5. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Đôi nét về Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Qua 68 năm thành lập, đặc biệt là qua gần 28 năm đổi mới, sự phát triển và trưởng thành của ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương luôn gắn liền với tiến trình phát triển và sự nghiệp đổi mới của tỉnh. Cùng với nhiệm vụ xây dựng chính quyền, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội… việc thực hiện các chính sách về việc làm, lao động, dạy nghề, ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phấn vào sự ổn định và phát triển bền vững của tỉnh. Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương từng bước được thành lập và củng cố từ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố đến các xã, phường, thị trấn.
Theo yêu cầu nhiệm vụ qua các thời kỳ và những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, nhiều chức năng, nhiệm vụ mới được bổ sung, nhất là từ khi thực hiện Nghị định số 13/NĐ-CP, Nghị định số 14/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay với vị trí, chức năng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của ngành
25
và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 9 phòng ban, 6 đơn vị trực thuộc; 12 huyện, thị xã, thành phố có Phòng Lao động Thương binh và Xã hội với gần cán bộ, công chức; 265 xã, phường, thị trấn đều có cán bộ kiệm nhiệm công tác lao động, thương binh và xã hội.
Trên lĩnh vực thương binh, liệt sỹ, hàng loạt chính sách đối với thương binh, liệt sỹ được sửa đổi, bổ sung như: chế độ phụ cấp thương tật; ưu đãi gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong; chế độ tiền tuất cho gia đình liệt sỹ; quy định việc cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ; chế độ bệnh binh cho quân nhân tình nguyện… Các chính sách này ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, được nâng lên tầm cao mới qua các giai đoạn cách mạng nhằm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước.
Năm 1967, thực hiện chủ trương phân công lại lao động xã hội của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách về lao động được ban hành: Chính sách phân phối, chính sách tiền lương; hướng dẫn thực hiện các biện pháp về tổ chức lao động khoa học; công tác kế hoạch hoá lao động; khuyến khích, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ, lao động nữ; công tác đào tạo nghề...
Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, trước những hậu quả nặng nề của chiến tranh, trên lĩnh vực lao động, toàn tỉnh đã tập trung vào việc sắp xếp việc làm cho hàng chục nghìn bộ đội, thanh niên xung phong xuất ngũ trở về quê hương; động viên lực lượng lao động tham gia khôi phục và xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế địa phương.
Thực hiện việc phân bổ lao động và dân cư, Chính phủ đã ban hành chính sách điều động lao động và dân cư từ đồng bằng sông Hồng, đi khai
26
hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Hải Dương đã tổ chức cho hàng nghìn hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới... Đồng thời vào những năm 80, chủ trương đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được triển khai mạnh mẽ, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu lao động của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên và đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Đối với công tác thương binh, liệt sỹ, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Hải Dương đã hoàn thành việc xác nhận thương binh, liệt sỹ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ theo tiêu chuẩn thống nhất trong toàn quốc. Đồng thời cùng với việc cải tiến tiền lương, đã thực hiện tốt các chế độ sửa đổi đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các vấn đề về công tác lao động, người có công và xã hội ngày càng được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm và được xã hội hóa, tạo thành phong trào quần chúng ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, góp phần cải thiện tình hình việc làm, thu nhập và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, của các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng.