Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Trần Đức Tiến ở tập Lỏng và tuột

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Trần Đức Tiến nhìn từ thể loại (Qua khảo sát tập Lỏng và Tuột) (Trang 52 - 74)

Tiến ở tập Lỏng và tuột

2.2.2.1. Nhân vật trong tập truyện Lỏng và tuột

Trong phần lớn tác phẩm văn xuôi là truyện ngắn và tiểu thuyết nhà văn thường xây dựng hai tuyến nhân vật tốt, xấu, tốt đến cả đời và xấu đến tận cùng, hoặc bất ngờ có sự hoán đổi đến mức tạo thành một xu hướng trong người đọc: căm ghét cái xấu, muốn bài trừ, lên án cái xấu, bảo vệ, nhân rộng cái tốt. Có không ít nhân vật điển hình như thế được nhắc đến và “tồn tại” trong cuộc sống. Khi khép lại các trang sách người đọc thường tỏ ra nghi ngờ tự đặt câu hỏi, có thật, có hay không những con người tốt hay ác đến mức thế? Có khi còn cất công đi tìm “nguyên mẫu” để chứng minh cho sự nghi ngờ của bản thân. Thế nhưng thế giới nhân vật của Trần Đức Tiến thì khác, không có sự hoàn hảo, càng không có những nhân vật “điển hình” trong những “hoàn cảnh điển hình”. Con người luôn luôn tiệm cận với cái tốt - xấu. Ai cũng có trong mình những góc khuất tâm hồn mà không phải lúc nào cũng được phơi bày.… để rồi khi đọc xong là những thảng thốt, chột dạ với chính mình: Không biết có phải bản thân mình cũng từng như thế (ở lúc này lúc khác, chỗ này chỗ kia) không?

Trong tập truyện ngắn Lỏng và tuột nhân vật phong phú đa dạng, một nhà văn hạng trung bình khá (Một cuộc phỏng vấn), người đàn bà câm (Mưa núi), những người đà bà đẹp chửa hoang khổ tận đến khi chết (Thiếu

phụ răng đen), cô nhân viên bảo tàng xinh đẹp bỗng nhiên treo cổ tự vẫn (Chuông chùa Bạch Vân) đến những cô gái điếm (Xập xèng, Cõi tục), anh họa sĩ không tên tuổi, nghèo kiết xác nhưng bỗng chốc “vớ” được một phụ nữ đắm đuối (Thời kỳ mèo). Ở họ luôn luôn tồn tại một nỗi cô đơn thường trực - cô đơn với chính mình hoặc tự giải thoát cho bản thân. Vì vậy, họ đã chạy trốn thực tại để tìm đến một thế giới ảo mộng.

Có nhiều kiểu, nhiều dạng nhân vật trong tập truyện Lỏng và tuột. Trước hết cần nói đến kiểu nhân vật cô đơn

Có thể thấy, đất nước đang từng ngày biến đổi sâu sắc không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội. Tư duy, nếp sống của con người cũng dần biến đổi, biến đổi với cả những chuẩn mực giá trị truyền thống lâu đời. Các nhà văn đã sớm phát hiện và đưa ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội liên quan đến tính hai mặt của nền kinh tế thị trường thời kì hội nhập. Bên cạnh việc đem lại sự thay da đổi thịt cho đất nước, đời sống con người, thì thời đại mới đã làm xuất hiện tâm lý, lối sống coi trọng đồng tiền, coi trọng lợi nhuận, ích kỷ và thực dụng. Chính nó có thể phá hoại những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống đẩy con người đến chỗ bị đè bẹp, trộn lẫn với hàng hóa và trở thành hàng hóa. Truyện ngắn Trần Đức Tiến quan tâm sâu sắc đến số phận riêng tư của con người. Đó là con người vô hình, bất hạnh - luôn đối lập và tồn tại trong chính con người với nỗi ám ảnh chạy trốn nỗi cô đơn, lạc lõng. Viết về những con người ấy nhà văn không có thái độ dè dặt, khinh bỉ họ mà cố gắng hiểu sâu hơn đến tận cuội nguồn bản chất của nó.

Nhân vật cô đơn trong tập truyện ngắn Lỏng và tuột là những con người cô đơn với chính mình luôn khát khao tìm kiếm bản ngã của mình. Đó là Y của Lỏng và tuột sống trong một trạng thái giằng xé giữa thực và mộng. Đối với cuộc sống thực tại Y đang tìm kiếm một tiếng nói đồng cảm giữa cuộc sống đầy bon chen “Y bấm nút khởi động. Màn hình sáng lên trong vài giây, rồi từ từ tối lại. Không có tin nhắn. Đêm qua không có ai

nhớ tới y. Không ai muốn nói, muốn chia sẻ với y điều gì trong lúc y ngủ và tắt máy” [64;101]. Và rồi công việc tiếp theo Y mở danh bạ điện thoại cố tìm cho mình một con số, một mối quan hệ thân thiết tưởng chừng như đã bỏ quên từ lâu, phát hiện ra một cái tên đàn bà không nhớ là ai. Y nhấn nút gọi cho người ấy, nhưng chỉ nghe đầu dây đằng kia những tiếng lao xao mơ hồ… Con người cô đơn, không được sẻ chia, và khi người ta có thể được chia sẻ với nhau điều gì đó thì lại là những chuyện vô nghĩa lý: “Hai thằng nằm gác đùi lên nhau cười hô hố, tranh nhau kể ra những tình huống, những câu nói, những việc làm. Tối hôm trước nó thề thốt với mày, thì tối hôm sau nó ngã vào lòng tao…[64;115]. Hay nhân vật Lão của Biến Hình, dường như có một nỗi cô lớn choáng ngợp trong tâm hồn Lão. Bởi Lão viết rất nhiều thơ, không một tòa soạn báo nào chịu in thơ của lão. Nhưng Lão tin rồi sẽ có một ngày mọi người sẽ ghi nhận sự đóng góp “không bền bỉ” của người cộng tác viên thầm lặng. Với lão chỉ có duy nhất một con tắc kè làm bạn và nó là “con tắc kè may mắn”. Lão và vợ là hai thế giới đối lập nhau, ít khi trò chuyện, vợ lão luôn “lầm lì”, “khinh khỉnh” còn lão thì lại ảo mộng về văn chương, vợ lão chưa tin tưởng và hãnh diện về những trang thơ lão viết. Cái câu nói cuối cùng không trọn vẹn của vợ: “Cả làng ông nghiện thơ, trông mặt đứa nào cũng…” bao năm nay trở đi trở lại trong đầu lão, dần dần nó biến thành “một con thằn lằn cụt đuôi” và luôn “bám chắc vào trí nhớ của lão bằng những bàn chân nham nháp”. Từ đó, cũng đủ để nhận thấy lão phải đối mặt với cuộc sống hiện đại đầy phức tạp, đối diện với nỗi bất lực và sự cô đơn ở ngay trong chính thế giới do mình tạo ra là gia đình và những người thân. Lão không ngừng nghĩ về quá khứ, hiện tại cũng như mơ về tương lai. Lão tự đi tìm cho mình một niềm an ủi, một sự mơ mộng hão huyền.

Nhân vật cô đơn trong tập truyện ngắn Lỏng và tuột là những con người trốn chạy khỏi đời sống thực tại, tự tạo cho mình “áo giáp cõi mộng”. Bởi khi đó, họ phát hiện xã hội đương thời không hoàn thiện đầy

rẫy ung nhọt, xấu xa, thế thái nhân tình đảo ngược, đời lắm dối trá, con người chạy theo đồng tiền, nguy cơ phi đạo đức, bại hoại nhân cách, nguy cơ mất dần đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Nhân vật “Hắn” trong

Khối u, thấy buồn cho nghịch cảnh xã hội khi có những tay bác sĩ kém về lương y. Hắn đau ở bên trái nhưng lại khăng khăng hắn bị sỏi mật đau bên sườn phải. Và cuối cùng tay bác sĩ này kết luận một điều “Tưởng gì! khối u thì anh nào chẳng có”. Hắn phải mất mấy giây đồng hồ mới lấy lại được tinh thần, trong khi vẻ mặt tay bác sĩ vẫn “tỉnh bơ”. Hắn lang thang trên đường phố, chạy theo những ảo ảnh mơ ước của cuộc đời. Rồi đột nhiên, hắn chán cái “thói quen thực thi bổn phận”, trách nhiệm của một người chồng. Hắn chỉ muốn được “tháo cũi sổ lồng” mà tận hưởng cuộc sống hoan lạc, mà chẳng phải bận tâm đến chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày. Thế là hắn sống trong mộng với cô bồ trẻ đẹp: “Tim hắn thắt lại trong một nỗi dịu dàng tê tái”, hắn cảm thấy khoái lạc sung sướng với chiến tích chinh phục được các cô gái trẻ trung nhan sắc nhưng lại mang tiếng hư hỏng phản bội chồng để đến với hắn. Nhưng rồi, cuộc sống đời thường kéo hắn trở lại thực tại với các mối quan hệ, với những lo của toan cuộc sống đời thường đó là: cuộc nói chuyện cùng gã Xóa Trắng, tin bà mẹ vợ đã mất. Hắn nghĩ: “Năm nay mẹ vợ hắn ngót chín mươi tuổi. Canh cánh lo từ lúc bà bảy mươi. Lo miết, lo đến tám mươi, đến ngoài tám mươi thì hết cả lo. Thế là đùng một cái…” [64;100]. Đúng là cuộc đời không ai có thể nói trước được điều gì, mọi thứ luôn xảy đến bất ngờ khiến chúng ta không kịp trở tay. Hắn cảm thấy “sườn trái của hắn đau nhói”, “Có cái gì ở trong ấy không nhỉ?

Nhân vật cô đơn trong tập truyện ngắn Lỏng và tuột là những con người ảo tưởng về sự hoàn thiện của cuộc đời, con người tìm kiếm chân lý, lý tưởng qua cuộc sống và tình yêu. Nhưng cuối cùng con đường tìm kiếm của họ vẫn chỉ là sự khoái lạc ở thể xác và tâm hồn. Đó là nhân vật Cầm trong tác phẩm Mù tăm, xuất hiện trên tay với túi xách, ông chuẩn bị cho

một cuộc chạy trốn vợ con, chạy trốn cuộc sống thực tại ồn ào náo nhiệt của thành phố, và trên hết là chạy trốn chính mình, để về một vùng quê yên tĩnh khi phát hiện ra cuộc sống của mình quá tẻ nhạt, luôn vận hành đúng theo quy luật tự nhiên. Cuộc sống đối với ông như một vòng tròn khép kín của một đời người sinh - lão - bệnh - tử : “Ông đi học, đi làm, lấy vợ, sinh con. Ở cơ quan chưa từng giữ chức vụ quan trọng nào, nhưng luôn luôn là một viên chức gương mẫu...” Và đến khi cái quy luật kia vận hành lỡ mất một nhịp thì ông dần chợt hiểu ra “Cái trật tự dễ chịu ấy - cái trật tự tưởng chừng như đã ru ông vào giấc ngủ vĩnh viễn êm đềm ngay từ khi ông chào đời - bổng nhiên trục trặc” thì đúng lúc đó ông chợt hiểu ra cuộc sống của mình quá tẻ nhạt vô vị. Không một ai trong gia đình tâm sự chia sẻ với ai, họ sống như một cái bóng lũi thủi vô hồn. Ông Cầm bất chợt giật mình về cuộc sống bao nhiêu năm qua, giật mình về nỗi cô đơn trống trải trong chính ngôi nhà của mình. Và thế là ông muốn thoát ra khỏi cái vòng quay quy luật tự nhiên vốn có của cuộc đời để hớt hải ra đi tìm kiếm một cái gì đó cho riêng mình.

Trong tập truyện ngắn Lỏng và tuột, nhà văn còn phát hiện ra những nhân vật cô đơn khi họ không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Thiếu sự đồng điệu trong tâm hồn, sự khác biệt nhau quá lớn về quan niệm sống và lối sống, tình trạng xa cách không hiểu nhau giữa con người với nhau, sự khép kín thế giới riêng của mỗi con người là nguyên nhân đẩy con người càng sa vào tình trạng cô đơn triền miên dài dằng dặc.

Viết về những nhân vật cô đơn, Trần Đức Tiến đã thể hiện một cái nhìn mới về con người trong xã hội hiện đại, nhìn con người từ đời sống bên trong, đặc biệt là đời sống tình dục. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều hệ lụy, giá trị đạo đức, xã hội bị đảo lộn. Con người dễ bị ngợp, dễ cảm thấy cô đơn trong cái môi trường sống nhộn nhạo của chính mình. Cô đơn là trạng thái biểu hiện nỗi

đau sâu sắc nhất, là tột cùng của sự bơ vơ, trống trải, cô đơn cũng chính là một dạng bi kịch nhân sinh. Trần Đức Tiến đã viết về con người cô đơn như một trạng thái tâm lý của con người thời hiện đại. Đó là nỗi cô đơn sâu thẳm trong cõi lòng của con người trước đồng loại và cuộc sống. Hơn hết đó là nỗi cô đơn của chính bản thân con người và nhịp điệu sống đơn điệu tẻ nhạt, vô vị, rời rạc của xã hội hiện đại. Viết về những con người cô đơn trong xã hội hiện đại, truy tìm nguyên nhân của nó cũng đang là khía cạnh mà truyện ngắn Trần Đức Tiến nói riêng và chủ nghĩa nhân văn trong văn học đương đại nói chung quan tâm sâu sắc.

