5.1. Cách tiếp cận
Đánh giá có thể được xác nhận như một thu ật ngữ chung bao quát tất cả các phương pháp được sử dụng để đánh giá thành tích của một cá nhân, tổ chức hoặc công ty. Tự đánh giá là quy trình tự xem xét chất lượng của một tổ chức, hệ thống hoặc cấp độ chương trình… Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học vì thế cũng có thể được xem như một cách xem xét và đánh giá hoạt động giảng dạy, học tập và sản phẩm đầu ra dựa trên một kỳ kiểm tra chi tiết về khung chương trình, cấu trúc, và sự hiệu quả về tổ chức, hệ thống hoặc chương trình. Mục đích của đánh giá chất lượng là để xác định tổ chức, hệ thống hoặc chương trình nhìn chung có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hay không.
5.2. Chức năng và nguyên tắc đánh giá chất lượng
Tự đánh giá cùng với đánh giá ngoài, kiểm định hoặc kiểm định chất lượng là những khái niệm đi cùng nhau nhau khi nhắc đến giáo dục đại học. Trong nhiều trường hợp, tự đánh giá được xem như là sự chuẩn bị cho một cuộc đánh giá ngoài được thực hiện bởi các chuyên gia đánh giá ngoài và báo cáo tự đánh giá (TĐG) cung cấp thông tin cơ bản cho các chuyên gia này. Tuy nhiên, báo cáo TĐG tự nó có giá trị cụ thể đối với bản thân nhà trường muốn thực hiện công tác tự đánh giá. Nó mang lại cơ hội để khám phá chất lượng. Những câu hỏi dưới đây được xem là quan trọng:
Tại sao chúng phải làm công việc mà chúng ta đang làm? Chúng ta có thực sự làm đúng những việc cần làm không?
Chúng ta có làm đúng mọi việc theo đúng cách hay không ?
Quy trình mà chúng ta muốn làm có thực sự được thông qua?
Chúng ta có thực sự đạt được điều chúng ta mong muốn ?
Hoạt động TĐG hiệu quả đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ và sinh viên. Thường đó là yêu cầu sự đầu tư về thời gian được lấy từ những hoạt động khác. Tuy nhiên, sự phản hồi và lợi ích nhận được từ công việc này thường rất cao.
TĐG thường sẽ cung cấp thông tin chưa được biết đến cho mọi người. Thông tin thường có sẵn nhưng chỉ có một nhóm nhỏ biết; thực tế phạm vi thông
và sinh viên bàn thảo về chất lượng giáo dục; bàn thảo sẽ vượt xa hơn mối quan tâm không chỉ của những cá nhân tham gia tích cực trong ban xây dựng hoặc điều phối chương trình; quan điểm về chất lượng của đồng nghiệp và sinh viên sẽ được xác định để thiết lập hoặc đề xuất chính sách cho nhà trường.
Những nguyên tắc cơ bản được mô tả trong tiêu chuẩn ISO 19011 có liên quan đến đánh giá chất lượng của AUN-QA. Đối với các đánh giá viên có ba nguyên tắc làm việc như sau:
Tư cách đạo đức - cơ sở về nghề nghiệp
Phong cách diễn đạt tốt - báo cáo trung thực và chính xác
Thực thi chuyên nghiệp - ứng dụng tỉ mỉ và phán quyết đúng khi đánh giá.
Có hai nguyên tắc khác liên quan đến quy trình đánh giá là:
Độc lập - cơ sở cho kết luận đánh giá công bằng và khách quan
Minh chứng – cơ sở cho kết luận đánh giá tin cậy, hợp lýtrong quy trình đánh giá có hệ thống. Minh chứng được dựa trên những thông tin và nhận địnhthực tế hoặc hoặc liên quan đến tiêu chí đánh giá và có thể xác minh được.
Kết hợp các nguyên tắc cơ bản này sẽ là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tin cậy của tiến trình và sản phẩm đánh giá.
Đối với một báo cáo tự đánh giá cần tuân thủ các những nguyên tắc cơ bản sau:
Đầu tiên, bộ phận quản lý của nhà trường cần hỗ trợ hoàn thành báo cáo TĐG. Thông tin liên quan rất cần cho chính sách hiệu quả và sự điều hành tốt. Báo cáo tự đánh giá giúp nhận biết cấu trúc bên trong và cách biến nó thành cơ chế và sự điều hành của nhà trường.
Tuy nhiên, Báo cáo TĐG sẽ không đầy đủ nếu bộ phận quản lý của nhà trường không làm rõ ý tưởng chung về báo cáo. Mở rộng thành phần các bộ phận tham gia chuẩn bị cho báo cáo là điều thực sự cần thiết. Toàn thể đơn vị cần chuẩn bị cho báo cáo. Việc xem xét về chất lượng quan trọng hơn là việc đánh giá về hiệu suất. Điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu đội ngũ cán bộ cần có trách nhiệm đối với chất lượng của nhà trường và tất cả mọi người cần phải thực sự tham gia làm công tác tự đánh giá và
chuẩn bị cho viết báo cáo TĐG.
