Chính sách về tiền lương

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 53 - 55)

Ngày 18/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động sửa đổi được nhiều người quan tâm với những quy định tiến bộ về tuổi nghỉ hưu, mức lương tối thiểu, chế độ nghỉ thai sản, tiền làm thêm giờ và số giờ

51

làm thêm của người lao động. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Việc làm với nhiều nội dung quan trọng đối với người lao động.

Ngày 14-11-2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định từ ngày 1/1/2014 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2013, thay thế Nghị định 103/2012/NĐ-CP. Các văn bản mới quan trọng khác cũng đươc ban hành như: Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05-09-2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22-08-2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nhiều các văn bản khác hương dẫn thi hành Bộ luật lao động mới; Thông tư 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16-12-2013 Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;...

Nằm trong lộ trình cải cách chế độ tiền lương và chế độ công vụ của Chính phủ, ngày 19/02/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo quy định tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP thì tên gọi “ngạch viên chức” sẽ được thay thế bằng “chức danh nghề nghiệp viên chức”.Quy định này nhằm phù hợp với những quy định mới của Luật Viên chức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012.Theo Luật Viên chức thì chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Khi viên chức được xác định là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

52

thì việc thay đổi cách gọi từ “ngạch viên chức” sang “chức danh nghiệp viên chức” là phù hợp, giúp xác định rõ vai trò nghề nghiệp của viên chức trong xã hội. Đối với chế độ tiền lương, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP đã nâng tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn hằng năm tại cơ quan, đơn vị từ 5% lên 10%. Việc mở rộng tỷ lệ này giúp tăng số lượng người được nâng lương trước thời hạn, góp phần động viên, khích lệ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ.

NNL thư viện trong hệ thống TVCC Hà Nội cũng áp dụng những nội dung, theo những quay định tại Luật Lao động và Luật Viên chức của nhà nước. Mức lương mà họ được hưởng cũng tuân thủ những quy định tại các Bộ luật này.

Đồng thời, tại khoản b, điều 15 Pháp lệnh thư viện về quyền của người làm công tác thư viện cũng nêu: người làm công tác thư viện “Được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp và các chế độ chính sách khác của nhà nước”.

Như vậy, NNL trong hệ thống TVCC ở Hà Nội sẽ được hưởng chính sách lương theo những quy định trên và tương đương như những các bộ công chức, viên chức, NLĐ hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 53 - 55)