Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu petrolimex (Trang 61 - 71)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2.1 Các yếu tố bên ngoài

4.2.1.1 Tình hình chính trị

Việt Nam luôn đƣợc đánh giá cao nhờ nền chính trị ổn định, môi trƣờng an toàn, an ninh về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thƣơng nhân và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài ra, nƣớc ta còn tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng thị trƣờng tiếp cận cho hàng hóa xuất khẩu nói chung và mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu nói riêng. Điều này đƣợc thể hiện thông qua việc tích cực gia nhập các khối thƣơng mại tự do với các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ chủ động trong việc đàm phán, kí kết các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), điển hình nhƣ hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định thƣơng mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 (AEC 2015).

Mặt khác, những chính sách của Chính phủ nhƣ chính sách về thuế, chính sách về giá, hạn ngạch xuất nhập khẩu... đều có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự tăng trƣởng của ngành. Nếu những chính sách trên góp phần tạo nên môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, ổn định thì ngành hồ tiêu sẽ có điều kiện phát triển, giữ vững và duy trì vị thế sẵn có trên thị trƣờng. Trái lại, nếu Chính phủ ban hành các chính sách không phù hợp, hay can thiệp quá sâu vào ngành thì ngành sẽ có nguy cơ bị kiềm hãm đà phát triển.

4.2.1.1 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó một đơn vị tiền tệ của nƣớc này sẽ đƣợc biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nƣớc kia (Trần Ái Kết và cộng sự, 2008).

49

Khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá), nếu không có các yếu tố khác ảnh hƣởng thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng quốc tế sẽ đƣợc nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất khẩu. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Nhƣ vậy, sự tăng lên của tỷ giá giúp nền kinh tế thu đƣợc nhiều ngoại tệ, cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán quốc tế đƣợc cải thiện. Ngƣợc lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn.

Trong thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái không ngừng biến động theo chiều hƣớng tăng, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nhƣ PITCO mở ra cơ hội tăng trƣởng mới, tăng nguồn thu ngoại tệ cho công ty. Mới đây nhất, để góp phần hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VNĐ/USD, có hiệu lực từ 19/06/2014. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng 1 năm qua (sau quyết định nâng tỷ giá thêm 1% lên 21.036 VNĐ/USD vào ngày 27/06/2013) và là lần thứ hai trong gần 3 năm trở lại đây. Dự kiến từ đây cho đến hết năm 2014, NHNN sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt song vẫn ổn định với biên độ tăng không quá 2%nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VNĐ (Xuân Thanh, 2014).

Mặt khác, hiện hầu hết các hợp đồng kinh doanh, giao dịch bán hàng giữa công ty PITCO với các khách hàng nƣớc ngoài đều sử dụng đồng USD làm đồng tiền giao dịch chính, nên yếu tố tỷ giá hối đoái nói chung và biến động tỷ giá VNĐ/USD nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Bởi yếu tố này không chỉ góp phần quyết định mặt hàng xuất khẩu, bạn hàng và phƣơng án kinh doanh đối với doanh nghiệp, mà còn ảnh hƣởng không nhỏ đến giá trị thanh toán của hợp đồng thƣơng mại. Do hai bên xuất nhập khẩu cách xa nhau về mặt địa lý, thì thời gian từ khi kí kết đến khi thanh toán hợp đồng có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Trong lúc đó, tỷ giá hối đoái có thể biến động lên xuống ảnh hƣởng đến giá trị của hợp đồng.

4.2.1.2 Thị trường tiêu thụ

Thị trƣờng xuất khẩu là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đối với việc tăng trƣởng xuất khẩu bởi nó gắn liền với khâu tiêu thụ, đầu ra của sản phẩm xuất khẩu, tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC) và nhiều tổ chức

50

quốc tế, khu vực khác, các quốc gia trên thế giới sẽ biết đến đất nƣớc Việt Nam nhiều hơn, khách hàng quốc tế sẽ quan tâm đến hàng hóa xuất khẩu của nƣớc ta, trong đó có mặt hàng hồ tiêu, một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta. Bên cạnh đó là những ƣu đãi về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan cùng với những lợi ích khác trong thƣơng mại sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tiêu Việt Nam nói chung, và mặt hàng tiêu của công ty PITCO nói riêng.

