HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHUẨN CỦA AUN QA

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHUẨN QUỐC TẾ- HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ NGOÀI (Trang 41 - 44)

LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHUẨN CỦA AUN -QA 8.1. Chuẩn đầu ra

Tiêu chuẩn 1 của AUN-QA

1. Chương trình đào tạo (curriculum) được xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động học tập, việc học phương pháp học và tạo cho sinh viên thói quen học tập suốt đời (ví dụ: ý thức tận tuỵ với việc điều tra mang tính phê phán, phát triển các kỹ năng học tập và xử lý thông tin, sẵng sàng thử nghiệm và vận dụng các ý tưởng mới).

2. Chương trình đào tạo (curriculum) rèn luyện cho sinh viên tốt nghiệp khả năng thực hiện các hoạt động học tập và nghiên cứu, phát triển nhân cách của họ, có quan niệm học thuật và năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp cần có các kỹ năng có thể chuyển đổi, các kỹ năng lãnh đạo, biết hướng tới thị trường việc làm cũng như phát triển nghề nghiệp (1.9).

3. Chương trình đào tạo (curriculum) nêu rõ ràng chuẩn đầu ra, phản ánh được yêu cầu và nhu cầu của tất cả các đối tượng có liên quan (1.2).

Các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 AUN-QA

1 Chuẩn đầu ra 1 2 3 4 5 6 7

1.1 Chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng và được thể hiện trong chương trình đào tạo 1.2 Chương trình đào tạo khích lệ việc học tập

suốt đời

1.3 Chuẩn đầu ra bao trùm được các kỹ năng và các kiến thức chung cũng như các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành

1.4 Chuẩn đầu ra phản ánh rõ ràng các yêu cầu của các bên liên quan

Giải thích

Sinh viên đến trường đại học để học được một điều gì đấy. Vì vậy, cần xác định rất rõ chúng ta muốn sinh viên học những gì và những sinh viên tốt nghiệp đó được học những khối kiến thức, kỹ năng và thái độ (năng lực) như thế nào. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là một phần của chuẩn đầu ra của chương trình. Chuẩn đầu ra của chương trình là điểm xuất phát của việc tự đánh giá. Chúng ta cần phải phân biệt giữa những kiến thức, kỹ năng chung và cụ thể. Học tập suốt đời là sự theo đuổi và cập nhật kiến thức suốt đời. Việc học tập suốt đời diễn ra hàng ngày dựa trên sự tương tác với những người khác để đạt được trình độ chuyên môn.

Các câu hỏi chuẩn đoán

- Tại sao chúng ta đào tạo?

- Triết lý giáo dục của chương trình là gì? - Chuẩn đầu ra của chương trình là gì?

- Chuẩn đầu ra của chương trình được xây dựng như thế nào?

- Chuẩn đầu ra của chương trình có phản ánh mục tiêu của nhà trưởng?

- Thị trường lao động có các yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp không?

- Mức độ và sự đáp ứng của chương trình như thế nào đối với yêu cầu của thị trường lao động?

- Có được xác định đặc điểm chung về việc làm của sinh viên tốt nghiệp không?

- Chuẩn đầu ra của chương trình được phổ biến đến các giảng viên và sinh viên như thế nào?

- Mức độ đạt được của chuẩn đầu ra như thế nào? - Chuẩn đầu ra có được xem xét điều chỉnh không?

- Chuẩn đầu ra của chương trình được chuyển thành những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp như thế nào? (ví dụ: kiến thức, kỹ năng và thái độ; đạo đức nghề nghiệp).

Nguồn minh chứng

 Bản mô tả chương trình và các môdun;

 Ma trận các kỹ năng;

 Cung cấp từ các bên liên quan;

 Trang web của trường và khoa;

 Thông báo phương tiện và kế hoạch đến các bên liên quan;

 Các biên bản và tài liệu xem xét về chương trình;

 Các báo cáo kiểm định, đối sánh chương trình.

8.2. Bản đặc tả chương trìnhTiêu chuẩn 2 AUN-QA Tiêu chuẩn 2 AUN-QA

1. Các trường đại học xuất bản tài liệu giới thiệu các chi tiết chương trình cho tất cả các khóa học do trường mình đào tạo trong đó nêu rõ các điểm dừng và cung cấp tất cả những kết quả cần đạt được của mọi khóa học, trong đó nêu rõ:

Những kiến thức và sự hiểu biết mà sinh viên sẽ đạt được sau khi kết thúc khóa học.

Các kỹ năng then chốt: giao tiếp, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng học tập

Các kỹ năng nhận thức như sự hiểu biết về phương pháp luận hoặc khả năng phân tích có phê phán

Các kỹ năng cụ thể liên quan đến môn học, chẳng hạn kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm, kỹ năng lâm sàng, v.v... (1.10)

2. Khung chương trình cần cung cấp lời mô tả chính xác những kết quả học tập dự kiến của một chương trình đào tạo bậc đại học, cùng những phương tiện nhằm giúp đạt được và chứng minh được những kết quả này. (1.1)

3. Bản mô tả chương trình cần nêu rõ những kết quả học tập dự kiến về kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và các thái độ. Tài liệu này cần giúp cho sinh viên hiểu được phương pháp giảng dạy và học tập cần thiết để đạt được kết quả dự kiến; phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để chứng minh được kết quả học tập; và mối quan hệ giữa chương trình học và những thành tố của việc học với những yêu cầu về văn bằng trong mỗi quốc gia thành viên cũng như những yêu cầu đối với bằng cấp nghề nghiệp ở nước đó hoặc với lộ trình nghề nghiệp của sinh viên. (1.1)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHUẨN QUỐC TẾ- HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ NGOÀI (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)