Nghiên cứu đề xuất quy định áp dụng mức lãi suất và cho vay linh hoạt

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 103 - 104)

4. Kết cấu của Luận văn:

5.2.2.1.Nghiên cứu đề xuất quy định áp dụng mức lãi suất và cho vay linh hoạt

hoạt trong hạn mức cho phép:

Theo cơ chế hiện nay, Chính phủ quy định mức lãi suất và mức vay cho từng chương trình tín dụng của NHCSXH theo từng thời kỳ và thực hiện thống nhất trong cả nước. Việc thực hiện cơ chế như trên trên lý thuyết sẽ đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các vùng miền, giữa các khu vực trên cả nước. Tuy nhiên, do đặc thù khác biệt giữa các vùng miền cũng như sự khác nhau trong quy định chuẩn nghèo, cận nghèo của Chính phủ khiến cho việc áp dụng các chương trình này ở những địa bàn khác nhau như nông thôn, đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về thu nhập và chi phí hoạt động tại các vùng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế suy thoái, chưa có nhiều khởi sắc và mặt bằng chung lãi suất trên thị trường là tương đối thấp và tăng giảm linh hoạt, mức lãi suất do Thủ tướng Chính phủ quy định theo thời kỳ đôi khi sẽ trở nên cứng nhắc và phản ứng chậm với những thay đổi của thị trường. Cụ thể, trong suốt giai đoạn 2011- 2013, lãi suất cho vay ưu đãi tại NHCSXH tương đối cao so với mặt bằng lãi suất cho vay nói chung trên thị trường, cao nhất là 0.9%/tháng và nhu cầu vay vốn giảm thấp đặc biệt trong năm 2013. Sang năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã điều chỉnh lãi suất cho vay giảm và tăng mức cho vay tối đa đối với một vài chương trình như cho vay hộ nghèo, cho vay NS&VSMTNT, tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì mức lãi suất tối đa 0.8%/tháng vẫn tương đối cao đặc biệt khi Nhà nước đang kích thích tăng trưởng tín dụng và đầu tư để phát triển kinh tế.

Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cần nghiên cứu để đề xuất bổ sung quy định cho phép áp dụng mức lãi suất linh hoạt, có thể quy định trần lãi suất và sàn lãi suất để từng đơn vị có quyền tự chủ, NHCSXH tại địa phương tham mưu cho ban đại diện HĐQT cùng cấp quyết định lãi suất và mức cho vay sao cho phù hợp với từng khu vực và tình hình kinh tế nói chung. Ngoài ra cần có cơ chế giám sát để phát hiện và sửa đổi những điểm chưa hợp lý. Đồng thời cũng cần có những quy định về trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm ràng buộc giữa các lãnh đạo NHCSXH trong trường hợp sử dụng vốn sai quy định, không hiệu quả

94

hoặc không phù hợp với thực tế và những nguyên nhân chủ quan khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 103 - 104)