Hiện nay, thị trƣờng tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của công ty PITCO là ở hai khu vực Châu Á và Châu Âu. Đây đều là những thị trƣờng có nhu cầu tiêu thụ rất lớn và có khả năng chi phối mạnh sản lƣợng tiêu xuất khẩu ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, công ty cũng nên tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng sang nhiều nƣớc trên thế giới, thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa thị trƣờng để tránh sự phụ thuộc xuất khẩu vào một số quốc gia quen thuộc. Nhờ vậy, khi có biến cố xảy ra trên thị trƣờng này, ngành hàng hồ tiêu của công ty sẽ có thể hạn chế rủi ro, hoặc ít nhất giảm thiểu tác động của nó.

4.2.1.3 Chính sách đối với hàng nhập khẩu của các nước

Các thị trƣờng nhập khẩu chủ lực của hồ tiêu Việt Nam nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… luôn đặt ra nhiều hàng rào kỹ thuật cũng nhƣ qui định yêu cầu về chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng hồ tiêu nhập khẩu. Đây đều là những thị trƣờng cao cấp, khó tính sẵn sàng trả giá cao hơn nhƣng thƣờng đƣa ra những đòi hỏi khắt khe về sản phẩm nhƣ thƣơng hiệu, nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn xuất xứ, chứng nhận sản xuất, thƣơng mại bền vững cho xã hội và môi trƣờng… Điển hình nhƣ Luật an toàn thực phẩm (FSMA) đƣợc Cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm Mỹ ban hành trong năm 2011 và đƣợc đƣa vào áp dụng dần đến đầu năm 2016. Đây là một bộ luật đƣợc thực hiện theo bốn nguyên tắc gồm ngăn ngừa, tăng cƣờng kiểm tra, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm và tăng cƣờng quan hệ đối tác. Ngoài ra, bộ luận này còn qui định đầy đủ, chi tiết hơn về việc ghi nhãn mác cho hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, cụ thể nhƣ yêu cầu ghi trên nhãn sản phẩm về tên, loại sản phẩm, trọng lƣợng, thành phần nguyên liệu, ngôn ngữ và cả những qui định riêng biệt tùy theo từng loại mặt hàng (Lê Mây, 2011).

Mặt khác, trong tháng 05 năm 2014, các nhà nhập khẩu gia vị lớn ở Đức, Hà Lan đã gửi cảnh báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu nƣớc ta về việc siết chặt chất lƣợng mặt hàng tiêu nhập khẩu từ nƣớc ta. Theo đó, thị trƣờng Châu Âu phát hiện dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt ngƣỡng cho phép trong sản phẩm

51

hồ tiêu Việt Nam. Cụ thể là hoạt chất carbendazim, một chuyển hóa chất của benomyl, đƣợc sử dụng rộng rãi ở nƣớc ta nhƣ một loại thuốc diệt nấm, rỉ sắt… đƣợc phát hiện trong mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu cao hơn mức cho phép là 0,1 mg/kg. Chính vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu khuyến cáo ngƣời nông dân nƣớc ta hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa thành phần carbendazim vì nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì hồ tiêu Việt Nam sẽ dần bị ép giá mạnh, mất đi năng lực cạnh tranh so với tiêu của các nƣớc khác nhƣ Ấn Độ, Indonesia, Brazil… (VPA, 2014).

Ngoài bộ luật FSMA của Hoa Kỳ và quy định về chất lƣợng tiêu của các nhà nhập khẩu tiêu Châu Âu đặt ra, mặt hàng hồ tiêu Việt Nam khi muốn xuất khẩu sang các thị trƣờng nhƣ Mỹ, Châu Âu cần phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu về kỹ thuật của các nƣớc nhƣ:

- Tiêu chuẩn xuất khẩu ASTA – Mỹ: gồm các quy định của Hiệp hội gia vị Mỹ, theo đó hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ phải đảm bảo các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật nhƣ chỉ tiêu về lý, hóa, vi sinh, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vệ, độc tố, chất phóng xạ, biến đổi gen và hàm lƣợng kim lƣợng nặng.

- Tiêu chuẩn xuất khẩu IPC: bao gồm các quy định, tiêu chuẩn đối với mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Hiệp hội hồ tiêu thế giới về các phƣơng diện nhƣ tỷ trọng khối, độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt nhẹ, hạt vỡ, tạp chất lạ….

- Tiêu chuẩn xuất khẩu ISO: đƣa ra các chỉ tiêu về vật lý và hóa học, cụ thể là phần trăm độ ẩm, tro tổng, dầu bay hơi, tỷ lệ tạp chất lạ, hạt đen, lép, vỡ…

- Tiêu chuẩn xuất khẩu ESA: là bộ tiêu chuẩn của Hiệp hội Gia vị Châu Âu, cũng đƣa ra các chỉ tiêu về vật lý và hóa học đối với mặt hàng hồ tiêu nhập khẩu vào thị trƣờng EU.

4.2.1.4 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có mặt hàng đồng nhất hoặc mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Đối thủ cạnh tranh vừa là một rào cản lớn ngăn cản doanh nghiệp chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, vừa là một yếu tố tác động thƣờng xuyên và trong suốt thời kỳ hoạt động thị trƣờng của doanh nghiệp. Vì thế, việc phân tích, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng để biết đƣợc có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh cùng tiêu thụ sản phẩm đồng nhất, bao nhiêu đối thủ cạnh tranh sản phẩm có khả năng thay thế sẽ giúp công ty PITCO đƣa ra đƣợc chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để làm hài long khách hàng hơn.

52

 Đối thủ cạnh tranh ngoài nƣớc:

Mặc dù Việt Nam hiện là quốc gia số 1 thế giới về sản xuất cũng nhƣ xuất khẩu hồ tiêu, nhƣng cũng không thể phủ nhận sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động tại nƣớc khác trên thế giới. Trong đó, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia đều là những quốc gia có tiềm lực về sản xuất cũng nhƣ xuất khẩu nông sản, là các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trên thị trƣờng hồ tiêu thế giới. Bảng 4.8: Sản lƣợng và xuất khẩu hồ tiêu của một số nƣớc tiêu biểu

trong giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: tấn

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sản lƣợng Xuất khẩu Sản lƣợng Xuất khẩu Sản lƣợng Xuất khẩu Việt Nam 125.000 118.000 128.000 116.962 142.000 134.000 Indonesia 25.000 36.487 43.000 62.608 65.000 60.000 Ấn Độ 50.000 23.500 50.000 17.500 65.000 22.000 Malaysia 16.000 14.351 25.789 10.454 16.000 11.000 Thế giới 328.141 271.621 361.655 279.672 401.600 289.100

Nguồn:Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade)

 Indonesia:

Indonesia là đối thủ lớn của Việt Nam trên thị trƣờng hồ tiêu thế giới với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu. Hiện tại, theo thông tin từ Cục Xúc tiến thƣơng mại (Vietrade), Indonesia đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu tiêu sau Việt Nam, và trên các nƣớc Braxin, Ấn Độ và Sri Lanka (trang 5, 2014).

Trong năm 2011, do Indonesia gặp năm mất mùa lớn nên chỉ thu hoạch đƣợc khoảng 25.000 tấn tiêu, trong khi tổng lƣợng xuất khẩu là 36.487 tấn hồ tiêu các loại. Nhƣng sang năm 2012 và 2013, tiêu đƣợc mùa bội thu, nên cả sản lƣợng thu hoạch lẫn xuất khẩu đều tăng đáng kể, đến hết năm 2013, tổng lƣợng tiêu xuất khẩu của Indonesia đạt 60.000 tấn, tăng 64% so với 2011, riêng sản lƣợng tiêu thu hoạch đạt 65.000 tấn, tăng 160% so với cùng kỳ năm 2011.

Mặc dù sản lƣợng tiêu của Indonesia hiện đang không ngừng gia tăng, nhƣng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Theo đó, tính đến cuối năm 2013, Indonesia có gần 179.000 ha

53

tiêu (gấp 3 lần diện tích trồng tiêu ở Việt Nam – 61.500 ha), song sản lƣợng chỉ đạt khoảng 60.000 tấn, bằng 1/2 sản lƣợng của nƣớc ta. Phần lớn diện tích hồ tiêu ở Indonesia trồng quảng canh nên năng suất thu hoạch bình quân chỉ vài tạ/ha, nơi chuyên canh, thâm canh cũng chỉ đạt 1-2 tấn/ha (VPA, 2012). Chính vì lý do trên nên các nhà chế biến, xuất khẩu của Indonesia thƣờng phải nhập khẩu từ các nƣớc khác nhƣ Việt Nam, Braxin, Ấn Độ…

