Đốivới cán bộ thư viện

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 35)

1.2.2.1 Chính sách là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi cho nguồn nhân lực thư viện

Các chính sách về NNL thư viện là hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ thư viện. Đây là cơ sở để những người làm công tác thư viện được hưởng các chế độ về tiền lương, những ưu đãi và phụ cấp về ngành nghề của mình. Đó cũng chính là sự ghi nhận của xã hội về trò và những đóng góp của đội ngũ NNL thư viện trong quá trình phát triển đất nước. Giúp họ có cơ hội để khẳng định vai trò là “chiếc cầu nối”, đưa tri thức đến với con người trong thời đại mới.

1.2.2.2 Chính sách là cơ sở để nguồn nhân lực thư viện thực hiện tốt nghĩa vụ của mình

Bên cạnh những quyền lợi được hưởng thông qua các chế độ của nhà nước thì thông qua các chính sách, NNL thư viện cũng phải có trách nhiệm

33

thực hiện những nhiệm vụ của mình. Theo quá trình phát triển chung của xã hội, nhiệm vụ của đội ngũ NNL thư viện ngày càng có nhiều khó khăn vất vả với những yêu cầu mới phù hợp với tiến trình phát triển chung của đất nước.

Các chính sách về NNL thư viện góp phần thể hiện vai trò của người cán bộ thư viện nói riêng và vai trò của sự nghiệp phát triển thư viện nói chung. Qua đó, động viện khuyến khích tinh thần làm việc của đội ngũ NNL đồng thời giúp họ có thê phát huy năng lực của mình để có thể cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp thư viện.

1.3. Khái quát về hệ thống Thƣ viện công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Hệ thống TVCC trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: + Thư viện Hà Nội

+ Thư viện cấp quận, huyện

+ Thư viện cấp xã, phường và tủ sách cơ sở

1.3.1. Thư viện Hà Nội

1.3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Thư viện Hà Nội

Thư viện Hà Nội ra đời ngày 15/10/1956 tại nhà Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, với tên gọi ban đầu là Phòng đọc sách nhân dân. Từ xuất phát điểm đó, ba năm sau, vào tháng 1 năm 1959 Thư viện nhân dân Hà Nội chính thức được chuyển về trụ sở 47 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội . Hiện nay Thư viện mang tên là “Thư viện thành phố Hà Nội”.

Tháng 8/2008, Thư viện Hà Nội khánh thành trụ sở xây mới với kiến trúc bề thế, ấn tượng của hai khối nhà cao 9 tầng có tổng diện tích sàn 6178 m2 mô phỏng hình ảnh trang sách mở như ôm lấy dòng chảy vô tận của tri thức nhân loại. Đây cũng là một trong những công trình văn hóa chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

34

Đến tháng 2/2009, sau khi hợp nhất với Thư viện tỉnh Hà Tây, Thư viện Hà Nội có thêm một trụ sở tại số 2B đường Quang Trung, quận Hà Đông với tòa nhà 3 tầng thiết kế theo hình dải lụa có tổng diện tích sàn 2029 m2.

Hiện nay, với 7 phòng chức năng: Hành chính - Tổng hợp, Bổ sung và Xử lý kỹ thuật, Phục vụ bạn đọc, Địa chí và Thông tin tra cứu, Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở, Tin học, Phục vụ Thiếu nhi, Thư viện Hà Nội cung cấp cho độc giả hơn 48 vạn tài liệu; trong đó có 402 đầu báo, tạp chí và khoảng 2 vạn tài liệu địa chí Hà Nội với nhiều loại hình (bản đồ, văn bia, thần tích, thần sắc, hương ước…), cùng 5 CSDL thư mục và CSDL dữ kiện với hàng trăm nghìn biểu ghi.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc Thủ đô, Thư viện đã không ngừng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng phục vụ: đơn giản thủ tục làm thẻ; mở rộng hệ thống các phòng phục vụ: phòng thiếu nhi, phòng đọc báo tạp chí, phòng mượn, phòng đọc tự chọn, phòng đọc theo yêu cầu, phòng đọc sách ngoại văn, phòng đọc dành cho người khiếm thị, phòng đọc tài liệu về Hà Nội, phòng đọc đa phương tiện… Thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc từ 8h - 20h hàng ngày (không nghỉ trưa).

