Chính sách về NNL thư viện bao gồm:
Chính sách về tiền lương
Chính sách về chế độ phụ cấp độc hại
Chính sách về nâng cao trình độ, đào tạo, tham gia các tổ chức nghề nghiệp
Chính sách về đảm bảo điều kiện làm việc
Chính sách khen thưởng
Chính sách về tiền lương
Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động. Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Hiện nay theo Điều 55 - Bộ Luật Lao Động Việt Nam quy định tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Chính sách về tiền lương là yếu tố cơ bản để quyêt định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động. Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của cơ quan. Có thể nói chính
26
sách tiên lương phù hợp là yếu tố để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động.
Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện. Nên từ khi ra đời thì vai trò của đội ngũ NNL, những người làm công tác TT-TV vẫn không hề thay đổi.
Thư viện là cơ quan hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. NNL thư viện sự dụng ngân sách nhà nước được hưởng những chế độ đãi ngộ và thực hiện trách nhiêm như đối với những viên chức. NNL thư viện được hưởng lương theo nghạch chính là thư viện viên và thư mục viên theo Quyết định số 428/TCCP -VC ngày 2/6/1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành về Tiêu chuẩn nghiệp vụ nghạch công chức nghành Văn hóa - Thông tin trong đó có Thư viện. Theo đó NNL thư viện có thể được tính các bậc lương theo quy định này và phân chia theo từng nghạch viện chức như sau: Thư viện viên cao cấp, thư viện viên chính, thư viện viên. Còn trong Thư mục viên thì có Thư mục viên cao cấp, Thư mục viên chính, thư mục viên.
Trong nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ “Về chế độ lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang” quy định nghạch lương của viên chức thư viện nằm trong nhóm 1 (đối với thư viện viên và thư mục viên nhóm 2; đối với thư viện viên chính và thư mục viên chính trở lên) của nghạch là từ A1 - A3, gồm 8 bậc. Như vậy, cán bộ thư viện được hưởng lương tương đương viên chức các ngành khác.
Chính sách về chế độ phụ cấp độc hại
Phụ cấp độc hại là chính sách hỗ trợ, phụ cấp thêm cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm. Nguồn nhân lực thư viện, đặc biệt là những cán bộ thư viện những người trực tiếp làm việc với sách báo truyền thống, tổ chức kho tàng thư viện luôn phải tiếp xúc một lượng độc hại nhất định từ tài liệu.
27
Chính sách về chế độ phụ cấp độc hại là những chính sách hỗ trợ đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động làm việc trong môi trường độc hại ngoài lương. Những cán bộ công tác trong lĩnh vực thư viện được hưởng chế độ phụ cấp theo các văn bản sau:
- Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Thông tư 25/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin. Theo Thông tư số 25/2006/TT- BVHTT, người làm công tác kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật, tài liệu sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của Bảo tàng, thư viện và viện lưa trữ tu sửa phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng được hưởng chế độ phụ cấp độc hại ở mức 2, hệ số 0,2 lương tối thiểu hàng tháng.
Theo công văn số 2915/2006/HD-BVHTT, cán bộ thư viện đảm nhận những cộng việc kể trên còn được hưởng mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất là 4000 đồng cho một ngày làm việc.
Quy định về hệ số phụ cấp lãnh đạo trong các TVCC theo Thông tư số 67/TT-BVHTT của Bộ VH - TT ngày 10/8/2006. được căn cứ theo hạng thư viện như sau:
TT Chức danh Hệ số phụ cấp chức vụ Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 1 Giám đốc 1.00 0.8 0.65 0.30 2 Phó giám đốc 0.80 0.6 0.45 0.20 3 Trưởng phòng 0.60 0.4 0.3 4 Phó phòng 0.40 0.3 0.2
Bảng 1: Hệ số phụ cấp chức vụ theo Thông tư số 67/TT-BVHTT ngày 10/8/2006
28
Chính sách về nâng cao trình độ, đào tạo, tham gia các tổ chức nghề nghiệp
Trong các chính sách về phát triển sự nghiệp thư viện ở nước ta, công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho NNL thư viện là một trong những công tác được Đảng, Nhà nước, Các sở văn hóa và hệ thống các TVCC rất quan tâm. Chính sách đào tạo và phát triển NNL thư viện có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đội ngũ người làm công tác thư viện với tư cách là các chủ thể của các thư viện. Trình độ của các bộ thư viện nâng cao, hiệu quả làm việc cũng nên lên và hiệu quả hạt động của các thư viện cũng sẽ được cải thiện. Trong Pháp lệnh thư viện một số nội dung về chính sách đào tạo, nâng cao trình độ cho NNL trong hệ thống thư viện.
