7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
3.4 TỔNG QUAN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của toàn Công ty cổ phần XNK Petrolimex có biến động khá rõ rệt trong giai đoạn 2011 đến 2013, mà nguyên nhân chủ yếu là do bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2009 và việc đầu tƣ, sản xuất kém hiệu quả của công ty.
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty PITCO trong giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Kim ngạch XNK - Xuất khẩu - Nhập khẩu Triệu USD (tr. USD) 91,5 85,9 5,6 68,1 64,6 3,5 90,5 80,5 10
Doanh thu thuần Tỷ VNĐ 2.790 1.948 2.318
Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ VNĐ 8,6 0,33 (17,6)
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của PITCO
Trong năm 2011, 2 năm sau khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2009, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục ở trạng thái đình đốn, khủng hoảng nợ công lan tràn, cùng với chính sách thắt lƣng buộc bụng mà hầu hết các nền kinh tế lớn đang thực hiện tiếp tục đè nặng lên triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới và đặc biệt là càng làm gia tăng nguy cơ kinh tế thế giới khủng hoảng kéo dài. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh phải kể đến nhƣ chi phí hoạt động tăng mạnh (0,8% lên 1%/doanh thu), biến động giá nhanh và mạnh ở hầu hết các ngành hàng xuất khẩu, nhu cầu vật liệu xây dựng trong nội địa giảm mạnh tác động đến ngành hàng sơn, sắt thép. Thêm vào đó, nhiều khách hàng ở khu vực Châu Âu, Bắc Phi khó khăn về tài chính, dẫn đến thu hẹp bán hàng cho nhóm khách hàng này, ảnh hƣởng đến kế hoạch xây dựng đầu năm.
Trong điều kiện này, công ty PITCO vẫn đạt kim ngạch XNK và doanh thu thực hiện năm 2011 tăng do xuất khẩu tăng mạnh (31%). Cụ thể, doanh thu thuần năm 2011 đạt 2.790 tỷ VNĐ, đạt 121% so với kế hoạch (2.300 tỷ VNĐ) và tăng 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 91,5 triệu USD, tăng 23,6% so với năm 2010. Tuy vậy, lợi nhuận trƣớc thuế của toàn công ty chỉ đạt 8,6 tỷ VNĐ, thấp hơn 62,6% so với kế hoạch (23 tỷ VNĐ) và giảm 60% so
29
với năm 2010 (16,2 tỷ VNĐ) do giá hàng hóa cuối năm giảm mạnh trong khi vẫn còn tồn kho hàng hóa (cao su).
Cũng trong năm này, ngành hàng hạt tiêu của PITCO vẫn duy trì hiệu quả kinh doanh tốt, tiếp tục nằm trong top các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu hàng đầu nƣớc ta và dần dịch chuyển cơ cấu sản phẩm từ chỉ kinh doanh các sản phẩm FAQ sang các sản phẩm chuyên sâu nhƣ tiêu sạch ASTA cơ lý, tiêu sạch vi sinh, tiêu xay… Về phần ngành hàng cao su thiên nhiên, do thị trƣờng Châu Âu gặp khó khăn, giá cả biến động mạnh và nhanh kéo theo sản lƣợng xuất khẩu sụt giảm, song doanh thu của ngành vẫn duy trì, kinh doanh có hiệu quả. Ngành hàng thiếc và sơn của công ty đều tăng trƣởng tốt về sản lƣợng và doanh thu, cụ thể ngành hàng sơn với sản lƣợng tăng trƣởng 815%, doanh thu tăng 429%. Còn ngành hàng xăng dầu, hóa chất thì tiếp tục giữ ổn định thị trƣờng, thị phần bán lẻ cho các hộ công nghiệp, duy trì sản lƣợng kinh doanh 10.000 m3/năm.
Sang năm tiếp theo, kinh tế toàn cầu tiếp tục trầm lắng và đang đối diện với rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ khủng hoảng nợ công của EU, tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ, niềm tin ngƣời tiêu dùng suy giảm. Các nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ hay Braxin cũng không thoát khỏi thực tế suy giảm đà tăng trƣởng của GDP. Hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn cầu bị tác động mạnh, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, tồn kho tăng, sức tiêu thụ của ngƣời dân giảm.