Viết một báo cáo TĐG đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt. Ban đầu, chỉ cần một người điều phối tiến trình; người đó phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Có mối quan hệ tốt trong nội bộ trường, với ban điều hành, cũng như với các khoa và đội ngũ cán bộ;
Cần có khả năng thâm nhập sâu vào các mảng hoạt động của trườn g để nắm được những thông tin yêu cầu;
- Cần được có thẩm quyền để đưa ra những việc cần thực hiện.
Bên cạnh đó điều cần thiết là lập nhóm chuyên trách về báo cáo TĐG; nhóm cần được phân công phụ trách theo các mảng lĩnh vực; lãnh đạo bộ phận ĐBCL phải là phụ trách nhóm. Nhiệm vụ của nhóm là chịu trách nhiệm chính về báo cáo TĐG, thu thập dữ liệu, phân tích số liệu, và viết kết luận.
Báo cáo TĐG được xem như là bản phân tích được hỗ trợ bởi toàn thể đơn vị. Bởi thế, điều quan trọng là để mọi người biết được nội dung của báo cáo và xem nó như là tư liệu của bộ phận, cơ quan mình. Nhóm làm việc có thể thiết kế seminar hoặc hội thảo để thảo luận về dự thảo của báo cáo.
Không phải tất cả mọi người đều đồng tình với các quan điểm trong báo cáo TĐG. Vì thế sẽ có bất đồng khi xác định nội dung này là điểm mạnh, nội dung kia là điểm yếu và cái được cho là nguyên nhân của điểm yếu. Nếu có sự khác biệt lớn trong quan điểm giữa các nhóm hoặc vài nhiều cá nhân trong Báo cáo TĐG cũng nên nêu rõ các vấn đề này.
Hội đồng tự đánh giá
Khi thiết kế bản báo cáo tự đánh giá, nên xem xét các vấn đề sau:
Tự đánh giá không phải là công việc đơn thuần của một cá nhân
Cần thành lập một nhóm chuyên trách chịu trách nhiệm chính về Báo cáo TĐG
Nhóm chuyên trách nên bao gồm từ 3 đến 5 người; lãnh đạo nhóm là cần được khoa hoặc trường đề cử
lý từ 5 - 6 tháng tại thời điểm được thông báo đánh giá chính thức cho đến thời điểm đánh giá thực tế
Các tiêu chuẩn đánh giá cần được xem xét trong báo cáoTĐG nên đưa ra trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá và mỗi thành viên cần có trách nhiệm thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình huống. Mỗi thành viên cần nắm rõ về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN-QA
Kết quả dự thảo cần thảo luận trong phạm vi càng rộng càng tốt. Không cần thiết tất cả đều đồng ý với báo cáo; nhưng cần thiết có càng nhiều người biết về nội dung của báo cáo càng tốt
Càng có nhiều sinh viên và những người có liên quan khác (như nhà tuyển dụng hay cựu học viên) tham gia chuẩn bị cho báo cáo TĐG càng tốt.
Kế hoạch tổ chức tự đánh giá
Thời gian Hoạt động
8 tháng trước khi đánh giá Chọn người phụ trách
Thành lập bộ phận đánh giá (bao gồm sinh viên và nội dung công việc)
6 tháng tiếp theo Mỗi cá nhân chịu trách nhiệm thu thập thông tin và dữ liệu của thông tin đó
Viết dự thảo cho chủ để đó
4 tháng sau khi bắt đầu Thảo luận về dự thảo trong nhóm Chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo lần 2
Khoảng 5 tháng sau khi bắt đầu Thảo luận về dự thảo thứ 2 với tất cả các cán bộ khoa và sinh viên
6 tháng sau khi bắt đầu Biên tập lời bình cho dự thảo sau cùng 8 tháng sau khi bắt đầu Hoàn thiện báo cáo
Điều kiện để được đánh giá chất lượng theo chuẩn của AUN
• Có tối thiểu 3 khóa sinh viên tốt nghiệp
• Nộp Báo cáo TĐG tối thiểu 1.5 - 2 tháng trước khi được đánh giá; • Dịch những tài liệu và minh chứng cơ bản ra tiếng Anh;
• Tất cả tài liệu và minh chứng cơ bản cần được mã hóa và tập hợp vào một địa điểm;
• Cung cấp phiên dịch và cán bộ hướng dẫn cho cả đợt đánh giá;
• Đáp ứng mọi yêu cầu về đánh giá, thủ tục và hậu cần của Thư ký đoàn AUN và các đánh giá viên phục vụ cho việc đánh giá chất lượng hiệu quả; • Trả phí đánh giá trước khi được đánh giá chính thức;
• Đề nghị danh sách các quan sát viên từ các trường ĐH thành viên của AUN và từ các trường ĐH khác.
Yêu cầu về các hoạt động sau đánh giá
• Sau khi được ĐGCL, từ 9-12 tháng đơn vị cần gửi về Thư ký AUN báo cáo giữa kỳ về những cải tiến dựa trên những kiến nghị của Đoàn ĐGN; • Công bố và chia sẻ những thực tiễn đánh giá với các ĐH thành viên của