5. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Những điểm đạt được
Văn hoá tổ chức nói chung và văn hóa công sở hành chính nói riêng có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một tổ chức, bởi bất kỳ một tổ chức nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì tổ chức đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương là một tổ chức hành chính sự nghiệp cũng không ngoại lệ, là một cơ quan chuyên ngành càng hiểu rõ vai trò và lợi thế công việc mà văn hóa mang lại cho tổ chức. Từ những ngày đầu thành lập bằng nỗ lực và sự cố gắng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, đã tạo dựng cho mình những giá trị văn hóa cơ bản làm cơ sở để xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại đơn vị.
Những giá trị văn hóa như đã xem xét và phân tích ở trên đã có sự tác động trực tiếp trở lại và xâm nhập vào từng cá nhân, tập thể và môi trường làm việc của Sở, từ đó giúp tạo nên một môi trường làm việc văn hóa, định hướng tư duy làm việc, hành vi giao tiếp và phong cách cho lãnh đạo và từng cán bộ, viên chức trong đơn vị.
Thứ hai, các thế hệ Lãnh đạo Sở đã luôn quan tâm, là người đưa ra định hướng xây dựng và phát triển văn hóa công sở, là tấm gương để cán bộ, viên chức noi theo.
Đối với lãnh đạo Sở, là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, cho dù văn hóa tổ chức là sản phẩm
50
chung của mọi cán bộ, viên chức trong đơn vị. Có thể nói trong mọi hoạt động của đơn vị, lãnh đạo luôn là người đưa ra định hướng, con đường để cán bộ, viên chức đi theo. Đồng thời, lãnh đạo cũng là người truyền bá, tạo động lực để các thành viên trong tổ chức thực hiện theo những giá trị mà mình đã lựa chọn. Nếu cần thiết, nhà lãnh đạo có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi cởi mở và lắng nghe ý kiến đóng góp từ cán bộ của mình. Từ đó, nhà lãnh đạo cho cán bộ cảm nhận được rằng, nhà lãnh đạo và họ là những người đi cùng trên một con đường, dần dần, các cán bộ, công chức, viên chức tự ngầm xác định và đi theo con đường do lãnh đạo định hướng, chính yếu tố này đã gắn kết mọi thành viên trong đơn vị với nhau và tạo nên tinh thần tập thể vững mạnh trong Sở. Ngoài ra, bản thân nhà lãnh đạo cũng luôn cố gắng, rèn luyện để mình trở thành hình mẫu lý tưởng để mọi người noi theo. Hành vi, ứng xử, lời nói...của họ có ảnh hưởng tới các cán bộ khác, đôi khi còn được coi là chuẩn mực để mọi người học tập theo. Vì vậy, nhà lãnh đạo không ngừng bồi dưỡng, nâng cao khả năng lãnh đạo cho mình, từ đó chính là góp phần nâng cao văn hóa tổ chức.
Thứ ba, các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã từng bước nhận thức được giá trị, vai trò của bản thân họ đối với sự hình thành và phát triển văn hóa công ở ở cơ quan mình.
Đối với các cán bộ công chức, viên chức, nhân viên trong Sở, các giá trị văn hóa đã được hình thành và phổ biến giúp cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên có thể nhận thức được giá trị của bản thân họ đối với cơ quan mình. Với những nỗ lực đã tạo dựng, mọi người có cảm giác họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… mọi người bắt đầu ý thức được rằng họ là một phần quan trọng của tổ chức. Điều này tạo cho tất cả mọi người trong cơ quan một tinh thần chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế
51 khó khăn của đơn vị.
Thứ tư, việc xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức đã giúp tạo nên sự đoàn kết, nhất trí cùng với một khí thế làm việc sôi nổi, trách nhiệm trong mỗi cán bộ viên chức.
Điều này đã tạo được sự khích lệ và động lực cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức, nhân viên và đặc biệt là nguyên nhân quan trọng để Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương luôn đạt được những kết quả hoạt động tốt trong thời gian vừa qua.