Nội dung đổi mới tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 52 - 53)

thuộc Ủy ban nhân dân

2.1.4.1. Nội dung đổi mi t chc các cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân nhân dân

Tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND hiện nay được Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định tại Chương IV, Mục 5, từ Điều 128 đến Điều 130 và đã được cụ thể hóa trong các nghị định của Chính phủ quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức các CQCM thuộc UBND, bảo đảm cho các cơ quan này hoạt động có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.

Nội dung đổi mới tổ chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản và phương hướng tiếp tục

xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN với những nội dung cơ bản nhất định sau:

- Việc đổi mới tổ chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện phải gắn với cải cách chính quyền địa phương, phù hợp nội dung quản lý hành chính của UBND, thẩm quyền quyết định của HĐND các cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.

- Trong quá trình sắp xếp các CQCM cần bảo đảm tính kế thừa để bộ máy hành chính hoạt động liên tục, khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức của CQCM (về chức năng, nhiệm vụ... của các cơ quan này), thể hiện tính khoa học, thống nhất sao cho tổ chức bộ máy hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả, tạo điều kiện để UBND, Chủ tịch UBND điều hành công việc quản lý hành chính được linh hoạt, kịp thời trong giải quyết công việc cho tổ chức, công dân ở địa phương.

- Đổi mới về số lượng, nội dung hoạt động của các CQCM nhằm đáp ứng yêu cầu để UBND các cấp chuyển sang thực hiện chức năng QLHCNN ở địa phương, bảo đảm quản lý được mọi mặt hoạt động của các tổ chức, công dân cũng như mọi thành phần kinh tế ở địa phương cũng như bảo đảm kết hợp quản lý theo ngành, theo chức năng và theo địa giới hành chính ở địa phương.

- Đổi mới cách thức tổ chức truyền thống theo đơn ngành, đơn lĩnh vực sang quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bao quát các thành phần kinh tế và có tính đến những tác động, ảnh hưởng của yếu tố vùng miền, yếu tố địa lý kinh tế, chính trị, địa lý tự nhiên, cơ cấu kinh tế - xã hội, những vấn đề mới, vấn đề nóng và bức thiết hiện nay như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững... ở mỗi địa phương, phù hợp với thực tiễn và phát huy tiềm năng, thế mạnh nguồn lực ở địa phương.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 52 - 53)