CƠ CẤU TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu petrolimex (Trang 34)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.2CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của công ty PITCO

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty CP XNK Petrolimex

Hai công ty đƣợc thể hiện trong sơ đồ tổ chức trên đều là các công ty con mà PITCO sở hữu 100% vốn điều lệ: Công ty TNHH 1 thành viên Sơn Petrolimex và Công ty TNHH 1 thành viên xuất nhập khẩu Petrolimex Hà Nội. Trong đó, chỉ có Công ty TNHH MTV Sơn Petrolimex là nằm chung địa bàn Hồ Chí Minh với trụ sở chính, còn lại đóng tại Hà Nội, đây cũng là thị trƣờng phù hợp cho việc thu mua nguyện liệu và tiêu thụ của công ty.

Thêm vào đó, nhà máy Sơn Petrolimex và Xí nghiệp nông sản Tân Uyên đều nằm ở tỉnh Bình Dƣơng. Đây là nơi chế biến nguyên liệu đầu vào của công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU PETROLIMEX CÔNG TY TNHH MTV SƠN PETROLIMEX VĂN PHÒNG

CÔNG TY CÔNG TY TNHH MTV XNK PETROLIMEX HÀ NỘI

NHÀ MÁY SƠN PETROLIMEX

XÍ NGHIỆP CHẾ BIỂN NÔNG SẢN TÂN UYÊN

22

rồi mới đem ra tiêu thụ. Bộ phận kế toán ở tổng công ty cũng kiêm luôn nhiệm vụ ở xí nghiệp nông sản nên có thể thấy mối liên kết qua sơ đồ trên.

3.2.1.1 Công ty TNHH MTV XNK Petrolimex Hà Nội

- Vốn điều lệ: 15 tỷ đồng

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: mua bán, sản xuất, gia công, chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản hàng hóa, kim loại màu; kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy hải sản, hàng tiêu dùng, vật tƣ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng; mua bán sơn và nguyên liệu, sản phẩm ngành sản xuất sơn.

3.2.1.2 Công ty TNHH MTV Sơn Petrolimex (Petrolimex Paints Co., Ltd.)

- Vốn điều lệ: 120 tỷ đồng.

- Đƣợc quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng ISO (International Organization for Standardization – Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá) 9001: 2008 – Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các loại sơn trang trí, sơn dầu công nghiệp cao cấp trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến của Châu Âu.

- Chi nhánh công ty – Nhà máy Sơn Petrolimex đƣợc xây dựng tại Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore II (VSIP II) tỉnh Bình Dƣơng trên diện tích 1,2 ha, cam kết cho ra đời những dòng sản phẩm sơn chất lƣợng cao, kỹ thuật số, an toàn sinh thái, thân thiện với môi trƣờng (EcoDigital).

3.2.2 Sơ đồ quản lý

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần XNK Petrolimex tƣơng đối gọn nhẹ, cấu trúc theo định hƣớng kinh doanh thƣơng mại, tạo sự năng động và cạnh tranh về tính hiệu quả ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Trong đó, Ban Giám đốc trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh. Sơ đồ quản lý của công ty đƣợc thực hiện nhƣ sau:

23

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của công ty PITCO

Hình 3.2 Sơ đồ quản lý của Công ty CP XNK Petrolimex

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ Đ NG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CỬA HÀNG BÁN VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM PHÒNG KINH DOANH 1 (XĂNG DẦU + HÓA CHẤT) PHÒNG KINH DOANH 3 (GIA VỊ) PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH 2 (CAO SU & TINH BỘT SẮN) PHÒNG KINH DOANH 4 (THÉP INOX) PHÒNG DỊCH VỤ LOGISTICS KHO CHỨA HÀNG

24

3.2.3 Sơ đồ quản lý công ty thành viên

Nguồn: website công ty PITCO: http://www.pitco.com.vn

Hình 3.3 Sơ đồ quản lý công ty thành viên của Công ty CP XNK Petrolimex (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4 Nhiệm vụ của các phòng ban

3.2.4.1 Hội Đồng Cổ Đông

Hội đồng cổ đông là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai nhiệm kỳ của đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị:

- Quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty

- Quyết định chiến lƣợc phát triển của Công ty, phƣơng án đầu tƣ, các giải pháp phát triển thị trƣờng, tiếp thị và công nghệ.

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

KIỂM SOÁT VIÊN

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

25

- Bổ nhiêm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lƣơng và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.

- Kiến nghị mức cổ tức đƣợc trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.

- Duyệt chƣơng trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.

- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty.

