Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đổi mới tổ chức vàhoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 65 - 67)

của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Thành tựu của công cuộc đổi mới trong những năm qua, tiếp tục thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhận thức rõ tính tất yếu về xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta xác định:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất,

thông suốt, hiện đại.... tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý. Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương... [26, tr. 126-127].

Cùng với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, tổ chức và hoạt động của các CQCM thuộc UBND cũng chịu sự tác động, nhất định đến quá trình đổi mới của mình. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của CQCM thuộc UBND đó là:

Thứ nhất, đối với hệ thống pháp luật, cần có khung pháp lý đồng bộ, tương thích, ổn định tương đối tạo cơ sở pháp lý để thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của CQCM thuộc UBND hiện nay.

Với điều kiện kinh tế phát triển mạnh, hệ thống các chính sách pháp luật của Nhà nước ở thời kỳ quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp không còn phù hợp đã bộc lộ bất cập nhất định về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, nhiều quan hệ xã hội mới trong các lĩnh vực như thị trường bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tư (kể cả đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài)... đặt ra nhiệm vụ mới về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo ra cơ sở pháp lý và công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Thứ hai, phân định rõ chức năng quản lý của mỗi cấp, trên cơ sở đó có sự phân cấp quản lý rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các CQCM thuộc UBND.

Xuất phát từ đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với các cấp chính quyền địa phương. Nhà nước đã đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương trên các lĩnh vực, trong đó phân cấp, giao quyền, trách nhiệm về tổ chức bộ máy và nhân sự được xác định là một trong những nội dung trọng tâm nhằm thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính của chính quyền địa phương. Trước thực tế đó, sự đòi hỏi thống nhất về không gian chính trị, không gian kinh tế và không gian pháp luật trong tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ [58, tr. 28-29]. Từ đó, xác định rõ vị trí, tính chất, nội dung quản lý nhà nước của CQCM thuộc UBND mỗi cấp hiện nay làm căn cứ cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động được khách quan và hiệu quả.

Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của các CQCM cần tính đến ảnh hưởng, sự tác động của yếu tố vùng, miền, khu vực cũng như đặc thù của mỗi địa phương.

Thực tế trong QLHCNN ở địa phương, các yếu tố vùng, miền có sự tác động, ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của CQCM thuộc UBND. Do đó, trong quá trình đổi mới phải bảo đảm sự phù hợp giữa tổ chức và hoạt động của CQCM với các nguyên tắc QLHCNN, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương. yếu tố vùng miền, khu vực ở nước ta thể hiện rất khác biệt về điều kiện tự nhiên và xã hội, khu vực phân bố dân cư, nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước...

Thứ tư, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các CQCM thuộc UBND, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các CQCM hoặc tổ chức sự nghiệp công lập của CQCM. Nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ nghiệp vụ hành chính của đội ngũ cán bộ công chức ở các cấp chính quyền địa phương và CQCM thuộc UBND, nâng cao đạo đức công vụ theophương châm: "Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, bảo đảm thật sự dân chủ, khoa học và công minh..." [29, tr. 136-137]. Đồng thời, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, công chức, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức.

Bên cạnh các yếu tố nêu trên, còn có những yếu tố khác như yếu tố về kinh tế - xã hội, nguồn kinh phí, tổ chức biên chế, trình độ dân trí, văn hóa, truyền thống....cũng có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của các CQCM thuộc UBND trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)