Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Ch

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 92)

4. Kết cấu của Luận văn:

4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Ch

Chi nhánh Thành phố Hà Nội:

83

4.3.1.1. Hiệu quả kinh tế: - Thứ nhất, về mặt nguồn vốn: - Thứ nhất, về mặt nguồn vốn:

Nguồn vốn tín dụng nhìn chung gia tăng không ngừng do NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao và chủ động xây dựng kế hoạch vay vốn, tranh thủ nguồn vốn Trung ương chuyển về, nguồn vốn ủy thác đầu tư, tập trung huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân tại địa phương, động viên hộ vay gửi tiết kiệm và tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Hoạt động huy động tiết kiệm từ Tổ TK&VV bắt đầu có sự khởi sắc đã giúp tạo cho người vay có thói quen tiết kiệm trong chi tiêu để tạo vốn tự có, làm quen dần với dịch vụ tài chính ngân hàng, giúp tăng thêm nguồn vốn cho vay 2 chương trình là cho vay hộ nghèo và cho vay NSVSMTNT đồng thời khoản tiết kiệm này cũng là một khoản dự phòng hỗ trợ cho người vay khi món vay đến hạn.

NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã tranh thủ triệt để sự quan tâm của các cấp chính quyền, chính quyền địa phương để gia tăng nguồn vốn ủy thác địa phương hàng năm.

- Thứ hai, về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ:

Tăng trưởng nguồn vốn ổn định đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay, tăng trưởng dư nợ tương đối ổn định qua các năm. Cơ cấu dư nợ ngày càng đa dạng với nhiều chương trình tín dụng, giảm sự tập trung dư nợ vào một số chương trình chính.

- Thứ ba, về tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và giảm trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do Chi nhánh đã tích cực phối hợp với Hội đoàn thể để xử lý đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp.

- Thứ tư, về hiệu quả sử dụng vốn:

Hoạt động sử dụng vốn tương đối hiệu quả thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số thu lãi cao cho thấy hiệu quả của công tác cho vay ủy thác qua các tổ chức hội cũng như cho vay trực tiếp. Tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn luôn đạt trên 99% cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn tương đối cao, sử dụng triệt để và không để tồn đọng vốn, đáp ứng đẩy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của

84

khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng xấp xỉ 0,34 đến 0,37 vòng một năm cho thấy chi nhánh thiên về tín dụng trung và dài hạn, phù hợp với các chương trình triển khai theo quy định của Chính phủ cũng như phù hợp với nguồn vốn huy động và nhận ủy thác chủ yếu là dài hạn.

4.3.1.2. Hiệu quả xã hội:

- Công tác an sinh xã hội, cho vay tín dụng ưu đãi luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm chưa phục hồi, lãi suất thị trường nói chung có xu hướng đi xuống để khuyến khích tăng trưởng tín dụng, Chính phủ đã có những điều chỉnh về mặt lãi suất và mức cho vay đối với một số chương trình cho phù hợp với thực tế. Từ năm 2014, mức cho vay tối đa chương trình cho vay hộ nghèo được nâng lên 50 triệu đồng, cao hơn so với mức 30 triệu đồng trước đó, cho vay NS&VSMTNT tối đa 6 triệu đồng/công trình. Ngoài ra, mức lãi suất cho vay các chương trình đều được điều chỉnh giảm từ 0.05% đến 0.1% so với mức cũ.

- Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được phân bổ sử dụng cho nhiều chương trình tín dụng khác nhau, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố xuống 1,91% năm 2014 so với mức 4,97% năm 2010. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã tạo thêm 165.000 việc làm mới cho lao động toàn thành phố, hỗ trợ cho 296.000 HSSV được vay vốn đi học, xây mới và cải tạo hơn 235.000 công trình nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

- Mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp, hoạt động ủy thác hiệu quả đem vốn ưu đãi đến với người vay thuận tiện hơn, hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.

4.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo chủ trương an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải chịu áp lực về lợi nhuận kinh doanh nên không thể tránh khỏi những tồn tại làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Đối với NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, ngoài những mặt đã đạt được trong suốt 4 năm gần đây thì những hạn chế vẫn còn tồn đọng.

85

4.3.2.1. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế:

- Một là, huy động vốn còn bị động do hoạt động không theo cơ chế thị trường nên kém cạnh tranh về mặt lãi suất và tính đa dạng về dịch vụ, kém hấp dẫn với các tổ chức kinh tế, dân cư, đồng thời tiết kiệm từ hộ vay chỉ ở mức nhỏ lẻ và chưa có vai trò thực sự quan trọng trong tổng vốn huy động.Nguyên nhân của hạn chế này là do hoạt động của NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng chịu sự chi phối chặt chẽ bởi các quy định của Chính phủ, đồng thời, NHCSXH cho vay với mức lãi suất thấp hơn so với các NHTM thông thường, nếu huy động vốn theo lãi suất thị trường thì vấn đề chênh lệch lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm cho NHCSXH. Bên cạnh đó, nguyên tắc huy động vốn của NHCSXH chú trọng vào các nguồn vốn không tốn hoặc tốn ít chi phí.Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn thường bị lệ thuộc vào cơ chế cấp phát của Ngân sách nhà nước cũng như Chính quyền địa phương.

