Môi trường làm việc; mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Môi trường làm việc; mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan

chức, trang trí các lễ nghi của cơ quan, thì 97% CBCNV thống nhất, rất hài lòng các nghi lễ là tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo các nội dung của nghi thức và tổ chức theo hướng dẫn, 3% hài lòng, không tham gia ý kiến.

Ngoài các ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức cho CBCNV đi dã ngoại, tham quan và học tập kinh nghiệm làm việc ở các tỉnh, thành phố khác.

Theo biểu đồ cho thấy, 47% cán bộ rất hài lòng với việc thực hiện các chế độ phúc lợi và các hoạt động của cơ quan, của Công đoàn, quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động, 37% CBCNV với thái độ hài lòng và 16% cho rằng bình thường. Tuy nhiên, có một số tham gia ý kiến, Ban chấp hành Công đoàn và Đoàn thanh niên cần quan tâm hơn đến các thành viên trong diện chính sách, gia đình hoàn cảnh khó khăn để có đề xuất hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời.

Nhìn chung cho thấy, Sở đã tổ chức nhiều lễ nghi lớn, các hoạt động phong trào rất chu đáo, mang tính tổ chức cao, giúp cho các thành viên cảm thấy hứng khởi, nhiệt tình làm việc và thúc đẩy tinh thần làm việc, sáng tạo.

2.2.2. Môi trường làm việc; mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan cơ quan

Chính văn hóa tổ chức giúp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tổ chức, đồng thời nó tạo ra môi trường làm việc thoải mái và lành mạnh. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức được thể hiện thông qua khả năng hợp tác và tinh thần phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Ngoài ra, các thành viên trong cơ quan còn phải

40

thường xuyên giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung của công sở.

Hình 2.7. Biểu đồ khảo sát các yếu tố về cách ứng xử của các thành viên

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2013

Khi đưa bảng hỏi các yếu tố về cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức, kết quả cho thấy 36% CBCNV coi yếu tố học hỏi, chia sẻ là yếu tố giá trị văn hóa trong cách ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức; 28% CBCNV coi trọng yếu tố cởi mở, tin tưởng; 23% CBCNV đánh giá cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức này là duy trì, ổn định và 13% có ý kiến đánh giá các thành viên của ban này có sự đua tranh với các thành viên của phòng ban khác trong cơ quan.

41

Hình 2.8. Biểu đồ khảo sát mức độ đánh giá của CBCNV về mối quan hệ, hợp tác giữa các thành viên trong Sở LĐTB&XH

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2013

Nhìn vào kết quả biều đồ cho thấy, 25% rất hài lòng, hầu hết các thành viên của các phòng ban luôn có sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong công việc, có sự đoàn kết nhất trí cao, 60% hài lòng và 15% CBCNV bình thường, đôi khi nhận thấy khó khăn trong việc các ban phối hợp với nhau trong công việc. 68% rất hài lòng mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan thân thuộc, vui vẻ, hòa đồng với nhau, đoàn kết nhất trí cao; 23% hài lòng các mối quan hệ đó và 9% bình thường.

Tuy nhiên, ảnh hưởng văn hóa dân tộc, quan hệ giữa lãnh đạo và các thành viên có xu hướng về khoảng cách quyền lực khá cao. Các công việc quan trọng đều phải được thực hiện tuân theo quy trình, thủ tục nhất định như

42

được Đảng ủy thông qua, sau đó chuyển sang phụ trách của từng ban thực thi, bàn bạc hoặc lấy ý kiến của các tổ chức quần chúng để thực hiện.

Chính vì vậy, cơ quan cần tập trung chú trọng việc duy trì kỷ cương, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phân công cụ thể công việc, xác định rõ trách nhiệm của mỗi CBCNV bằng việc ban hành các quy chế ứng xử trong các văn bản xây dựng cơ quan văn hóa của cơ quan.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)