Tính đến năm 2014 Thành phố HN có 29/30 thư viện quận, huyện, thị xã (Q. Nam Từ Liêm mới được thành lập nên chưa có thư viện). Nhìn chung năm nay các thư viện quận, huyện, thị xã khó khăn về kinh phí, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phục vụ bạn đọc. Các hoạt động khác cố gắng duy trì ở mức độ ổn định so với năm ngoái.Điểm nội bật năm nay là cuộc thi TTGTS hè đạt chất lượng và hiệu quả tuyên truyền cao. Bên cạnh những hoạt động phát triển thư viện thì chế độ chính sách đối với những người công tác trong hoạt động thư viện cũng được quan tâm nhiều hơn nhờ những đóng góp đã đạt được cho cộng đồng.
Theo số liệu thống kê có 6/29 TV có từ 3-5 cán bộ; 9/29 TV có 2 cán bộ; số còn lại có 1 cán bộ (TV H. Ứng Hòa 6 tháng cuối năm không có cán bộ TV)
75
Thư viện: Q. Hoàn Kiếm, Thị xã Sơn Tây vẫn là 2 đơn vị đi đầu trong hoạt động thư viện, trong đó công tác cán bộ rất ổn định, có chuyên môn, năng động. Đặc biệt các đ/c Phó GĐ đều là cán bộ thư viện lâu năm, có trình độ, năng lực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thư viện.
Những thư viện có từ 2 cán bộ chuyên trách trở lên, có chuyên môn, tổ chức hoạt động thư viện đạt hiệu quả (Thư viện: Q. Cầu Giấy, H. Gia Lâm, H. Phúc Thọ, …)
Nhiều đơn vị chỉ có một cán bộ phải kiêm nhiệm (Thư viện: H. Thường Tín, Q. Tây Hồ, H. Thanh Oai, H. Thanh Trì) hoặc chuyển đổi liên tục (Thư viện: Q. Bắc Từ Liêm, Q. Hai Bà Trưng, H. Mê Linh, H. Quốc Oai, H. Ứng Hòa) rất ảnh hưởng đến công tác thư viện.
Một số cán bộ thư viện còn thụ động, chưa được đào tạo nghề nên chưa tổ chức tốt việc thu hút bạn đọc đến thư viện.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thư viện sẽ thấy công tác cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của thư viện.
Chính sách tiền lương
Ở các thư viện Quận/ Huyện/ Thị xã, với các cơ quan chủ quản là Nhà Văn hóa, Trung tâm văn hóa các chế độ đối với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thư viện cũng được quan tâm nhiều hơn.
Các cán bộ đã biên chế phụ trách hoạt động thư viện tại các NVH, TTVH được hưởng lương theo quy định chung của nhà nước, theo bằng cấp và chức vụ được phân công đảm nhiệm. Ngoài mức lương cơ bản trên, các cán bộ kiêm nhiệm ở một số thư viện cũng có thêm khoản lương mềm từ các hoạt động khác do chính cơ quan chủ quản mình tổ chức. Theo thống kê, có đến 14/30 thư viện cấp Huyện có các cán bộ phải đảm nhận, kiêm nhiệm các công việc khác nhau của cơ quan chủ quản. Song không phải 100% trong số họ có thêm lương. Theo thông tin từ chị Nguyễn Thị Quang - cán bộ phụ trách công tác thư viện tại Huyện Quốc Oai: “tuy phụ trách chính về thư viện,
76
nhưng chị vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác của Nhà văn hóa mà ko có thêm bất kì sự hỗ trợ nào hay “lương mềm” nào từ cơ quan chủ quản. Song tại một số cơ quan như NVH quận Hai Bà Trưng ngoài mưc lương cứng bán bộ và người lao động được nhận giống như áp dụng đối với cán bộ ở Thư viện Hà Nội, cán bộ ở đây được có thêm lương mềm từ các hoạt động khác. Lương mềm này được tính dựa trên nguồn thu của NVH, nguồn thu càng nhiều thì “lương mềm” của cán bộ tặng lên. Các nguồn thu chủ yếu của các cán bộ ở đây chủ yếu là tự các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao như tổ chức các lớp học võ, lớp học vẽ.
Chế độ học tập và nâng cao trình độ
Trong tổng số 51 cán bộ thư viện cấp Huyện thuộc TP.Hà Nội, có 42 cán bộ có trình độ Đại học và 9 cán bộ có trình độ Trung cấp và 26 cán bộ được đào tạo chuyên ngành về TT-TV, còn lại là các chuyên ngành khác như CNTT, Việt Nam học, quản lý văn hóa, phát hành sách, hành chính, luật…
Thực hiện những quy định của Pháp lệnh Thư viện các NVH, TTVH luôn tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên trách được học tập và nâng cao trình độ của mình. Hàng năm luôn cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, các đợt tập huấn về công tác chuyên môn do Thư viện Hà Nội tổ chức đều đặn hàng năm. Với vai trò là thư viện thành phố - thư viện trung tâm Thư viện Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện Quận huyện và thư viện cơ sở từ 1 đến 2 khóa/năm . Trong mỗi khoa tập huấn như thế, các thư viện Huyện luôn cử cán bộ đi học - người đi học là các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác thư viện và nhiều huyện còn cử cả các cán bộ lãnh đạo của NVH, TTVH tham gia tập huấn. Tuy rằng các khóa tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ là chưa nhiều, song điều này đã có những đóng góp thiết thực cho đội ngũ NNL trong hệ thống thư viện cấp Huyện.
