4. Kết cấu của Luận văn:
5.2.3.3. Tăng cường kiểm tra giám sát:
98
Dù có hệ thống chính sách pháp luật rõ ràng, đội ngũ cán bộ chất lượng cao thì cũng khó tránh khỏi những sai sót do nhiều nguyên nhân, từ chủ quan tới khách quan. Bởi vậy, các biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát ở nhiều quy mô, cấp độ là hết sức cần thiết để có thể giảm thiểu những sai sót đó.
Hiện tại, công tác kiểm tra giám sát hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội có: Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ và công tác kiểm tra kiểm soát liên ngành. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động của toàn chi nhánh để hạn chế tối đa sai sót, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh công tác kiểm soát nội bộ, Ban đại diện HĐQT các cấp hàng năm tổ chức các đợt kiểm tra trên toàn thành phố, đồng thời các thành viên Tổ chức Hội và khối Tổ TK&VV cũng định kỳ và đột suất kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ vay để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát:
Xây dựng kế hoạch thanh tra , kiểm tra định kỳ hàng quý, hàng năm... Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục các sai sót trong quá trình hoạt động.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, giám sát hoạt động ủy thác:
Áp dụng mô hình cấp trên giám sát cấp dưới; giám sát chéo giữa các chi nhánh; giám sát trong nội bộ chi nhánh. Mặt khác, do đặc thù của NHCSXH, việc chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu bằng phương thức uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị – xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Mặt khác, để hạn chế việc bộ máy ngày càng cồng kềnh, các chi phí hoạt động tăng lớn, hiện nay, các Tổ TK&VV thường tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ - là các cán bộ Hội tại cơ sở - để triển khai các chương trình tín dụng của ngân hàng cho các đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, trong số đó, nhiều người là cán bộ đã nghỉ hưu, là nhân dân tại địa phương tham gia các tổ chức Hội và được phân công vào các Tổ TK&VV. Việc sử dụng nguồn nhân lực như trên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng bắt nguồn từ
99
việc thiếu kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ Tổ TK&VV hay thiếu những ràng buộc về mặt pháp lý, trách nhiệm đối với những cá nhân đó. Vì vậy, việc ủy thác nguồn vốn của ngân hàng cho các tổ chức Hội thực hiện cần phải được giám sát thường xuyên và chặt chẽ để hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể có.
- Thường xuyên giám sát hoạt động ủy thác:
Như đã nêu trên, hệ thống kiểm tra giám sát của NHCSXH đã tương đối hoàn chỉnh, bao gồm kiểm tra giám sát do Ban kiểm soát thực hiện, kiểm tra giám sát của HĐQT và của các tổ chức nhận ủy thác; quá trình kiểm tra giám sát được thực hiện ở tất cả các cấp từ Trung ương, cấp tỉnh cho đến cấp huyện. So với các mô hình ngân hàng thương mại, cơ chế giám sát của NHCSXH có một số ưu thế giúp ngân hàng có thể giảm thiểu những sai sót trong quá trình hoạt động như: Việc giám sát hoạt động của NHCSXH có sự tham gia thường xuyên của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, cơ quan trung ương, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể (như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước...) – những người vốn có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quản lý nhà nước. Đây là một lợi thế mà không ngân hàng nào khác có được.
Tuy nhiên, ngoài ưu thế có được, việc phân công trách nhiệm, phối kết hợp trong hệ thống kiểm tra giám sát của NHCSXH còn chưa rõ ràng, chồng chéo lên nhau dẫn đến việc lãng phí kinh phí tổ chức các đoàn kiểm tra mà hiệu quả của hoạt động kiểm tra giám sát vẫn còn hạn chế.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào phát huy được hiệu lực, hiệu quả vai trò giám sát, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động quản lý, điều hành của toàn hệ thống. Để giải quyết vấn đề này, cần phải thiết kế một hệ thống kiểm tra giám sát chung của cả hệ thống quản lý và điều hành và trực tiếp do HĐQT chỉ đạo. Hệ thống này thực hiện hoạt động giám sát kiểm tra theo các Nghị quyết của HĐQT và độc lập với việc điều hành tác nghiệp. Chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ của điều hành tác nghiệp giao cho hệ thống kế toán thực hiện. Đây là một vấn đề lớn cần có một đề án tổng thể trên quan điểm toàn cục và toàn diện để phát huy vai trò giám sát hoạt động cả về chủ trường, chính sách và nghiệp vụ.