Xác định rõ vị trí, tính chất của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 117 - 119)

4.1. NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

4.1.1. Xác định rõ vị trí, tính chất của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ban nhân dân

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của CQCM thuộc UBND nhằm tổ chức các cơ quan này được tinh gọn, hợp lý bảo đảm giải quyết kịp thời, hiệu quả hoạt động quản lý đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay cũng như trong những năm tiếp theo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Tuy nhiên, để đạt được những yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới đó, cần căn cứ vào tình hình thực tế, xác định rõ vị trí, tính chất và vai trò của CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Trên cơ sở đó, có những giải pháp đồng bộ để đổi mới cơ cấu tổ chức, hoạt động, xác định mối quan hệ giữa CQCM với UBND cùng cấp, với các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (CQCM cấp trên) và giữa CQCM với các cơ quan nhà nước khác, các CQCM cùng cấp hay giữa CQCM với các tổ chức xã hội… ở địa phương.

Thực tế, trong các thời kỳ khác nhau ở nước ta (từ năm 1945 đến nay), các CQCM được tổ chức với những cách thức khác nhau, có thời kỳ do cơ quan quản lý ở Trung ương "đặt" các CQCM tại địa phương, có thời kỳ do Chính phủ hướng dẫn, UBND thành lập hoặc theo quy trình, thủ tục thành lập nhất định đối với các cơ quan này, UBND xây dựng đề án thành lập CQCM trình HĐND cùng cấp và Bộ Nội vụ thẩm định. Những quy định về cách thức tổ chức và nội dung, phương thức hoạt động của CQCM thể hiện vị trí, tính chất và vai trò của các cơ quan này trong hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực ở mỗi cấp chính quyền địa phương. Điều đó được thể hiện rõ trong 3 thời kỳ lịch sử của đất nước (thời kỳ từ năm 1945 đến năm

1962; từ năm 1962 đến năm 2003 và từ năm 2003 đến nay). Cùng với những quy định về cách thức tổ chức và hoạt động của CQCM như vậy nên vị trí, tính chất của các cơ quan này cũng được xác định khác nhau ở mỗi thời kỳ. Cụ thể là: "là cơ quan quản lý của Trung ương ở địa phương"; "là CQCM thuộc UBND, giúp UBND quản lý nhà nước ở địa phương" và "là CQCM thuộc UBND, tham mưu, giúp UBND". CQCM có vai trò là thực hiện các hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương, nhưng nếu vị trí, tính chất là cơ quan quản lý của Trung ương "đặt" tại địa phương thì nó sẽ không có mối quan hệ về tổ chức, biên chế với UBND cùng cấp. Vì vậy, vai trò quản lý được thực hiện thông qua sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương. Với vị trí, tính chất là cơ quan CQM thuộc UBND, vai trò của các cơ quan này đối với hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực (hoặc một số ngành, một số lĩnh vực) ở địa phương được CQCM thực hiện để tham mưu, giúp, tư vấn cho UBND, Chủ tịch UBND (như xây dựng các dự thảo văn bản QPPL, dự thảo các chỉ thị hoặc quyết định cá biệt…), thực hiện một số hoạt động quản lý đối với công chức, viên chức, quản lý tài sản nhà nước hay giải quyết những công việc theo sự ủy quyền của Chủ tịch UBND cùng cấp.

Như vậy, vị trí, tính chất và vai trò của CQCM thuộc UBND khác với vị trí vai trò, của Bộ, cơ quan ngang Bộ ở Trung ương, các CQCM chỉ là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương nên chúng không phải là cơ quan hành chính nhà nước, không có thẩm quyền quản lý riêng và cũng không phải là cơ quan quản lý nhà nước độc lập mà chỉ có vai trò giúp các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp ở địa phương hoạt động đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi thẩm quyền của UBND.

Tuy nhiên, hiện nay có những quan niệm khác nhau về vị trí, vai trò của CQCM, có quan niệm nên tổ chức các CQCM theo hướng thực hiện hoạt động quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhưng vẫn thuộc UBND cùng cấp, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý của mình như hiện nay. Song cần quy định rõ hơn về cơ chế ủy quyền, không phải tất cả các CQCM hiện nay đều được thực hiện hoạt động quản lý theo ủy quyền (như Luật thanh tra sửa đổi, bổ sung năm 010, Luật khiếu nại năm 2011 quy định cơ quan thanh tra không thực hiện giải quyết theo ủy quyền). Bên

cạnh đó, Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ vẫn quy định CQCM được thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của UBND. Có quan niệm nên tổ chức CQCM theo hướng là một cơ quan quản lý độc lập, có thẩm quyền quản lý riêng đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương như trước đây (thời kỳ năm 1945 đến năm 1962), nhằm bảo đảm để các cơ quan này nâng cao tính chủ động, xác định rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn của các CQCM.

Trong các quan niệm trên, quan niệm về tổ chức lại CQCM theo hướng là một cơ quan độc lập, có thẩm quyền quản lý riêng sẽ hợp lý và hiệu quả hơn. Vì ở mô hình này, với vị trí, tính chất là một cơ quan quản lý, CQCM sẽ chủ động trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình theo ngành, lĩnh vực ở địa phương, tạo điều kiện để các cơ quan này hoạt động chuyên sâu trong hoạt động quản lý của mình. Đồng thời, với vị trí, tính chất và vai trò của CQCM như vậy sẽ góp phần giảm đáng kể hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND đối với CQCM, tạo điều kiện để UBND tập trung vào những vấn đề chuyên môn, chuyên sâu của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương hiện nay. Nhưng khi quan niệm tổ chức CQCM là một cơ quan độc lập, có thẩm quyền riêng như vậy cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như thẩm quyền quản lý của CQCM không còn phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền của UBND cùng cấp, không thực hiện tinh giản về số lượng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương….

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 117 - 119)