Mạng lưới thư viện Xã, Phường và tủ sách cơ sở

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 46)

1.3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Thư viện Xã, phường và tủ sách cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa, góp phần nâng cao dân trí, mức hưởng thủ văn hóa cho người dân và cộng đồng ở từng địa phương. Thư viện Xã, phường và tủ sách cơ sở là một mắt xích quan trọng trong hệ thuống TVCC chung của cả nước với nhiều hình thức tổ chức như: thư viện, tủ sách xã, phường, thị trấn, các phòng đọc sách của các thôn làng, các bưu điện văn hóa xã.

Thư viện cấp xã là đơn vị sự nghiệp văn hoá do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thành phố (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) thành lập và trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã; có chức năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; xây dựng, hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân.

Đối tượng phục vụ của thư viện cấp xã là các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập trên địa bàn.

44

Mạng lưới thư viện Xã/ Phường và tủ sách cơ sở trên địa bàn Hà Nội đã ra đời từ rất sớm với nhiều thư viện khá nổi bật như thư viện Thôn Bình Vọng (Văn Bình - Thường Tín), Tủ sách Thôn Yến Vỹ (Hương Sơn - Mỹ Đức) Tủ sách Cụm dân cư số 1 (Phường Kim Giang, Thanh Xuân) Tủ sách phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm. Hiện nay trên địa bàn Thủ đô có 177 thư viện cấp xã phường; 978 thư viện, tủ sách tại các cụm dân cư, thôn làng. Riêng trong năm 2013 có 57 thư viện tủ sách mới được thành lập và Thư viện Hà Nội đã tặng khoảng 1000 cuốn sách hạt nhân cho các thư viện tủ sách mới được thành lập. Một số Quận, Huyện, Thị xã có mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở phát triển và hoạt động hiệu quả như Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Mỹ Đức, Sơn Tây, Ba Vì, Thường Tín, Hà Đông, Phúc Thọ. [6]

Năm 2013 có 57 thư viện và tủ sách mới được thành lập. Các thư viện xã/ phường và tủ sách trên địa bàn Tp. Hà Nội điều hoạt động điều đặn và đạt được nhiều hiệu quả nhất định, phục vụ được nhu cầu đọc sách và nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân. Trong năm 2013 đã có 149 thư viện, tủ sách trên địa bàn Tp. Hà Nội đăng kí luân chuyển sách với 65.000 bản sách của Thư viện Hà Nội và trên 10.000 bản sách của thư viện cấp huyện để phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều tủ sách như Tủ sách dòng họ Phùng Quang (Thạch Đà, Mê Linh), Tủ sách dòng họ Nguyễn Bá (Cổ Đô, Ba Vì), thư viện Hưng Phúc (Đồng Mai, Hà Đông) …đã tích cực chủ động trong việc bổ sung vốn tài liệu hang năm cho thư viện và trực tiếp đăng kí được mượn sách luôn chuyển từ Thư viện Hà Nội hàng năm. Trong những năm qua các thư viện xã phường và tủ sách cơ sở đã đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao văn hóa đọc cho con em trong dòng tộc và người dân địa phương góp phần nâng cao vai trò của hệ thống TVCC và thúc đẩy quá trình nông thôn hóa trên toàn T.p Hà Nội.

6

45

Như vậy có thể thấy, đa số các thư viện, tủ sách cơ sở được hình thành nhưng chưa có sự đầu tư về trang thiết bị, vốn tài liệu và cán bộ phụ trách. Do đó tại một số quận, huyện số lượng thư viện, tủ sách phát triển về lượng, nhưng điều kiện để duy trì hoạt động và phát triển gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về nguồn nhân lực phụ trách thư viện và tủ sách cơ sở do chưa có một cơ chế, chính sách cụ thể nào về chế độ phụ cấp cho người phụ trách thư viện nên dẫn đến tình trạng có tủ sách phải tạm ngừng hoạt động.

Theo quyết định ban hành Quy chế mẫu về về tổ chức hoạt động của thư viện xã, phường, thị trấn ngày 28 tháng 8 năm 2008 áp dụng đối với các thư viện xã, phường, thị trấn trong cả nước (sau đây gọi chung là thư viện cấp xã) đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.

Điều 4. Tiêu chuẩn thư viện và đăng ký hoạt động thư viện

Thư viện cấp xã phải đảm bảo tiêu chuẩn và thực hiện đăng ký hoạt động với Phòng Văn hóa và Thông tin theo quy định tại Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.

Điều 5. Tên gọi và địa chỉ

Thư viện + tên xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thành phố; địa chỉ.

Điều 6. Cán bộ thư viện

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, thư viện cấp xã có một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đã tốt nghiệp trung học phổ thông và được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thư viện.

46

Điều 7. Nhiệm vụ của thư viện

1. Căn cứ chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương và kế hoạch công tác của Uỷ ban nhân dân cấp xã, xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng vốn tài liệu thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ đọc tại chỗ, cho mượn về nhà, mở cửa thư viện theo ngày, giờ nhất định phù hợp với điều kiện lao động và sinh hoạt của nhân dân địa phương.

3. Xây dựng vốn tài liệu mang tính chất tổng hợp phù hợp với trình độ và nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.

Tăng cường vốn tài liệu thông qua việc tiếp nhận sách, báo luân chuyển từ thư viện tỉnh, huyện, sách, báo do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, biếu, tặng hoặc trao đổi với các thư viện, phòng đọc sách khác trên địa bàn.

4. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sách báo để thu hút người dân đến sử dụng thư viện; tổ chức các đợt vận động đọc sách, báo, xây dựng phong trào đọc, hình thành thói quen đọc sách, báo của nhân dân địa phương.

5. Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới tủ sách, phòng đọc sách ở cơ sở.

6. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm, báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của thư viện với Uỷ ban nhân dân cấp xã và thư viện cấp huyện.

Điều 8. Quan hệ công tác

Trong quan hệ công tác, thư viện cấp xã:

1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, cán bộ và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

47

2. Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của thư viện cấp huyện trên cùng địa bàn.

3. Có mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội trên địa bàn.

1.3.3.2 Vai trò của mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở

Mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở là một bộ phận cấu thành hệ thống thư TVCC Hà Nội, là mô hình thư viện trong đó có thể có hoặc không giới hạn phạm vi, đối tượng phục vụ. Đảng và Nhà nước đang định hướng xây dựng đất nước phát triển trên con đường xã hội chủ nghĩa, tuy vậy nền kinh tế của nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa mọi ngành nghề trong xã hội. Do đó, mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và TSCS chiếm một vị trí, vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện chiến lược phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước đề ra.

Trước tiên, ta có thể xem xét vai trò của mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở với xã hội.

Với xã hội, mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở giúp tạo dựng thói quen, nền văn hóa đọc, truyền tải tri thức sâu rộng tới trong quần chúng nhân dân. Đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, công nghệ thông tin phát triển nhanh, mạnh dẫn đến sự xuất hiện của nhiều dạng thông tin. Có nhiều sản phẩm của công nghệ thông tin có thể đưa sách, tài liệu đến tận tay người dùng tin như mạng Internet, máy điện thoại có thể kết nối truy cập dữ liệu…, sự lấn lướt của “Văn hóa nghe nhìn” diễn ra trong mọi tầng lớp xã hội, ngay cả giới tri thức. Theo số liệu thống kê của cục xuất bản, bình quân mỗi năm, một người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo. Số liệu đó quả là rất nhỏ so với mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách được xuất bản. Do vậy, mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở và phát triển nền

48

văn hóa đọc, đưa sách báo đến tận tay người sử dụng, giúp cộng đồng nhận thấy được tầm quan trọng của sách báo đối với tài liệu dạng nghe nhìn.

Bên cạnh việc giúp cộng đồng có một thói quen đọc sách báo thường xuyên, thư viện tư nhân còn thực hiện một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là việc truyền tải tri thức tới cộng đồng.

Đối với nền kinh tế, điều có thể nhận thấy hầu hết mỗi cơ quan, tổ chức, đều đã, đang và chuẩn bị thành lập một thư viện làm nhiệm vụ lưu giữ tài liệu, mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế từ cơ sở, tài liệu có liên quan về kinh tế được phục vụ tận tay người sử dụng. Hầu hết các tài liệu ở mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở là tài liệu thuộc về nhiều môn ngành tri thức, là tài liệu tổng hợp. Chính vì thế mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, đồng thời góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Đối với vùng sâu, vùng xa việc thành lập mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở có vai trò và vị trí quan trọng, giúp thay đổi bộ mặt đời sống của người dân và có thể giúp khắc phục xóa nạn mù chữ.

Đối với hệ thống TVCC Hà Nội, sự hình thành và phát triển mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở góp phần củng cố, phát triển mạng lưới thư viện trong cả nước, đưa mạng lưới thư viện Việt Nam ngày một lớn mạnh, luân chuyển sách phục vụ đến tận tay người sử dụng.

Với ý nghĩa thư viện là một thiết chế văn hóa, giáo dục ngoài nhà trường, mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở góp phần đắc lực trong việc nâng cao dân trí - một yêu cầu cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta còn gặp nhiều khó khăn, sự đầu tư cho lĩnh vực thư viện chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu phát triển của Việt Nam nói chung và hệ thống TVCC Hà Nội nói riêng thì sự ra đời của mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở với những chính sách, chủ trương

49

nhạy bén của Nhà nước trong việc đưa ra những nghị định, quy định, thông tư về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có ý nghĩa hết sức to lớn.

Tóm lại, mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở mang một ý nghĩa và vai trò to lớn đối với xã hội, với nền kinh tế, và đối với hệ thống thư viện Việt Nam, góp phần xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới, xây dựng con người Việt Nam mới. Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đặc biệt là truyền hình và mạng Internet đã thiết lập rộng rãi và phổ cập trên toàn cầu nhưng vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn tài liệu giấy truyền thống. Tuy nhiên, khi có nhiều phương tiện tham gia vào cùng mục đích truyền bá tri thức thì sự lựa chọn của cộng đồng càng thêm phong phú và đa dạng, quan trọng hơn là tất cả các phương tiện đó đều có mục đích là nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở ra đời không nằm ngoài mục đích đó.

1.3.3.3 Nguồn nhân lực

Hiện nay trong mạng lưới thư viện cấp Phường, xã và tủ sách cơ sở toàn Tp Hà Nội có 30 các bộ chuyên trách và 1016 cán bộ kiêm nhiệm. Trên tổng số 177 thư viện cấp xã phường; 978 thư viện, tủ sách (TS thôn, TS Pháp luật, TS bưu điện VHX). Hầu hết các cán bộ TV xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã, các thư viện, tủ sách tư nhân và cơ sở đều làm việc dưới dạng tình nguyện hoặc kiêm nhiệm, thời gian làm việc cho thư viện không ổn định và thường xuyên có sự thay đổi. Chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhất là ở TV cơ sở còn quá thấp hoặc không có nên khó có thể đòi hỏi cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao...

Hầu hết các cán bộ làm việc trong mạng lưới thư viện phường xã và TSCS là những người không có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ TT-TV. Họ có thể là cán bộ phụ trách thư viện nhưng được đào tạo từ nhiều ngành khác ra. Hoặc là những cán bộ hưu trí, những người đam mê đọc sách phụ trách công tác này. Họ làm việc vì mục đích đem lại lợi ích cho cộng đồng chung nhiều hơn vì mục đích kinh tế khác.

50

CHƢƠNG 2. THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HỆ THỐNG THƢ VIỆN CÔNG CỘNG HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI

2.1. Những chính sách hiện hành của Việt Nam đối với nguồn nhân lực thƣ viện

Chế độ chính sách đối với người lao động là một nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi thiết thực của người lao động. Nội dung này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, nó được thể hiện rõ rong Luật Viên chức, Luật Lao Động, Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;…. Trong hoạt động TT-TV chính sách đối với NNL là nội dung cực kì quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành TT-TV bởi con người luôn là nhân tố quan trọng nhất cho mọi sự phát triển. Mọi chính sách và chế độ đái ngỗ đối với NNL hoạt động trong lĩnh vực TT-TV được thể hiện thông qua Pháp lệnh thư viện và nhiều văn bản quan trọng khác.

Nội dung về chính sách đối với NNL thư viện bao gồm: chính sách về tiền lương, chính sách về chế độ phụ cấp, chính sách về đào tạo và nâng cao năm lực, chính sách về đảm bảo môi trường làm việc và chính sách khen thưởng. Qua trình trình khảo sát việc thực thi các chính sách ấy tại hệ thống TVCC Hà Nội trong những năm gần đây sẽ phản ánh một phần những chính sách phát triển đối với sự nghiệp TT-TV ở nước ta nói chung và chính sách đối với hệ thống TVCC nói riêng trong gia đoạn hiện nay.

2.1.1. Chính sách về tiền lương

Ngày 18/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động sửa đổi được nhiều người quan tâm với những quy định tiến bộ về tuổi nghỉ hưu, mức lương tối thiểu, chế độ nghỉ thai sản, tiền làm thêm giờ và số giờ

51

làm thêm của người lao động. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Việc làm với nhiều nội dung quan trọng đối với người lao động.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)