0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 36 -41 )

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã ra quyết định thành lập, giao chức năng, nhiệm vụ biên chế cụ thể và việc bố trí bộ máy sao cho hợp lý, gọn mà có hiệu quả. Tổ chức bộ máy của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thể hiện qua sơ đồ sau:

27

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương

Nguồn: Văn phòng Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, 2013

-Lãnh đạo Sở gồm:

Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về toàn bộ công tác của ngành trong toàn tỉnh. Giám đốc Sở có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành toàn bộ công việc của các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở.

Các Phó Giám đốc được Giám đốc giao phụ trách từng lĩnh vực công tác cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

28

- Trưởng, phó các phòng ban thuộc Sở: chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về nội dung công tác được giao và các hoạt động của phòng.

- Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác của phòng.

- Chuyên viên: Là những cán bộ trực tiếp thực hiện công việc được giao từ Trưởng, Phó các đơn vị trong Sở, chịu trách nhiệm trước Trưởng, Phó các đơn vị của mình về công việc được phân công.

* Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở

1. Giám đốc Sở: chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về toàn bộ công tác của ngành trong toàn tỉnh. Giám đốc Sở có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ công việc của các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở; chỉ đạo về công tác nghiệp vụ đối với các Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

2. Giám đốc Sở làm việc tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ mối quan hệ thường xuyên với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Tỉnh uỷ; Uỷ ban nhân dân tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

3. Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở thảo luận để Giám đốc Sở quyết định các vấn đề sau:

- Các kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm thuộc lĩnh vực Lao động Thương binh Xã hội để trình Uỷ ban nhân tỉnh;

- Các chủ trương và biện pháp lớn để triển khai kế hoạch; - Các chương trình công tác 6 tháng, hàng năm;

- Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu, kế hoạch, dự án của ngành;

29

- Bổ nhiệm, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật…

- Tiếp nhận công chức về làm việc tại cơ quan Văn phòng Sở;

4. Đôn đốc, kiểm tra công tác của các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị thuộc Sở và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố.

5. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Sở;

6. Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật;

7. Phân công công tác cho các Phó Giám đốc, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, ban thuộc Sở.

8. Trong thời gian đi công tác vắng, Giám đốc Sở uỷ quyền cho 01 Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc để điều hành công việc của Sở.

* Trách nhiệm, quyền hạn của các Phó Giám đốc Sở:

1. Các Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở giao phụ trách từng lĩnh vực công tác cụ thể đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Mỗi Phó Giám đốc được giao phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Phó Giám đốc chủ động giải quyết công việc được phân công.

2. Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung trong công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ được phân công.

30

- Giải quyết các công việc chuyên môn thường xuyên thuộc thẩm quyền trong phạm vi, lĩnh vực được Giám đốc phân công.

3. Phó Giám đốc không trực tiếp xử lý các công việc thuộc thẩm quyền của các Trưởng phòng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở. Các quyết định giải quyết công việc, ý kiến giải quyết do các đơn vị đề nghị của từng Phó giám đốc phải được gửi đến để báo cáo Giám đốc Sở.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban, thuộc Sở: 1. Văn phòng Sở:

Văn phòng là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở trong công tác: tổ chức bộ máy, cán bộ, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ, hành chính quản trị và tổng hợp báo cáo các hoạt động của cơ quan và của toàn ngành.

2. Thanh tra Sở:

Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội; giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

3. Phòng Kế hoạch Tài chính:

Phòng Kế hoạch Tài chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giúp giám đốc Sở thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác kế hoạch và tài chính.

4. Phòng Người có công:

Phòng Người có công là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công trên địa bàn tỉnh.

31

Phòng Việc làm an toàn lao động là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về việc làm, an toàn lao động trên địa bàn tỉnh.

6. Phòng Lao động Tiền lương và Bảo hiểm xã hội:

Phòng Lao động Tiền lương và Bảo hiểm xã hội là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quản lý Nhà nước về chính sách lao động, tiền lương, tiền công, Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện... đối với người lao động và người sử dụng lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

7. Phòng Dạy nghề:

Phòng Dạy nghề là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quản lý nhà nước về dạy nghề.

8. Phòng Bảo trợ xã hội:

Phòng Bảo trợ xã hội là phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp giám đốc Sở thực hiện việc quản lý nhà nước về chính sách bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội, chăm sóc người tàn tật, người cao tuổi và các chính sách đối với người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

9. Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là phòng nghiệp vụ thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Sở trong công tác quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 36 -41 )

×