấu sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi thể hiện qua cơ cấu dư nợ bao gồm: cơ cấu dư nợ theo chương trình, cơ cấu dư nợ theo thời hạn và cơ cấu dư nợ theo nguồn của vốn tín dụng ưu đãi:
+ Theo chương trình cho vay: Cơ cấu dư nợ theo chương trình
cho vay =
𝐷ư 𝑛ợ 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ℎươ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖𝑛 ℎ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Tương tự như các đánh giá cơ cấu tín dụng thương mại, đây là chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng theo từng chương trình và thể hiện biến động tỷ trọng các loại dư nợ qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ ưu đãi khác với cơ cấu tín dụng thương mại thông thường ở chỗ:Tín dụng thương mại bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau như cho vay, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu...., tỷ lệ dư nợ càng cao càng cho thấy mức độ phát triển của hoạt động tín dụng càng lớn và mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. Trong khi đó, tín dụng ưu đãi gồm hoạt động cho vay và tín dụng ưu đãi phân thành các chương trình tín dụng khác nhau như cho vay Hộ nghèo, Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL, cho vay NSVSMTNT..., tỷ lệ dư nợ các chương trình càng cao càng cho thấy tín dụng ưu đãi chủ yếu tập trung ở mảng nào, hướng tới đối tượng nào.
31
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) =
𝐷ư 𝑛ợ 𝑛𝑔 ắ𝑛 ℎạ𝑛/𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 ℎạ𝑛/𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐷ư 𝑛ợ x 100% Tương tự như NHTM thông thường, NHCSXH cũng phân tích cơ cấu tín dụng ưu đãi dựa trên cơ cấu dư nợ theo thời hạn. Tỷ lệ này cho thấy tín dụng ưu đãi được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.
+ Theo nguồn:
Cơ cấu dư nợ theo nguồn = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛𝑔𝑢 ồ𝑛 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 ươ𝑛𝑔 /Đị𝑎 𝑝ℎươ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Tín dụng thương mại sử dụng nguồn vốn huy động để tiến hành các hoạt động cung cấp các dịch vụ.Trong khi đó, tín dụng ưu đãi sử dụng nguồn vốn không chỉ huy động mà còn được cấp phát, được nhận từ Ngân sách nhà nước hoặc các cấp chính quyền.Vì vậy, chỉ tiêu cơ cấu dư nợ còn thể hiện tỷ trọng sử dụng vốn tập trung chủ yếu ở nguồn Trung ương hay nguồn Địa phương.Tỷ lệ này đối với nguồn Địa phương càng tăng càng thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự phát triển về huy động và sử dụng vốn của NHCSXH.
Sau khi đánh giá cơ cấu sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, mức độ hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính:
Nhóm 1: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả: tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay, tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ, tỷ lệ thu nợ đến hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xóa, vòng quay vốn tín dụng.
+ Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn: Tỷ lệ tăng trưởng
nguồn vốn (%) =
𝑉ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 –𝑉ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐
𝑉ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 x 100%
Cũng như các NHTM thông thường, tỷ lệ tăng trưởng vốn cho thấy tốc độ tăng vốn của NHCSXH so với năm trước.Đối với các NHTM, tỷ lệ tăng trưởng vốn cho thấy khả năng huy động vốn của NHTM như thế nào so với năm tài chính trước. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy NHTM đang huy động vốn rất hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng và huy động vốn qua nhiều kênh khác nhau một
32
cách tốt nhất. Tuy nhiên, đối với NHCSXH, tỷ lệ tăng trưởng vốn lại thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp vào chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Hàng năm, vốn điều lệ của NHCSXH tăng theo lộ trình đã định sẵn và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tỷ lệ này càng cao càng thể hiện việc các cấp chính quyền địa phương ngày một được khuyến khích và quan tâm tăng cường nguồn vốn địa phương để cho vay, hướng tới mục tiêu an sinh phát triển xã hội. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng thể hiện thói quen tiết kiệm của người nghèo vay vốn nếu như vốn huy động từ hoạt động tiết kiệm gia tăng.
+ Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ:
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = 𝐷ư 𝑛ợ𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 −𝐷𝐷ư 𝑛ợ𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ư 𝑛ướợ𝑛ă𝑚 𝑡𝑟𝑐 ướ𝑐 x 100%
Chỉ tiêu này thể hiện sự gia tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các năm. Đối với một NHTM thông thường, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng