Hệ thống thư viện xã phường và tủ sách cơ sở

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 82 - 86)

Trên địa bàn Thành phố HN có 1155 (177 thư viện cấp xã phường và 978 tủ sách cơ sở (tủ sách thôn, tủ sách pháp luật, tủ sách bưu điện văn hóa xã). Trong đó có nhiều quận huyện có nhiều thư viện xã phường như TX Sơ Tây, Huyện Phú Xuyên, Quận Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm. Bên cạnh đó cũng còn những quận huyện chưa có các thư viện cấp xã như: Chương Mỹ, Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Phú Thọ, Quốc Oai, Thanh Xuân, Thường Tín, Ứng Hòa). Trong đó có 30 cán bộ chuyên trách và 1016 cán bộ kiêm nhiệm, tuy nhiên chỉ có 72/1040 cán bộ có trợ cấp, chỉ chiếm 7,53% tổng số cán bộ được nhận trợ cấp. Đây là con số quá ít so với tổng số lượng nhân lực phụ vụ trong hệ thống TT-TV của Thành phố Hà Nội. Trong số 7.53% số lượng cán bộ được hưởng những trợ cấp đó thì các chính sách mà họ được hưởng như sau:

Chính sách tiền lương

Trong quyết định Ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện xã, phường, thị trấn tại điều Điều 9. Tài chính của thư viện nêu rõ:

80

1. Nguồn tài chính:

a) Nguồn ngân sách Nhà nước được cân đối từ ngân sách của địa phương, đảm bảo cho thư viện hoạt động, phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch hàng năm đã được giao.

b) Các khoản thu khác như từ các hoạt động cung ứng dịch vụ thư viện, phí làm thẻ thư viện, viện trợ, quà biếu tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung chi:

a) Bổ sung vốn tài liệu đảm bảo số bản sách, số tên ấn phẩm định kỳ theo quy định và tổ chức các hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt;

b) Trả lương và các chế độ, chính sách khác cho cán bộ thư viện theo quy định của pháp luật.

c) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sự nghiệp;

d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Trong tổng số 1.155 thư viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn Thành phố có 25/1.155 (2.1%) thư viện, TSCS có kinh phí hoạt động thường xuyên, 308/1155 (26.6%) thư viện TSCS có kinh phí hoạt động không thường xuyên, có 769/1155 (66.5%) thư viện TSCS không có kinh phí hoạt động và chỉ có 72/1155 thư viện, tủ sách cơ sở có trợ cấp cho các bộ thư viện (chiếm 6.2%). Tị lệ được hỗ trợ trợ cấp cho các thư viện và tủ sách cơ sở là quá ít so với số lương những thư viện tủ sách cơ sở hoạt động trên dịa bàn thành phố.

Một số đơn vị sẽ cho cán bộ phụ trách sẽ được hưởng mức lương từ 300 đên 500 nghìn đồng/ tháng. Một số đơn vị thực hiện tốt trợ cấp cho các cán bộ phụ trách thư viện như Ba Đình 15/15, Gia Lâm có13/13 cán bộ, Hoàn Kiếm có 8/18, Tây Hồ có 5/5, Hai Bà Trưng có 7/20, Cầu Giấy 8/8, Đông Anh 8/33 cán bộ thư viện cấp phường có được nhận trợ cấp).

81

Một số thư viện, TSCS không được nhận trợ cấp cho cán bộ phụ trách như: Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Tx Sơn Tây, Thạch Thất, Thường Tín, Ứng Hòa.

Những địa phương có trợ cấp cho cán bộ phụ trách thư viện nhưng số lượng quá ít như: Hà Đông 1/130, Bắc Từ Liêm 2/26, Mê Linh 1/19, Mỹ Đức 2/52, Phúc Thọ 2/59, Thanh Oai 1/8, Thanh Trì 1/24 cán bộ không được nhận bất kì trợ cấp nào.

Những đơn vị được nhận trợ cấp thì mỗi tháng cán bộ phụ trách sẽ được nhận từ 300 đến 500 nghìn tiền trợ cấp trông coi thư viện và sắp xếp tổ chức kho tài liệu để phục vụ nhân dân, phục vụ bạn đọc trên địa bàn mình.

Theo khoản c, điều 9 của quyết định Ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện xã phường thị trấn thì có thì có ít nhất 28 thư viện cấp xã phường chưa thực hiện đúng quy định này.

Những chế độ khác

Do kinh phí hoạt động của các thư viện TSCS rất ít và không thường xuyên, chính sách về tiền lương đối với các các bộ phụ trách còn chưa thực hiện tốt. Nên các chính sách khác như phụ cấp độc hại, chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao trình độ, chính sách tạo điều kiện làm việc cho các thư viện và chính sách khen thưởng đối với NNL làm việc tại hệ thống thư viện phường xã và TSCS thì ít và hầu như không được thực hiện.

Chính sách về bồi dữơng và nâng cao trình độ

Tại Điều 6 của quyết định về Quy chế thư viện xã phường, thị trấn nêu rõ:

Điều 6. Cán bộ thư viện

“Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, thư viện cấp xã có một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đã tốt nghiệp trung học phổ thông và được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thư viện”.

82

Song trên thực tế các cán bộ được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ là rất ít. Chưa có cán bộ nào được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ thư viện ở mưc Trung cấp trở lên, các bộ chuyên trách cũng chiếm tị lệ thấp so với số lương cán bộ làm việc trong toàn mạng lưới 33/1049 cán bộ. Vấn đề đào tạo và nâng cao trình độ cũng chưa được lãnh đạo cấp xã phường quan tâm nhiều. Còn đối với các TSCS thì phần lớn các tủ sách hoạt động và tổ chức rất đơn giản. Các tủ sách thôn thì do các cán bộ, người dân, đoàn thanh niên tự tổ chức sắp xếp, một số tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng thì do chính chủ nhân của tủ sách sắp xếp.

Trong năm 2014 các thư viện xã phường thuộc Quận Tây Hồ được tham dự lớp tập huấn về bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện do Thư viện Quận Tây Hồ tổ chức. Lớp tập huấn được tổ chức trong thời gian 2 ngày về những nội dung cụ thể về cách thức “biên mục tài liệu” và cách “tổ chức kho” với sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Nguyễn Ngọc Nguyên - PGĐ TVHN. Trong 2 ngày diễn ra khóa học các học viên tham dự được thư viện, NVH quận Tây Hồ hỗ trợ 100 nghìn đồng/ngày về tiền ăn ở và đi lại.

Có thể nói đây là hoạt động thiết thực có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ thư viện cấp xã phường. Thư viện Quận Tây Hồ được xem là Quận đi tiên phong trong vấn đề quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng coa trình độ đối với các cán bộ thư viện cấp xã phường. Còn lại chưa các cán bộ thư viện xã phường TSCS thuộc các địa phương khác vẫn chưa được quan tâm về việc bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện.

Chính sách về đảm bảo điều kiện làm việc

Hầu hết các thư viện là các thư viện cấp xã phường, hoặc tủ sách bưu điện văn hóa xã được UBND xã phường bố trí diện tích (thường là một phòng nhỏ) trong cùng trụ sở của NVH, hay trụ sở UBNN xã phường và có được trang bị máy tính, giá sách, bàn ghế khác. Còn lại các tủ sách thôn, tủ sách tư nhân được bố trí tại NVH thôn hay các cụm khu dân cư, các hộ gia đình thì

83

được tổ chức rất đơn sơ, chỉ có giá, kệ để sách và một vài bàn ghế để cho nhân dân có chỗ đọc sách.

Các thư viện và TSCS trên địa bàn HN có thể nói là nhiều hơn hẳn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Song số lượng những thư viện, TSCS hoạt động có hiệu quả thì vẫn chưa nhiều. Các thư viện, TSCS hoạt động còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế lãnh đạo, cơ quan chủ quản; những tủ sách tư nhân thì đa số lại không có kinh phí để hoạt động chính vì vậy mà hiệu quả chưa cao. Song những đóng góp của hệ thống thư viện xã phường và TSCS đã góp phần tích cực vào việc xây dựng văn hóa đọc cho người dân thủ đô, thúc đẩy quá trình “nông thôn hóa” của thành phố Hà Nội. Chính vì thế một số thư viện, TSCS hoạt động hiệu quả và nổi bật cũng được UBND ghi nhận và khen thưởng, tặng cờ thi đua hàng năm.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 82 - 86)