Một số thư viện có cán bộ phụ trách không được đào tạo đúng chuyên môn đã cử cán bộ phụ trách trực tiếp đi “thực tập” tại Thư viện Hà Nội. Như
77
chị Nguyễn Thị Lan - cán bộ phụ trách thư viện Quận Ba Đình, do không được đào tạo nghiệp vụ về TT- TV nên khi về công tác tại Thư viện Quận Ba Đình đã được lãnh đạo NVH quận cử đi lên phòng NV&TPCS thư viện Hà Nội để thực tập trong thời gian 3 tháng. Tại đây, các cán bộ của phòng NV&PTCS sẽ hướng dẫn chị tất cả các quy trình, nghiệp vụ cơ bản của hoạt động thư viện từ chu trình đường đi của sách đến các nghiệp vụ về tuyên truyền giới thiệu sách cấp cơ sở…
Ngoài ra, một số thư viện cũng chủ động tổ chức các tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ của mình và các thư viện, tủ sách cấp cơ sở để nâng cao những kiến thức kĩ năng về nghiệp vụ để thực hiện được công tác chuyên môn của mình, như tại Huyện Phúc Thọ năm 2014 UBND và NVH đã phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện Huyện và một số cán bộ thư viện thuộc khối trường học, thư viện cấp xã. Khóa tập huấn đã trang bị cho các cán bộ chưa từng được đạo tào về chuyên môn và nghiệp vụ về TT- TV có những kiến thức cơ bản để có thể tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn của cơ quan. Hay như tại thư viện Quận Hai Bà Trưng, cán bộ phụ trách thư viện cũng đã trực tiếp kiến nghị lên cấp trên để nhờ cán bộ của phòng NV&PTCS về tại thư viện để trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ thư viện tổ chức lại kho, chỉnh lý lại tại liệu. Một số đơn vị như Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thị xã Sơn Tây, Huyện Ba vì cũng tạo điều kiện và khuyến khích cho cán bộ của mình được tham gia các khóa đào tạo về CNTT để nâng cao kỹ năng tin học. Một số đơn vị như huyện Phúc Thọ, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Thanh Xuân, Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm, Mê Linh cũng khuyến khích các cán bộ, người lao động đi học các lớp trung cấp về TT-TV. Tuy nhiên thực tế các cán bộ vẫn chưa đi học được do những nguyên nhân khác nhau. Như trường Đại học Văn hóa Hà Nôi hay trường Đại học KHXH&NV đều chưa có hệ Trung cấp về TT-TV mà chỉ ở có trường Đại học Nội vụ là có hệ Trung cấp chính vì thế việc bố trí được thời gian đi học theo đúng đợt tuyển sinh của nhà trường là rất khó khăn.
78
Bên cạnh đó một số đơn vị còn chưa chú trọng đến việc tạo điều kiện cho cán bộ, người lao động đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình và không xem trọng các công tác về nghiệp vụ thư viện và cho đó là không quan trọng. Nên các cán bộ phụ trách luôn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác của NVH hay TTVH và chú trọng các công việc khác nhiều hơn.Những quan điểm này là do chính những người lãnh đạo quản lý chưa nhân thức đúng vai trò của hoạt động TT-TV. Chính vì thế việc học tập để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác TT-Tv chưa được quan tâm.
Chính sách về tạo điều kiện làm việc
Trong 29 thư viện Quận Huyện trên địa bàn thành phố, hiện nay có Quận Nam Từ Liêm là chưa có thư viện và chưa có trụ sở. NVH quận Nam Từ Liêm có cử cán bộ chuyên trách về mảng TT-TV nhưng do quá trình chia tách chưa lâu chính vì thế quận chưa xây dựng xong trụ sở. Còn lại có các quận huyện khác đều có trụ sở dành cho thư viện riêng biệt hoặc nằng trong cùng trụ sợ của NVH hay TTVH quận huyện. Trong 29 quận huyện còn lại có 2 cơ sở được xây dựng trụ sở khang trang là Thư viện quận Hoàn Kiếm và thư viện quận Ba Đình, thư viện huyện Chương Mỹ đang trong quá trình xây dựng trụ sở mới để tách khỏi TTVH huyện, thư viện quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy có diện tích khá rộng.
Trong các cơ sở, các cán bộ thư viện đều được trang bị có ít nhất 1 máy tính và máy in để. Do kinh phí còn hạn chế mà các trang thiết bị hỗ trợ khác cho các thư viện hầu như chưa có.
Các cơ quan chủ quản tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ của mình vừa phụ trách chính công tác chuyên môn về TT-TV, đồng thời cũng tham gia kiêm nhiệm vào nhiều công việc chung của NVH hay TTVH
79
Chính sách khen thưởng
Những đóng góp của đội ngũ NNL công tác trong hoạt động TT-TV có được ghi nhận hay không một phần được phản ảnh qua những chính sách khen thưởng của cơ quan chủ quản.
Trong năm 2014 đã có 49/51 cán bộ thư viện cấp huyện đạt lao động tiên tiến. Nhiều đơn vị được tặng danh hiệu thi đua cấp cơ sở và cờ thi đua phong trào do thư viện Hà Nội trao tặng như: quận Tây Hồ, quận Hòa Kiếm, huyện Ba Vì, huyện Mỹ Đức…
Đối với thư viện, tủ sách cơ sở vẫn hết sức khó khăn, không có sự đột phá. Chưa có chính sách cụ thể cho đầu tư, kinh phí, con người một cách cụ thể cho hoạt động thư viện.