Nhóm giải pháp thứ nhất: Chủ động định hướng văn hóa tổ chức của Sở Lao động

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hải dương (Trang 69 - 73)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.Nhóm giải pháp thứ nhất: Chủ động định hướng văn hóa tổ chức của Sở Lao động

chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương

Xây dựng văn hóa tổ chức là một quá trình lâu dài, mỗi đơn vị có một cách thức riêng nhằm tạo nên một nền văn hóa với những nét đặc thù độc đáo: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng thích nghi và hội nhập với môi trường bên ngoài.

Không có một công chức nào cho việc vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc vào từng đơn vị bởi nền văn hóa Việt Nam vốn phong phú và đa dạng, cộng thêm cách nhìn nhận và tiếp cận nền văn hóa dân tộc khác nhau, tùy vào mục tiêu của mỗi người. Tuy vậy, để có thể xây dựng một nền văn hóa bền

60

vững vì con người trong tổ chức thì không thể bỏ qua yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc.

Sứ mệnh của Sở Lao động Thương binh và Xã hội không chỉ đơn thuần là sứ mệnh của một tổ chức mà còn là thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa tổ chức đặc thù của Sở cần có tính giáo dục về tư tưởng chính trị, tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, Sở cũng phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các biểu tượng, hành vi văn hóa, chuẩn mực và quan tâm đến việc duy trì tạo dựng các giá trị văn hóa tốt đẹp.

Trong tương lai, văn hóa tổ chức của Sở Lao động Thương bình và Xã hội tỉnh Hải Dương sẽ điều chỉnh đi theo hướng:

Chủ động định hướng xây dựng văn hóa tổ chức trong mọi hoạt động của cơ quan. Làm một cơ quan mang tính chất chính trị, mỗi CBCNV đều phải gương mẫu, đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và trong hành động. Xây dựng mối quan hệ công bằng, dân chủ giữa lãnh đạo và CBCNV.

Việc điều chỉnh, hoàn thiện văn hóa tổ chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đã tạo nên những thành công của cơ quan trong thời gian qua. Có khả năng hoàn thiện để thích nghi từng bối cảnh lịch sử khác nhau. Kết hợp hài hòa đặc thù văn hóa nhóm của các tổ chức chính trị, các tổ chức đoàn thể với văn hóa chính thống của cơ quan để có thể phát triển bền vững theo tầm nhìn và định hướng chung. Khắc phục những tồn tại, hạn chế của văn hóa tổ chức tại Sở bằng nhiều biện pháp đặc biệt là ban hành kế hoạch hành động về việc xây dựng phát triển văn hóa tổ chức tại cơ quan.

- Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ công chức: Trách nhiệm – Chuyên nghiệp – Trung thực – Kỷ cương – Gương mẫu.

61

Trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có phẩm chất chính trị vững vàng, hết lòng phục vụ đất nước.

Xây dựng đội ngũ CBCNV có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, hiệu quả gắn với từng vị trí làm việc, chức danh nghề nghiệp. Trong quá trình thực thi công việc, CBCNV phát huy hết khả năng sáng tạo của mình khi họ biết thể hiện tính chuyên nghiệp cộng với sự say mê, tâm huyết đối với công việc, hình thành ý thức và trách nhiệm tự đánh giá bản thân, đánh giá công tác chuyên môn.

Xây dựng nề nếp, ý thức tôn trọng kỷ cương, tuân thủ hiến pháp và pháp luật trong hoạt động công vụ. Người lãnh đạo cần phải đi đầu gương mẫu trong công việc, thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật của nhà nước, giữ gìn phẩm chất đạo đức.

Phong cách của người CBCNV là một nhân tố rất quan trọng có thể sử dụng trong việc xây dựng, hình thành và phát triển văn hóa tổ chức tại cơ quan, đồng thời tạo nên giá trị văn hóa riêng cho cơ quan. Trong lối ứng xử, CBCNV phải thiết lập các mối quan hệ với đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên, người dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân thành, gần gũi, chan hòa, thân thiện.

Trong hoạt động nghiệp vụ, Sở cần chú trọng xây dựng hệ thống các vị trí làm việc, hoàn thiện tiêu chuẩn công chức, viên chức chú trọng đến tiêu chuẩn năng lực là rất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Như vậy, phong cách cán bộ của người trong Sở LĐTB&XH là một chính thể bao gồm từ phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách gương mẫu, phong cách ứng xử,….nên muốn có một phong cách tốt, mỗi CBCNV dù ở cương vị nào cũng phải không ngừng học tập, rèn luyện tu

62

dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị, rèn luyện vững vàng nghiệp vụ chuyên môn.

3.3.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh vai trò của các cấp lãnh đạo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng, thực hiện và duy trì văn hóa tổ chức

Văn hóa đứng đầu của người trong cơ quan là nguồn đầu vào có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với văn hóa tổ chức, chỉ sau ảnh hưởng của văn hóa dân tộc. Họ chính là biểu tượng để các thành viên trong cơ quan noi theo. Các thành viên thường chịu ảnh hưởng từ tác phong, cử chỉ, kỹ năng,….của người đứng đầu với mong muốn được thành công như người lãnh đạo của mình

Để đạt được hiệu quả, người lãnh đạo phải có tính kế hoạch, tính khoa học cao trong việc tổ chức công việc và công tác cá nhân song song với trao dồi thêm kiến thức để am hiểu tất cả các lĩnh vực mà cơ quan đang có mục tiêu hướng đến. Bên cạnh đó, lãnh đạo cơ quan là người coi trọng định hướng xây dựng văn hóa tổ chức, phải xác định mục tiêu hoạt động của cơ quan và trách nhiệm để ra quy định, lề lối làm việc nhằm khuyến khích quá trình sáng tạo của CBCNV. Người lãnh đạo phải có những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa học hỏi từ bên ngoài. Ngoài ra, lãnh đạo nên quan tâm xây dựng một hệ giá trị chung trong cơ quan và làm cho mọi thành viên trong cơ quan hiểu rõ, cùng mong muốn thực hiện những giá trị đó, khuyến khích hình thành và phát huy văn hóa từng phòng ban.

Để làm tốt công tác đó, người lãnh đạo cần:

- Luôn luôn có những cái nhìn mở và tạo độ tin cậy đối với nhân viên và đánh giá nhân viên bằng những thành quả của họ chứ không bằng thời gian làm việc.

63

máy tổ chức cần đảm bảo các yêu cầu tinh gọn, thiết thực, linh hoạt, trong khuôn khổ pháp luật.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hải dương (Trang 69 - 73)