Không chỉ được tạo điều kiện để nâng cao trình độ văn hóa, NNL thư viện còn có chính sách thi nâng ngạch để để nâng cao nghiệp vụ của mình. Theo Quyết định số 428/QĐ của Bộ trưởng - Trưởng ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành VH-TT ngày 02/06/1993. Trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin có cả danh mục dành cho Thư viện viên và Thư mục viên bao gồm: Thư viện viên - thư viện viên chính - thư viện viên cao cấp; Thư mục viên - thư mục viên chính - thư mục viên cao cấp. Theo quy định này, các công chức, viên chức có chuyên môn về thư viện làm việc từ thư viện cấp huyện trở lên sẽ được thi nâng nghạch là thư viện viên; các các bộ thư viện cấp tỉnh trở lên, đủ tiêu chuẩn sẽ được thi thư viện viên chính, và các công chức chuyên môn cao nhất ngành thư viện tại các thư viện trung tâm, khu vực, các ngành hoặc các thư viện có tầm cỡ quốc gia. Giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức chỉ đạo chu trình, các quá trình công tác th viện có mức độ phức tạp tổng hợp cao.
29
Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc
Đảm bảo điều kiện làm việc đối với NNL thư viện chính là đảm bảo môi trường làm việc và những điều kiện vật chất tinh thần cho đội ngũ NNL thư viện hoạt động trong hệ thống TVCC. Từ trước thời kỳ đổi mới, công tác TT- TV đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều văn bản về phát triển sự nghiệp thư viện đã được ban hành trong đó rất chú trọng đến công tác phát triển và tạo môi trường thuận lợi để sự nghiệp TT-TV phát triển mãnh mẽ trong xã hội. Một trong những chính sách nhằm tạo điều kiện làm việc cho NNL thư viện đó chính là mở rộng mạng lưới thư viện tạo thêm nhiều môi trường làm việc cho các cán bộ thư viện. Trong Chỉ thị 08CT/VH ngày 29/05/1985 của Bộ Văn hóa “Về vấn đề chấn chỉnh phương châm, nhiệm vụ và tính chất của mạng lưới thư viện” đặc biệt chú trọng việc xây dựng hệ thống TVCC ở các tỉnh, thành và đẩy mạnh phong trào đọc sách ở cơ sở.
Chính sách khen thưởng đối với NNL thư viện
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong quá trình công tác tại cơ quan đơn vị.
Những năm qua, việc bình xét thi đua khen thưởng vào cuối năm như thường lệ ở các cơ quan, đơn vị không phải là cái gì mới nhưng nó cũng chưa bao giờ là đề tài cũ, bởi công tác xét thi đua khen thưởng ở nhiều nơi, nhiều ngành còn nhiều bất cập.
- Ngoài ra, người lao động còn được hưởng lương theo năng suất và thưởng hoàn thành công việc; thưởng đối với các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong quý, trong năm; thưởng sáng kiến cải tiến; thưởng trong các dịp lễ tết và kỷ niệm ngày thành lập Cơ quan . . .
- Cơ quan tổ chức các chuyến tham quan nghỉ mát , dưỡng sức cho những công nhân viên có thâm niên từ 01 năm trở lên tính đến ngày tổ chức nhằm mục đích:
30
+ Chăm lo đến đời sống tinh thần của Công nhân viên, tái tạo sức lao động và nâng cao năng suất lao động;
+ Tạo động lực thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, là sân chơi để mọi người gần nhau hơn, tạo ra hiệu quả làm việc tốt hơn.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Căn cứ theo Luật Thi đua khen thưởng, hàng năm trong các cơ quan thuộc hệ thống TVCC Hà Nội xét thi đua khen thưởng theo điều 3, điều 4, điều 5 của luật này. Theo đó sẽ có 3 danh hiệu được bình xét hàng năm đối với NNL trong hệ thống TVCC Hà Nội là: Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”,“Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”,“Chiến sĩ tiên tiến” trong đó danh hiệu “Lao động tiên tiến” là danh hiệu mà có nhiều cán bộ, người lao động trong hệ thống TVCC Hà Nội dạt được nhiều hơn cả.
1.2. Vai trò của chính sách về nguồn nhân lực thƣ viện
1.2.1. Đối với các cơ quan thư viện
Chính sách là sự ghi nhận về mặt pháp lý, giúp thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước với xã hội, với công dân; thể hiện ý chí, nêu lên định hướng phát triển và làm cho đường lối đó có hiệu lực thi hành, bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội.
Các chính sách về nguồn nhân lực là bộ phận quan trong trong các chính sách về thư viện là cơ sở thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của từng lĩnh vực cụ thể mà nó nêu ra. Đảm bảo cho hệ thống phát triển nhịp nhàng, ăn khớp. Đồng thời là phương tiện để nhà nước quản lí các lĩnh vực, vấn đề mà các văn bản này đề cập. Góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thư viện ở Việt Nam.
31
Chính sách tốt giúp cho thư viện ổn định và phát triển nguồn nhân lực; lựa chọn được những người có trình độ cao vào làm việc tại các thư viện, giúp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện.
Chính sách tốt giúp ổn định cơ cấu, tổ chức của cơ quan; góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, người lao động. Động viên cán bộ công nhân viên làm việc hay say, cố gắng học tập, trau dồi kiễn thức, kĩ năng chuyên môn.
Các chính sách về NNL thư viện góp phần khuyến khích cho sự nghiệp thư viện phát triển phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì khác nhau.
Mặt khác các chính sách về NNL cũng hạn chế sự phát triển không phù hợp, giúp xóa bỏ đi những nghi ngại về hoạt động thư viện nói chung và những nhận thức chưa đúng đắn về vai trò của người cán bộ thư viện trong xã hội.
Chính sách về NNL thư viện góp phần tạo nên chính sách về thư viện, phát huy vai trò dân chủ; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước và của địa phương. Góp phần nâng cao chất lượng NNL trong từng cơ quan thư viện, nâng cao chất lương hoạt động của thư viện và hướng đến mục tiêu phát triển con người toàn diện thông qua việc nâng cao dân trí và mức hưởng thủ văn hóa của con người.
Sự phát triển của thư viện nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung trong xã hội luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vẫn đề của lĩnh vực này có liên quan và có thể được giải quyết theo những quy định trong các VBPQ thuộc lĩnh vực khác hoặc ngược lại.
Các VBPQ hay chính sách về NNL thư viện có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự nghiệp thư viện, tạo những điều kiện thuận lợi hay rằng buộc trong quá trình hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin.
32
Các VBPQ liên quan về thư viện thể hiện mối quan hệ của thư viện với các nghành nghề, lĩnh vực khác trong xã hội. Thông qua các văn bản này chúng ta có thể biết được sự ảnh hưởng, tác động của thư viện hay vai trò của nó như thế nào trong xã hội. Có nhiều VBPQ liên quan chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của thư viện đối với các nghành khác càng lớn
Các VBPQ liên quan về thư viện điều chỉnh mối quan hệ, giúp thư viện xây dựng được vị trí riêng và nâng cao vị thế trong xã hội. Điều tiết vĩ mô hệ thống thư viện trong cả nước, điều chỉnh các mối quan hệ của thư viện với các lĩnh vực khác. Những điều khoản cụ thể trong các văn bản này điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện. Đặc biệt là liên quan tới việc quản lý nhà nước với di sản thư tịch của dân tộc, tới quyền quyền hưởng thụ tinh hoa văn hóa, thành tự khoa học công nghệ của nhân loại, quyền tiếp cận tự do và không hạn chế tới tri thức và thông tin của người dân.
1.2.2. Đối với cán bộ thư viện
1.2.2.1 Chính sách là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi cho nguồn nhân lực thư viện
Các chính sách về NNL thư viện là hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ thư viện. Đây là cơ sở để những người làm công tác thư viện được hưởng các chế độ về tiền lương, những ưu đãi và phụ cấp về ngành nghề của mình. Đó cũng chính là sự ghi nhận của xã hội về trò và những đóng góp của đội ngũ NNL thư viện trong quá trình phát triển đất nước. Giúp họ có cơ hội để khẳng định vai trò là “chiếc cầu nối”, đưa tri thức đến với con người trong thời đại mới.
1.2.2.2 Chính sách là cơ sở để nguồn nhân lực thư viện thực hiện tốt nghĩa vụ của mình
Bên cạnh những quyền lợi được hưởng thông qua các chế độ của nhà nước thì thông qua các chính sách, NNL thư viện cũng phải có trách nhiệm
33
thực hiện những nhiệm vụ của mình. Theo quá trình phát triển chung của xã hội, nhiệm vụ của đội ngũ NNL thư viện ngày càng có nhiều khó khăn vất vả với những yêu cầu mới phù hợp với tiến trình phát triển chung của đất nước.