THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀHOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75)

MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

Sự hình thành và phát triển của các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh là một quá trình với những giai đoạn khác nhau trong lịch sử của đất nước.Ở giai đoạn đầu (từ năm 1945 đến trước năm 1980), các cơ quan này chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc "tản quyền", do đó, cơ cấu tổ chức của nó thường do các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn (hay còn gọi là thẩm quyền riêng) ở trung ương quyết định. Từ những năm 1980 đến nay, các CQCM thuộc UBND luôn có sự chuyển đổi bắt đầu từ Hiến pháp năm 1980, được cụ thể hóa trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 (sửa đổi năm 1989), theo đó, UBND một số tỉnh được sáp nhập làm cho số lượng UBND cấp tỉnh giảm mạnh, cùng với sự tăng lên của các bộ, cơ quan ngang bộ (số lượng là 37, trong đó có 29 bộ, 08 cơ quan ngang bộ); các CQCM thuộc UBND cũng tăng lên (số lượng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh ở thời điểm này là 35 đầu mối cơ quan, đây là giai đoạn các CQCM thuộc UBND có số lượng cao nhất trong lịch sử nước ta). Đầu mối các CQCM thuộc UBND tăng cao về số lượng, hoạt động chồng chéo, trùng lắp, đôi khi thiếu thống nhất, biên chế của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có biên chế của các CQCM tăng lên đáng kể đã kéo theo các chi phí hành chính cho hoạt động của các cơ quan ở chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn, công tác chỉ đạo điều hành của UBND đối với các CQCM chưa hiệu quả; sự phối hợp trong hoạt động giữa các CQCM với nhau còn lúng túng, chưa có những quy định cụ thể. Đây cũng là hệ quả tất yếu của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và việc đề cao nguyên tắc tập trung - lãnh

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75)