 Ấn Độ:

Ấn Độ đƣợc coi là quê hƣơng của các loại gia vị bởi nƣớc này sản xuất và xuất khẩu hầu hết các loại gia vị, ngoại trừ một số loại lá gia vị và thảo dƣợc. Bên cạnh các gia vị chính nhƣ gừng, nghệ, tiêu, hạt cần tây, thì là, ớt, đinh hƣơng và linh lăng, nhiều loại phụ gia khác cũng đƣợc trồng ở đất nƣớc này (Vietrade, 2012, trang 1).

Tuy Ấn Độ không chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành hàng hồ tiêu thế giới, nhƣng nƣớc này lại sản xuất và chế biến đƣợc các sản phẩm tiêu có giá trị gia tăng cao nhƣ tiêu xay, dầu chiết xuất và oleoresin, những mặt hàng mà nƣớc ta vẫn chƣa sản xuất đƣợc hoặc chỉ sản xuất với sản lƣợng ít ỏi. Thêm vào đó, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện chính sách tự do hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi và môi trƣờng thông thoáng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu; Thực hiện cắt giảm đồng bộ các chi phí đầu vào cho sản xuất nông sản, giảm giá trị đồng rupee để khuyến khích xuất khẩu; Hỗ trợ doanh nghiệp gián tiếp thông qua hệ thống tín dụng, tài chính, tỷ giá; Thành lập các cơ quan hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại đối với mặt hàng gia vị và hồ tiêu… (Vietrade, 2014, trang 3).

Ngoài ra, các công ty trong ngành tiêu của Ấn Độ luôn quan tâm áp dụng rộng rãi các phƣơng pháp sản xuất tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Không những thế, vì mùa vụ thu hoạch tiêu tƣơng đồng nên các công ty Ấn Độ thƣờng tập trung thu mua hồ tiêu nƣớc ta với khối lƣợng lớn để chế biến, nâng cao giá trị trƣớc khi tái xuất ra thị trƣờng quốc tế, vì giá tiêu việt thƣờng thấp hơn. Đây chính là lý do vì sao dù sản lƣợng tiêu của Ấn Độ không cao bằng nƣớc ta, song nƣớc này vẫn có thể nằm trong nhóm các quốc gia xuất khẩu tiêu nhiều nhất thế giới.

 Malaysia:

Chỉ đứng thứ năm thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu nhƣng Malaysia là một đối thủ cạnh tranh gây không ít khó khăn cho sản phẩm tiêu Việt nói chung, và mặt hàng của công ty PITCO nói riêng. Hồ tiêu Malaysia, đặc biệt là

54

thƣơng hiệu hồ tiêu Sarawak đƣợc phân loại và chứng nhận thƣơng hiệu cũng nhƣ đƣợc ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ thƣơng nhân trên toàn thế giới công nhận về chất lƣợng nhất quán cao và độ tin cậy trong điều kiện giao hàng. Thƣơng hiệu hồ tiêu này đóng góp khoảng 95% tổng sản lƣợng tiêu của Malaysia, trong khi phần còn lại là ở bang Johor và Sabah.

Hiện nay, mặt hàng hồ tiêu nƣớc ta mới chỉ có các thƣơng hiệu nhƣ hồ tiêu Chƣ Sê, hồ tiêu Lộc Ninh, hồ tiêu Phú Quốc… đƣợc cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý song các thƣơng hiệu này mới chỉ có tên tuổi trên thị trƣờng nội địa, chƣa tạo dựng đƣợc danh tiếng trên thị trƣờng quốc tế. Vì thế, Việt Nam cần học tập Malaysia trong việc xây dựng thƣơng hiệu nhằm gia tăng giá trị thƣơng mại trong xuất khẩu.

Bên cạnh việc xây dựng thành công thƣơng hiệu tiêu Sarawak, Chính phủ Malaysia còn đƣa ra đƣợc những chƣơng trình, kế hoạch để thúc đẩy ngành xuất khẩu hồ tiêu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp hồ tiêu, điển hình nhƣ Chƣơng trình

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu petrolimex (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)