- Hai là, tỷ lệ nợ quá giảm nhưng không đáng kể và không bền vững, tỷ lệ nợ khoanh tăng do chưa có cơ chế thích hợp trong việc ràng buộc, đôn đốc thu hồi nợ, công tác thẩm định, kiểm tra còn nhiều bất cập, phối hợp với tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ.Ngoài ra, một số đơn vị chưa chủ động nắm bắt, đôn đốc xử lý nợ đến hạn làm phát sinh nợ quá hạn. Việc kiểm soát chất lượng tín dụng còn mang tính đối phó, mang tính xử lý như cho gia hạn nợ, cho vay lại...mà nguyên nhân chủ yếu do các đối tượng vay vốn của Chi nhánh chủ yếu là các đối tượng đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn hoặc dân trí chưa cao nên việc giảm nợ quá hạn chưa thực chất và chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng của đơn vị.

- Ba là, một trong những chi phí lớn nhất của hoạt động sử dụng vốn là chi phí ủy thác và hoa hồng đội lên cao từ năm 2013 do ảnh hưởng của văn bản mới quy định chi hoa hồng trên lãi thực thu. Như vậy, một đồng vốn tín dụng ưu đãi cho vay và thu gốc, lãi về phải chịu chi phí hoa hồng ủy thác trên cả dư nợ và trên lãi thực thu. Vì thế dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng khiến cho hoạt động sử dụng vốn giảm tính hiệu quả.

86

- Bốn là, cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn kém hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn HSSV cao cho thấy khả năng thu hồi vốn gốc và lãi thấp hơn hẳn các chương trình khác. Nguyên nhân là do thời hạn cho vay dài, hộ vay chưa hiểu về giai đoạn ân hạn, chưa có cơ chế ràng buộc hộ vay trả nợ sau khi sinh viên ra trường, hoạt động cho vay dựa trên tín chấp ủy thác qua các Tổ chức Chính trị - xã hội nên cơ chế ràng buộc hộ vay trả nợ vẫn dựa trên đôn đốc và động viên. Ngoài ra, Chi nhánh chưa thực hiện thu lãi HSSV đều hàng tháng cũng như thu nợ gốc đều theo phân kỳ dẫn tới việc các món vay trở thành gánh nặng lớn đối với người vay khi đến hạn.

- Sáu là, hiệu quả sử dụng vốn dưới hình thức cho vay trực tiếp chưa cao, đặc biệt ở chương trình cho vay GQVL nguồn trung ương có tỷ lệ nợ quá hạn cao trên tổng nợ quá hạn GQVL. Trong đó, cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở SXKD trên địa bàn bị chuyển nợ quá hạn như hệ thống văn bản, biểu mẫu, quy đinh, hướng dẫn của NHCSXH còn chưa chặt chẽ, trình độ và khả năng thẩm định dư án của cán bộ, quá trình kiểm tra sau vay và giám sát, đôn đốc thu hồi nợ chưa sát sao....

4.3.2.2. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội:

- Một là, xảy ra tình trạng cho vay sai đối tượng do trách nhiệm xác định đối tượng của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo và hệ thống quy định, hướng dẫn của NHCSXH chưa chặt chẽ. Ngoài ra, tình trạng cho vay chồng chéo, vay trùng chương trình, vay vượt mức cho vay tối đa, sử dụng vốn chưa đúng mục đích, chiếm dụng vốn, thu phí của hộ vay vẫn xảy ra ở một số nơi trên địa bàn do hoạt động của cấp tổ TK&VV chưa đúng quy định, đặc biệt là khâu bình xét cho vay chưa đảm bảo công khai, dân chủ, khâu kiểm tra sử dụng vốn sau vay chưa được sát sao, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả xã hội của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của người vay.

