Hoàn thiện các chính sách đốivới nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 99 - 101)

Để phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam, việc xây dựng được một hệ thống chính sách phù hợp, có hiệu lực, hiệu quả đồng bộ có ý nghĩa quan trọng. Trong hệ thống các chính sách phát triển sự nghiệp thư viện, chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực được xem xét như là một thành tố quan trọng. Nhà nước cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp quy phù hợp để các thư viện có thể hoạt động một cách hợp pháp và hợp lí. Đồng thời phải có nhiều chính sách khuyến khích cho các thư viện phát triển, đảm bảo những quyền lợi khác cho thư viện phát triển. Vì thế nếu xây dựng được chính sách đảm bảo trình độ, quyền lợi và vị thế cho người làm công tác thư viện sẽ góp phần làm cho hoạt động thư viện được thực hiện một cách có chất lượng và hiệu quả, sẽ kích thích người làm công tác thư viện không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ, có lòng say mê tận tụy với nghề và với công tác phục vụ bạn đọc.

Việc hoàn thiện quy định, chính sách thư viện được ban hành dưới dạng luật. Cụ thể là cần quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn yêu cầu nghiên cứu chính sách giai đoạn trước khi lập chương trình xây dựng luật vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về dự báo đánh giá tác động của chinh sách, chỉ đưa vào chương trình xây dựng luật những dự án luật đã được chuẩn bị tốt các nội dung, chính sách liên quan phát triển sự nghiệp TT-TV.

Nội dung chính sách dự kiến đưa vào luật phải được xác định rõ ràng. + Tiền lương của thư viện viên, thư viện viên chính thường thấp hơn các ngành khác một bậc phải thay đổi. Phải có phụ cấp thâm niên công tác như giáo viên.

97

+ Trong hoạt động thư viện lưu động phải có phụ cấp cao hơn

+ Các cán bộ thư viện phường xã và TCCS phải được hưởng trợ cấp bằng mức lương tối thiểu/ tháng.

Trong thực tế hoạch định chính sách thư viện, nhất là ở nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập, việc xác định chính sách theo quan điểm nào, học tập chính sách của nước ngoài như thế nào cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam là một việc khó. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là chúng ta không xác định được. Để khắc phục được khó khăn này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu chính sách trên cả lĩnh vực lý thuyết và thực tế, dự báo đánh giá tác động kinh tế, xã hội của chính sách, so sách các chính sách, lựa chọn chính sách nào tối ưu và phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển thư viện của Việt Nam.

Chính sách thư viện phải được xây dựng ổn định. Để thực hiện được điều này, cần phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân. Có xây dựng chính sách thư viện dựa trên nền tảng này thì chính sách mới ổn định. Tất nhiên, ổn định ở đây không có nghĩa là không thay đổi mà chính sách có thể thay đổi để đáp ứng với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước.Tuy nhiên, chính sách cần phải ổn định và nhất quán thì luật mới ổn định.

Việc xây dựng chính sách thư viện cần phải minh bạch, phù hợp với quyền lợi chung và sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung, không vì quyền lợi cục bộ của một bộ, ngành hoặc một số ít người. Trên cơ sở này, pháp luật thể chế chính sách mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối tượng bị điều chỉnh. Vì vậy, cần thay đổi cách thức xây dựng và phê duyệt chính sách, đó là công khai, tham vấn, trưng cầu ý kiến của những đối tượng bị điều chỉnh...Bên cạnh đó, cần mở rộng các đơn vị tham gia nghiên cứu chính sách phục vụ cho việc xây dựng luật thư viện Việt Nam.

98

Cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng đến sự nghiệp phát triển thư viện và đặc biệt là chính sách đối với NNL thư viện. Các cấp có trách nhiệm xây dựng, đề xuất chính sách thư viện và các cấp có thẩm quyền phê duyệt chính sách, đặc biệt là các bộ, ngành, cần quan tâm hơn nữa đến việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp với sự phát triển của ngành. Trên thực tế, các bộ, ngành ít quan tâm đến xây dựng chính sách, kinh phí dành cho xây dựng chính sách quá nhỏ so với kinh phí dành cho các dự án khác, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chính sách được phê duyệt nhưng không khả thi được, hoặc các chính sách chuẩn bị cho các dự án luật không có sức thuyết phục, không đưa được vào luật. Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng và phê duyệt chính sách thư viện cần có sự hợp tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu chính sách nhằm bảo đảm chính sách mang tính liên thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các thư viện, cơ quan chủ quản và các cấp khi áp dụng các văn bản QPPL đề ra.

3.1.2. Cần có những quy định và một số điều chỉnh cụ thể phù hợp hơn về chế độ đặc thù đối với nguồn nhân lực thư viện

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)