Bên cạnh nâng cao chất lượng phục vụ, Thư viện Hà Nội còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền triển lãm, nói chuyện giới thiệu sách cùng nhiều các hoạt động khác nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện, đồng thời giúp bạn đọc lựa chọn những cuốn sách bổ ích và phù hợp.

Với định hướng phát triển thư viện trở thành thư viện hiện đại, bằng kinh phí nhà nước và nguồn xã hội hóa, Thư viện Hà Nội đã đầu tư trang bị phần mềm quản lý thư viện LIBOL 6.0; phần mềm sản xuất sách nói cho người khiếm thị Daisy; cùng hệ thống máy tính, máy scan, máy in laze, máy photo… Toàn bộ phòng đọc được trang bị máy điều hòa, kho sách có máy hút bụi, chống ẩm.Đặc biệt, Thư viện Hà Nội còn đầu tư xây dựng một Studio chuyên dụng sản xuất sách nói cho người khiếm thị.

35

Góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng “xã hội học tập suốt đời”, đưa văn hóa về cơ sở của Đảng, Nhà nước và Thành phố, Thư viện Hà Nội còn thực hiện chức năng hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở cho 29 thư viện quận - huyện; 177 thư viện cấp xã - phường; 978 thư viện, tủ sách tại các cụm dân của thôn, làng.

Là thành viên của Liên hiệp Thư viện Đồng bằng sông Hồng, Thư viện Hà Nội luôn phát huy tinh thần hợp tác, chia sẻ trao đổi thông tin, kinh nghiệm để cùng nhau phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống thư viện công cộng.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, sự phát triển của Thư viện Hà Nội luôn gắn liền với sự phát triển của văn hóa, chính trị, kinh tế Thủ đô. Thư viện đã trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc và để lại dấu ấn tốt đẹp trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội.

Ghi nhận kết quả hoạt động đối với sự phát triển chung của Thủ đô, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như UBND Tp. Hà Nội đã trao cờ, bằng khen cho Thư viện Hà Nội trong nhiều năm liền. Năm 2006, Thư viện Hà Nội vinh dự được nhận Huân chương Độc lập Hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng. Cùng với sự yêu mến, tin tưởng của độc giả, những phần thưởng này có ý nghĩa khích lệ hết sức to lớn, giúp tập thể cán bộ, nhân viên Thư viện Hà Nội luôn có động lực vượt qua mọi khó khăn để đưa Thư viện phát triển ngày càng vững mạnh, xứng tầm là Thư viện trung tâm của mảnh đất Rồng thiêng ngàn năm văn hiến.

36

37

1.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Hà Nội

Căn cứ Quyết định số 367/QĐ-VHTT&DL ngày 11/05/2009 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thư viện Hà Nội.

Chức năng:

Thư viện Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và nói về Hà Nội, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhiệm vụ:

1. Xây dựng và trình Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch thành phố Hà Nội quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều khiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người đọc cao tuổi, tàn tật bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của Pháp lệnh Thư viện.

3. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên- kinh tế- văn hoá của Hà Nội và đối tượng phục vụ của thư viện như:

- Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và viết về Hà Nội.

- Bổ sung, trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

38

- Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu tại Hà Nội; các bản sao khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường đại học tại Hà Nội, các công trình nghiên cứu khoa học của Hà Nội và nghiên cứu về Hà Nội.

- Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị, tài liệu bằng tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính. - Lưu trữ các tài liệu có nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Pháp

lệnh Thư viện và phục vụ người đọc theo quy định của Pháp luật. - Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị

sử dụng theo quy định.

4. Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội Thủ đô; xây dựng phong trào đọc sách, báo sâu rộng trong nhân dân.

5. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin- thư mục, thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện. 6. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện ; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin- thư viện của hệ thống thư viện công cộng.

7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện quận huyện và cơ sở trên địa bàn thành phố bằng các phương thức: biên soạn tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội.

39

8. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực Thư viện: tham gia các tổ chức quốc tế về thư viện; xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ tài liệu, trang thiết bị và dự án bồi dưỡng cán bộ thư viện do các thư viện , tổ chức nước ngoài tài trợ hoặc tổ chức; tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động; triển lãm tài liệu theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.

10. Quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu; thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vị quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội.

11. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội giao.

1.3.1.3 Nguồn nhân lực tại Thư viện Hà Nội

Hiện nay, thư viện Hà Nội có 45 cán bộ viên chức và 36 cán bộ hợp đồng. Trong đó có hơn 2/3 là cán bộ nữ; 7 cán bộ có trình độ thạc sĩ, Dựa vào kết quả khảo sát được minh họa bằng biểu đồ đội ngũ cán bộ của Thư viện có trình độ học vấn đại học chiếm tỷ lệ đông đảo nhất (88.8,%), tiếp theo là trình độ sau đại học (8.6%) Cao đẳng là 3.7%. Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ không nhỏ chứng tỏ sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo Thư viện và mong muốn nâng cao trình độ của bản thân cán bộ Thư viện góp phần vào sự nghiệp phát triển hoạt động thông tin - thư viện. Việc học lên bậc sau đại học để trở thành các thạc sĩ/tiến sĩ là điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện có thể tiếp thu thêm các phương pháp và nội dung chuyên môn sâu để áp dụng vào thực tiễn công tác. Tuy nhiên, qua khảo sát, chủ yếu trình độ học vấn cao nhất của các cán bộ tại Thư viện là thạc sĩ mà chưa có ai là trình độ tiến sĩ.

40

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ của Thư viện đã có nhiều cố gắng, với lòng nhiệt huyết tình yêu nghề, cần cù, có trách nhiệm với công việc. Đội ngũ cán bộ thư viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng được tối đa nhu cầu tin của NDT, góp phần quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc của người dân Thủ đô.

1.3.2. Mạng lưới thư viện cấp Quận, Huyện, Thị xã

1.3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Mạng lưới thư viện cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Tp Hà Nội (sau đây gọi chung là thư viện cấp huyện) là đơn vị sự nghiệp văn hóa - thông tin, do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập thuộc Tp Hà Nội; có chức năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Tùy theo quy mô tổ chức, hoạt động và điều kiện cụ thể của từng địa phương, thư viện cấp huyện có thể trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trung tâm Văn hóa - Thông tin, các Nhà văn hóa trên địa bàn Tp hà Nội (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản).

Thư viện trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Đối tượng phục vụ của thư viện cấp huyện là các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ khoa học, kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sản xuất, người làm công tác giảng dạy, học tập ở địa phương.

Tính đến Năm 2014 trên toàn Tp. Hà Nội có 29/30 thư viện cấp Quận/ Huyện/ Thị xã, trong đó có Thư viện quận Nam Từ Liêm chưa chính thức được thành lập do đầu năm 2014 Huyện Từ Liêm cũ mới chia tách Thành 2 Quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. (Tuy nhiên vẫn có cán bộ phụ trách)

41

Hệ thống các thư viện cấp Quận/ Huyện/ Thị xã có số vốn tài liệu khá phong phú với nhiều thể loại khác nhau theo đúng quy định của pháp luật, trong đó sách về chính trị, pháp luật và văn học, kỹ thuật là chủ yếu. Tính đến hết năm 2013, mạng lưới thư viện cấp Quận/ Huyện trên địa bàn T.p đã có 393.177 bản sách, trong đó có 39.378 bản sách mới được bổ sung trong năm 2013. Về bổ sung vốn tài liệu tại các thư viện cấp Huyện chưa đồng đều, có 11/29 thư viện cấp Huyện có số lượng bổ sung từ 1000 bản trở lên, có 15/29 thư viện bổ sung từ 500 đến 1000 bản, 2/29 thư viện bổ sung dưới 500 bản sách và có 1 thư viện không được bổ sung cuốn sách nào (Quận Đống Đa). Có 2/30 thư viện cấp Quận/ Huyện đã xây dựng được kho sách luân chuyển và thực hiện được viện luôn chuyển sách về cơ sở là thư viện Quận Hoàn Kiếm và thư viện Quận Hà Đông. [5]

1.3.2.2 Nhiệm vụ của mạng lưới thư viện cấp huyện

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của thư viện và tổ

Một phần của tài liệu Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)