- Hai là, tăng trưởng dư nợ từng chương trình chưa ổn định, chương trình cho vay HSSV dư nợ giảm mạnh do các nguyên nhân về quy định hành chính, thời vụ hoặc nguồn vốn. Cụ thể, đối tượng hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo và những hộ vay có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm tại khu vực đô thị hóa, chuyển đổi cơ

87

cấu kinh tế, mất đất sản xuất...vẫn còn rất lớn nhưng nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, tại một ít nơi, câp ủy và ban đại diện HĐQT cấp huyện chưa thực sự quan tâm, sâu sát đến hoạt động tín dụng chính sách, chưa quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay trên địa bàn đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra, UBND cấp xã chưa kịp thời bổ sung danh sách hộ nghèo phát sinh trong kỳ để xác nhận cho vay vốn tín dụng ưu đãi kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù tín dụng ưu đãi chủ yếu cho vay các đối tượng đặc biệt và chủ yếu để phát triển nông thôn, chăn nuôi, trồng trọt, vì vậy, yếu tố thời vụ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng ưu đãi, nếu thiên tai địch họa xảy đến thì nguồn vốn tín dụng ưu đãi bị suy giảm hiệu quả rất lớn cả về mặt kinh tế phía ngân hàng và hiệu quả xã hội do người vay bị thiệt hại không trả được hết nợ. Ngoải ra, cấp tổ TK&VV chưa nhiệt tình nhận ủy thác cho vay HSSV do chương trình có thời hạn cho vay dài.

- Ba là, hiệu quả xã hội của đồng vốn tín dụng cũng như tăng trưởng tín dụng chưa có bước đột phá do mức cho vay, lãi suất cho vay và những đối tượng được vay vốn bị quy định chặt chẽ, khó thay đổi linh hoạt theo nhu cầu hiện hành. Cụ thể, chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn hiện nay thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân, tuy nhiên, những đối tượng được vay chương trình này chỉ là những hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc những hộ khó khăn đột xuất về tài chính như gặp thiên tai, địch họa, bệnh tật....trong khi đó, có nhiều hộ gia đình làm nông nghiệp, hoàn cảnh khó khăn, có nhiểu HSSV đang ăn học nhưng không thuộc đối tượng để được vay vốn cho HSSV đi học. Ngoài ra, mức vốn vay một số chương trình quá thấp và không còn phù hợp với chi phí như cho vay xuất khẩu lao động tối đa 30 triệu đồng, cho vay giải quyết việc làm để thu hút một lao động là 20 triệu đồng, đối với nhiều ngành nghề, mức đầu tư này quá thấp.

88

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI

NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI

5.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội:

Trong bối cảnh kinh tế, xã hội không ngừng biến động cũng như vấn đề về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ngày càng được chú trọng, ngày 10/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020 tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của NHCSXH. Hòa trong hoạt động và phát triển chung của toàn Ngân hàng, Chi nhánh Hà Nội đã và đang xây dựng những định hướng hoạt động cho giai đoạn sắp tới nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn NHCSXH và phát triển được những tiềm lực sẵn có của chi nhánh. Một số định hướng phát triển chính của NHCSXH Hà Nội:

a) Về đối tượng cho vay: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội tiếp tục phục vụ các đối tượng khách hàng theo quy địnhn của Chính phủ, đặc biệt chú trọng vào các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách như Hội người khuyết tật, Hội người mù tại các huyện ngoại thành.

b) Về nguồn vốn huy động: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội xác định phương hướng nhiệm vụ tăng trưởng nguồn vốn theo kế hoạch bao gồm nguồn vốn do Nhà nước cấp phát, ngườn vốn huy động theo lãi suất thị trường và nguồn vốn nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương để tăng cường sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi vì an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

c) Về hoạt động sử dụng vốn: đẩy mạnh bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động sử dụng vốn nhằm tối đa hóa hiệu quả, thu hồi nợ đến hạn kịp thời và xử lý nợ rủi ro theo đúng quy định.

Chi nhánh chủ động xây dựng các phương án trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, duy trì và đạt mức tối ưu các chỉ tiêu tài chính nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

89

d) Về hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội: tăng cường kiểm tra giám sát tình hình ủy thác và chất lượng hoạt động tổ, thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các ban quản lý tổ TK&VV khi có những thay đổi điều chỉnh về chính sách tín dụng ưu đãi, tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung các chương trình tín dụng cho người dân, thực hiện tốt công tác kiện toàn tổ TK&VV cũng như tăng cường vai trò của các Tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền địa phương và ban đại diện HĐQT cấp các cấp.

e) Về cơ chế tài chính:

NHCSXH Chi nhánh Hà Nội chủ động xây dựng phương án thực hiện cơ chế khoán tài chính ổn định trong từng giai đoạn, đề xuất cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất sao cho phù hợp phát huy tính chủ động và đảm bảo hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh, đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động theo đúng chế độ và đảm bảo quyền lợi của đội ngũ cán bộ, viên chức lao động trên toàn chi nhánh.

f) Về công tác quản trị ngân hàng:

Toàn chi nhánh tăng cường hoạt động tham mưu cho ban đại diện HĐQT các cấp, tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội các cấp cũng như hoạt động

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)