3.2.4.2 Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát có các nhiêm vụ sau:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hồi đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông theo quy định của Nhà nƣớc.

- Thƣờng xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trƣớc khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lƣu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của kinh doanh của Công ty.

- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.2.4.3 Ban Tổng Giám đốc

- Ban giám đốc là những ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.

26

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của Công ty.

- Kiến nghị phƣơng án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức.

- Quyết định tiền lƣơng và phụ cấp đối với công nhân viên trong Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4.4 Phòng Kinh doanh 1

Phòng Kinh doanh 1 có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu và hóa chất; quản lý hệ thống cửa hàng xăng dầu và các đại lý mua bán xăng dầu của công ty.

3.2.4.5 Phòng Kinh doanh 2

Phòng Kinh doanh 2 có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh cao su và tinh bột sắn.

3.2.4.6 Phòng Kinh doanh 3

Phòng Kinh doanh 3 có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh hạt tiêu, cơm dừa sấy khô và các mặt hàng gia vị khác.

3.2.4.7 Phòng Kinh doanh 4

Phòng Kinh doanh 4 có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh sắt thép, thiếc, inox.

3.2.4.8 Phòng dịch vụ logistics

Phòng dịch vụ logistics có nhiệm vụ thực hiện công tác giao nhận container, quản lý số lƣợng, tình trạng, luân chuyển container tại các đầu bến, kho bãi; Kiểm tra các hóa đơn, chi phí… liên quan tới container; Thực hiện công tác chứng từ xuất nhập khẩu, tiến hành thanh toán tiền mua hàng, tiền thanh lý hợp đồng…

3.2.4.9 Phòng Tài chính Kế toán

Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán là tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo quyết toán do Bộ Tài Chính đề ra; Theo dõi thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ, chính xác, không để thất thoát tài sản của công ty; Tổ chức kiểm kê, cân đối tiền hàng; Nghiên cứu vận dụng các chính sách tài chính – kế toán, thống kê, đề xuất các biện pháp hạn chế khó khăn, vạch ra các phƣơng án tổ chức trong lĩnh vực tài chính – kế toán.

27

 Tổ chức thanh toán, quyết toán việc mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Lập kế hoạch tài vụ, cân đối thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo cho việc hỗ trợ tích cực kế hoạch kinh doanh của Công ty.

 Theo dõi tình hình kinh doanh và hiệu quả đồng vốn để tham mƣu cho Ban giám đốc và Hội đồng quản trị có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, góp phần đem lại lợi nhuận cho Công ty.

 Hƣớng dẫn thực hiện biểu bảng, chứng từ hạch toán, quyết toán thống kê và quản lý các chứng từ thanh toán do Nhà nƣớc quy định.

 Chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty, tham mƣu cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, đảm bảo tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục và đạt hiệu quả cao.

3.2.4.10 Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Tổ chức Hành chính chịu trách nhiệm về lĩnh vực nhân sự, lao động, tiền lƣơng của toàn công ty, công tác hành chính của văn phòng công ty.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Công ty PITCO có những ngành nghề kinh doanh chính nhƣ sau:

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị ngành công nghiệp, nông nghiệp, phƣơng tiện vận tải, vật tƣ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng.

- Mua bán, sản xuất, gia công, chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản hàng hóa, kim loại màu. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất chuyển khẩu xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu.

- Kinh doanh vận tải xăng dầu; đại lý kinh doanh xăng dầu.

- Dịch vụ giao nhận; đại lý, sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa XNK. - Kinh doanh, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà.

- Sản xuất, mua bán các loại thẻ từ, thẻ vi mạch, thẻ điện thoại.

28

3.4 TỔNG QUAN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của toàn Công ty cổ phần XNK Petrolimex có biến động khá rõ rệt trong giai đoạn 2011 đến 2013, mà nguyên nhân chủ yếu là do bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2009 và việc đầu tƣ, sản xuất kém hiệu quả của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty PITCO trong giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Kim ngạch XNK - Xuất khẩu - Nhập khẩu Triệu USD (tr. USD) 91,5 85,9 5,6 68,1 64,6 3,5 90,5 80,5 10

Doanh thu thuần Tỷ VNĐ 2.790 1.948 2.318

Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ VNĐ 8,6 0,33 (17,6)