Thứ hai kiểu nhân vật bản năng tính dục

Văn học bao giờ cũng lấy con người làm đối tượng trung tâm, vì vậy đây là chuyện con người. Nếu như trước đây đề tài chiến tranh, thân phận con người là chết chóc, tàn phá, mất mát, đau khổ hoặc với các đề tài xã hội con người với những thể chế, những bất công… Ngày nay đề tài trong các truyện ngắn không còn là những chuyện tình kiểu sự tích Mỵ Châu - Trọng Thủy, Chữ Đồng Tử, Trầu Cau mà là những truyện tình dục đậm đặc của trai gái. Nó như là một thứ phụ phẩm tô thêm màu mè cho tác phẩm. Đề tài tính dục - với những nhân vật bản năng tính dục xuất hiện như một thứ cách mạng tình dục trong văn chương, “tính dục ở đây để vào trong ngoặc những vấn đề tâm lý, đạo đức, luân lý, tôn giáo, phê phán, lịch sử hay xã hội. Tính dục là tính dục từ chi tiết đến tổng thể, được bóc ra trần trụi, được cảm giác bằng tay, bằng đầu và bằng cả sức nặng cơ thể. Sự nhìn nhận tính dục như là yếu tính của tác phẩm” [38]. Tình dục trong tác phẩm của Trần Đức Tiến không đơn giản chỉ là yếu tố giúp cho cuộc sống đích thị là cuộc sống. Nó cũng không cam chịu thân phận làm phương tiện thể hiện tâm trạng nhân vật. Tình dục được đưa vào như là một hành động khẳng định giá trị. Cuộc sống đẹp, hấp dẫn vì có nó. Nó là thứ thể hiện sức mạnh bản năng của sự sống. Ít có ai dám tự tin nói về bộ phận sinh dục nam - hạ bộ như Trần Đức Tiến. Nó là công cụ quyền lực, điều đó khỏi phải nói. Nhưng

nó còn là một vật thẩm mỹ, góp phần tạo ra những khoảnh khắc không thể bị xoá trắng hay là chống lại sự xoá trắng.

Nếu như trước đây ở một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn như Đời mưa gió hay Bướm trắng đã đi vào khai thác đời sống tình dục, bản năng của người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời điểm đó việc làm này thể hiện sự bế tắc hơn là việc tìm thấy nguồn cảm hứng mới. Đến nay, khi đất nước thống nhất, ý thức cá nhân của mỗi con người được thức tỉnh, vấn đề đó đã được nhà văn mạnh dạn đưa vào tác phẩm.

Tập truyện ngắn Lỏng và tuột chú ý khai thác những phương diện nhạy cảm và tế nhị này của con người. Con người bản năng được Trần Đức Tiến bóc trần những suy nghĩ, hành động trần trụi hiện thực hóa xuyên suốt mười lăm tác phẩm.

Đó là những con người luôn khao khát được yêu mãnh liệt với nhu cầu ân ái và ham muốn thỏa mãn bản năng tình dục tự nhiên. Nhân vật K trong Mưa núi đam mê khao khát được yêu, vì thế ông đã làm tình với người đàn bà câm trên núi trong ngôi nhà hoang. Những suy nghĩ trong đầu ông hoàn toàn là bản năng, bởi con người dần chiếm lấy lý trí “cảm giác phạm tội cùng một thoáng ghê tởm biến đâu mất”. Con người bản năng hoàn toàn chiếm lĩnh con người ông khi “những người đàn bà ngẫu nhiên chập chờn hiện ra trong đầu ông. Từ khi nào chẳng rõ, điều đó trở thành thói quen - một thói quen không cần rào trước đón sau. K lần lượt ân ái với họ” [64;22]. Đó là cô thủ quỹ cơ quan, bà trưởng phòng, sau đó đến cô người mẫu. Và ông đang làm tình với người đàn bà câm - với ngôn ngữ của người câm. Chính đây mới là niềm hoan lạc đầy màu sắc cứu rỗi, mà K không thể tìm thấy ở bất kể đâu dù đã làm tình với rất nhiều người từ thiếu nữ cho đến gái già.

Nhân vật bản năng của tập truyện ngắn Lỏng và tuột không chỉ làm tình với con người mà còn làm tình với ma quỷ. Ở Thiên đường chớp mắt, nhân vật hắn ngơ ngẩn, ngẩn ngơ trước “bộ ngực phóng túng” của người

đàn bà bán nhà, hắn có cảm tưởng hay lảng vảng như một người bị tiêm thuốc tê. Hắn chìm đắm với những ý nghĩ tình dục, miên man với các cuộc tình chớp nhoáng trước đó. Vì thế hắn nghĩ “sẽ ngủ với cô ta” và “sẽ ngủ

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Trần Đức Tiến nhìn từ thể loại (Qua khảo sát tập Lỏng và Tuột) (Trang 52 - 74)