Vì vậy, năm 2012 kết quả thực hiện về doanh thu chỉ đạt 1.948 tỷ VNĐ, thấp hơn khoảng 30% so với năm 2011 và đạt 72% so với kế hoạch (2.700 tỷ VNĐ). Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 68,1 triệu USD, giảm xấp xỉ 26% so với năm 2011. Còn lợi nhuận trƣớc thuế của công ty là gần 330 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 25 tỷ đồng và so với cùng kỳ năm 2011 là gần 9 tỷ đồng. Ngoài lý do bối cảnh kinh tế còn nhiều bất cập, lợi nhuận của công ty năm 2012 giảm mạnh là do mảng đầu tƣ dài hạn vào lĩnh vực kinh doanh sơn của công ty chƣa mang lại hiệu quả và gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, trong năm 2012, ngoại trừ ngành xăng dầu hóa chất và tinh bột, các ngành hàng chủ lực khác của công ty đều gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh. Đơn cử nhƣ doanh thu của ngành hàng cao su và thiếc lần lƣợt giảm 25% và 40% so với năm 2011 do cạnh tranh gay gắt, nhu cầu tiêu dùng giảm và giá cả biến động mạnh. Riêng ngành hàng sơn trong năm này có kết quả kinh doanh thua lỗ, sản lƣợng sụt giảm mạnh (đạt 456 ngàn lít), chỉ bằng 30% kế hoạch năm và 60% sản lƣợng của năm 2011, mà nguyên nhân chủ yếu là do
30
ngành xây dựng và bất động sản đóng băng, kéo theo nhiều dự án bất động sản bị tạm hoãn hoặc kéo dài, tác động tiêu cực đến thị trƣờng sơn.
Trải qua hai năm kinh tế ảm đạm, năm 2013 vẫn tiếp tục là một năm thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế nƣớc ta nói riêng. Ở nƣớc ta, mặc dù có vài dấu hiệu tích cực cho thấy kinh tế đang phục hồi trở lại nhƣng tổng thể nền kinh tế vẫn chƣa vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2013 tăng 5,42%, cao hơn mức tăng trƣởng năm ngoái là 5,25%, song vẫn thấp hơn mức tăng trƣởng kế hoạch 5,5%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong năm này tăng 6,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012, đây là mức tăngthấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Trong bối cảnh khó khăn này, với những nỗ lực lớn trong việc mở rộng bán hàng, tìm kiếm thị trƣờng, kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện của công ty PITCO năm 2013 đạt 90,5 triệu USD, tăng 33% so với năm 2012; doanh thu thuần đạt 2.318 tỷ VNĐ, tăng xấp xỉ 19% so với năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế năm 2013 lỗ gần 17 tỷ đồng so với kế hoạch 8,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2012 là lãi 330 triệu đồng. Đây là năm đầu tiên công ty có kết quả kinh doanh lỗ.
Bên cạnh lý do tình trạng kinh tế chƣa có khởi sắc, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận âm là do mảng đầu tƣ dài hạn vào sản xuất của công ty chƣa mang lại hiệu quả (lĩnh vực kinh doanh sơn). Cụ thể, ngành hàng sơn năm 2013 tuy có tiến bộ đáng kể khi kí kết đƣợc 53 hợp đồng phâp phối với các công ty, chi nhánh xăng dầu trực thuộc cũng nhƣ việc triển khai xuất khẩu đƣợc gần 8 tỷ cho Crayola (Mỹ) và 1,1 tỷ cho PPG (Mỹ), song nhìn chung vẫn còn gặp nhiều thách thức trong khâu phân phối, tiêu thụ, từ khi hoạt động đã 4 năm chƣa có lãi và kết quả kinh doanh trong năm 2013 của ngành hàng sơn là lỗ lớn 15 tỷ.
31
CHƢƠNG 4
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU PETROLIMEX