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của PITCO

Trong năm 2011, 2 năm sau khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2009, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục ở trạng thái đình đốn, khủng hoảng nợ công lan tràn, cùng với chính sách thắt lƣng buộc bụng mà hầu hết các nền kinh tế lớn đang thực hiện tiếp tục đè nặng lên triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới và đặc biệt là càng làm gia tăng nguy cơ kinh tế thế giới khủng hoảng kéo dài. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh phải kể đến nhƣ chi phí hoạt động tăng mạnh (0,8% lên 1%/doanh thu), biến động giá nhanh và mạnh ở hầu hết các ngành hàng xuất khẩu, nhu cầu vật liệu xây dựng trong nội địa giảm mạnh tác động đến ngành hàng sơn, sắt thép. Thêm vào đó, nhiều khách hàng ở khu vực Châu Âu, Bắc Phi khó khăn về tài chính, dẫn đến thu hẹp bán hàng cho nhóm khách hàng này, ảnh hƣởng đến kế hoạch xây dựng đầu năm.

Trong điều kiện này, công ty PITCO vẫn đạt kim ngạch XNK và doanh thu thực hiện năm 2011 tăng do xuất khẩu tăng mạnh (31%). Cụ thể, doanh thu thuần năm 2011 đạt 2.790 tỷ VNĐ, đạt 121% so với kế hoạch (2.300 tỷ VNĐ) và tăng 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 91,5 triệu USD, tăng 23,6% so với năm 2010. Tuy vậy, lợi nhuận trƣớc thuế của toàn công ty chỉ đạt 8,6 tỷ VNĐ, thấp hơn 62,6% so với kế hoạch (23 tỷ VNĐ) và giảm 60% so

29

với năm 2010 (16,2 tỷ VNĐ) do giá hàng hóa cuối năm giảm mạnh trong khi vẫn còn tồn kho hàng hóa (cao su).

Cũng trong năm này, ngành hàng hạt tiêu của PITCO vẫn duy trì hiệu quả kinh doanh tốt, tiếp tục nằm trong top các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu hàng đầu nƣớc ta và dần dịch chuyển cơ cấu sản phẩm từ chỉ kinh doanh các sản phẩm FAQ sang các sản phẩm chuyên sâu nhƣ tiêu sạch ASTA cơ lý, tiêu sạch vi sinh, tiêu xay… Về phần ngành hàng cao su thiên nhiên, do thị trƣờng Châu Âu gặp khó khăn, giá cả biến động mạnh và nhanh kéo theo sản lƣợng xuất khẩu sụt giảm, song doanh thu của ngành vẫn duy trì, kinh doanh có hiệu quả. Ngành hàng thiếc và sơn của công ty đều tăng trƣởng tốt về sản lƣợng và doanh thu, cụ thể ngành hàng sơn với sản lƣợng tăng trƣởng 815%, doanh thu tăng 429%. Còn ngành hàng xăng dầu, hóa chất thì tiếp tục giữ ổn định thị trƣờng, thị phần bán lẻ cho các hộ công nghiệp, duy trì sản lƣợng kinh doanh 10.000 m3/năm.

Sang năm tiếp theo, kinh tế toàn cầu tiếp tục trầm lắng và đang đối diện với rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ khủng hoảng nợ công của EU, tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ, niềm tin ngƣời tiêu dùng suy giảm. Các nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ hay Braxin cũng không thoát khỏi thực tế suy giảm đà tăng trƣởng của GDP. Hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn cầu bị tác động mạnh, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, tồn kho tăng, sức tiêu thụ của ngƣời dân giảm.

Vì vậy, năm 2012 kết quả thực hiện về doanh thu chỉ đạt 1.948 tỷ VNĐ, thấp hơn khoảng 30% so với năm 2011 và đạt 72% so với kế hoạch (2.700 tỷ VNĐ). Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 68,1 triệu USD, giảm xấp xỉ 26% so với năm 2011. Còn lợi nhuận trƣớc thuế của công ty là gần 330 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 25 tỷ đồng và so với cùng kỳ năm 2011 là gần 9 tỷ đồng. Ngoài lý do bối cảnh kinh tế còn nhiều bất cập, lợi nhuận của công ty năm 2012 giảm mạnh là do mảng đầu tƣ dài hạn vào lĩnh vực kinh doanh sơn của công ty chƣa mang lại hiệu quả và gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, trong năm 2012, ngoại trừ ngành xăng dầu hóa chất và tinh bột, các ngành hàng chủ lực khác của công ty đều gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh. Đơn cử nhƣ doanh thu của ngành hàng cao su và thiếc lần lƣợt giảm 25% và 40% so với năm 2011 do cạnh tranh gay gắt, nhu cầu tiêu dùng giảm và giá cả biến động mạnh. Riêng ngành hàng sơn trong năm này có kết quả

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu petrolimex (Trang 34)