Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân Thọ Thừa

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 70)

8. Kết cấu của đề tài

4.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân Thọ Thừa

Thừa Thiên Huế

Phân tích nhân tố được sử dụng khi hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) có giá trị từ 0,5 đến 1 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)[3]. Các hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi nhóm biến để đảm bảo sự hội tụ của các biến trong một nhân tố; điểm dừng khi Eigenvalues lớn hơn 1 và tổng phương sai rút trích lớn hơn 0,5(theo Gerbing & Anderson (1998). Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố chính (Principle component analysis) với phép xoay Varimax sẽ được sử dụng để phân tích nhân tố. Phép xoay Varimax cho phép xoay nguyên gốc các nhân tốđể tối thiểu hóa sốlượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích của các nhân tố. Sau khi xoay, ta sẽ loại

các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5. Chỉ những biến lớn hơn 0,5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tốnào đó.

a. Phân tích nhân tốbiến phụ thuộc - năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH

Thang đo này đươc thiết kế với 3 biến quan sát để đo lường sự đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân tố này được rút trích theo phương pháp Pricipal Component và phép quay Varimax.

Kiểm định KMO & Bartlett’s Test cho thấy hệ số KMO = 0,606 (lớn hơn 0,5) và Sig. nhỏ hơn 0,05 (Phụ lục 2) nên có thể tiến hành phân tích nhân tố (Hair & ctg, 1988) [20]. Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định mức độ hội tụ của các biến quan sát.

Bảng 4.5 cho thấy có 1 nhân tố được rút ra gồm 3 biến quan sát với giá trị Eigenvalue là 2,153, phương sai rút trích là 71,76% (lớn hơn 50%, Gerbing & Anderson, 1988) điều này cho thấy 71.76% biến thiên của số liệu được giải thích bởi nhân tố này.

Bảng 4.4: Phân tích nhân tố biến phụ thuộc – Năng lực cạnh tranh Biến Hệ số tải nhân tố

NL1 0,925 NL2 0,870 NL3 0,735 Eigenvalue 2,153 Cronbach’s Alpha 0,799 Phương sai rút trích (%) 71,76

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số trong phép kiểm định thống kê của SPSS, dùng để kiểm tra sự chặt chẽ vàtương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến 2 khía cạnh tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số của những người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Trong đó những biến giải thích thuộc nhân tố có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Correct Item – Total Correlative) lớn hơn 0.3 và có hệ số

Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6 thì mới xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào những bước phân tích tiếp theo (Nunnally và Burnstein, 1994). Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn. Ở đây, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,799 cho thấy thang đo có độ tin cậy cao.

b. Phân tích nhân tốcác biến độc lập - Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH

Kiểm định KMO & Bartlett’s Test cho thấy hệ số KMO = 0,853 (lớn hơn 0,5) và Sig. nhỏ hơn 0,05 (Phụ lục 2) nên giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và có thể tiến hành phân tích nhân tố.

Sau khi phân tích nhân tố với phương pháp trích rút nhân tố chính (Principal Component) và phép quay Varimax cho phép trích rút số nhân tố là ít nhất, 5 nhân tố gồm 34 biến đo lường năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH ban đầu hình thành 6 nhân tố gồm 30 biến. Các nhân tố đều có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai rút trích là 56,67%, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và Cronbach’s Alpha của các nhân tố đều lớn hơn 0,7 cho thấy thang đo là đáng tin cậy và có thể đưa vào các bước phân tích tiếp theo.

Các nhân tố mới được hình thành và đặt tên lại như sau:

* Nhân tố 1: Bao gồm các biến MA1, MA9, MA2, MA3, MA4.

Không có biến quan sát nào có hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Các biến MA1, MA2, MA3, MA4 thuộc về yếu tố “Đáp ứng nhu cầu khách hàng” trong Năng lực Marketing. Và biến MA9 “Các buổi Hội nghị khách hàng của BVNT-TTH đem lại nhiều thông tin bổ ích cho khách hàng” đánh giá việc cung cấp thông tin về BHNT cho khách hàng thông qua Hội nghị khách hàng, đáp ứng nhu cầu về nắm bắt thông tin của khách hàng. Do đó, nhân tố này sẽ được đặt tên là “Đáp ứng nhu cầu khách hàng”.Kí hiệu: DU.

Bảng 4.5: Phân tích nhân tố các biến độc lâp - Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH

Biến Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3Các nhân tốNhân tố 4 Nhân tố 5 Nhân tố 6

MA1 .854 MA9 .788 MA2 .776 MA3 .683 MA4 .678 ST2 .760 ST1 .741 ST3 .731 ST4 .660 DH4 .530 MA15 .744 MA16 .671 MA13 .645 MA12 .638 MA14 .617 MA11 .604 DH3 .813 DH2 .757 DH5 .603 DH1 .602 DT2 .524 DV2 .773 DV3 .723 DV4 .706 DV1 .594 DT3 .770 DT4 .730 DT1 .578 DT5 .572 Eigenvalue 6.641 3.071 2.089 1.782 1.547 1.302 Cronbach’s Alpha 0,854 0,796 0,740 0,761 0,789 0,709 Phương sai rút trích (%) 22.90 10.591 7.204 6.145 5.336 4.491

* Nhân tố 2: Bao gồm các biến ST2, ST1, ST3, ST4, DH4.

Không có biến quan sát nào có hệ sốtải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Các biến này nằm trong thang đo Năng lực sáng tạo để đolường khả năng khắc phục những điểm còn hạn chế trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Biến DH4 – “Công ty thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường” thể hiện sự thay đổi, cải thiện sản phẩm nên, nhân tố này vẫn giữ nguyên tên là “Năng lực sáng tạo”. Kí hiệu ST.

* Nhân tố 3: Bao gồm các biến MA15, MA16, MA13, MA12, MA14, MA11.

Không có biến quan sát nào có hệ sốtải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Các biến này nằm trongnhân tố Năng lực Marketing đánh giá về cách thức doanh nghiệp “Phản ứng với đối thủ cạnh tranh” và sự “Thích ứng với môi trường vĩ mô”. Do đó, nhân tố này sẽ được đặt tên là “Phản ứng của doanh nghiệp”. Kí hiệu: PU.

* Nhân tố 4: Bao gồmcác biến DH3, DH2, DH5, DH1, DT2.

Không có biến quan sát nào có hệ sốtải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Các biến DH3, DH2, DH5, DH1 thuộc nhân tố Định hướng kinh doanh trong mô hình nghiên cứu gốc. Biến DT2 - Công ty đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng cũng nằm trong nhân tố này sau khi phân tích nhân tố. Rõ ràng, đối với một công ty cung cấp dịch vụ thì việc làm sao để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn phải nằm trong định hướng kinh doanh của doanh nghiệp và hiện nay theo định hướng của Tổng Công ty BVNT, BVNT-TTH luôn không ngừng cải thiện các sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ về tài chính vượt trội, đảm bảo cuộc sống bình an, thịnh vượng. Do đó, nhân tố này vẫn sẽ giữ nguyên tên cũ là

“Định hướng kinh doanh”. Kí hiệu: DH.

* Nhân tố 5: Bao gồm các biến DV2, DV3, DV4, DV1.

Không có biến quan sát nào có hệ sốtải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Các biến này nằm trong thang đo Năng lực tổ chức dịch vụ nhằm đo lường chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Vì vậy nhân tố này vẫn lấy tên theo mô hình lý thuyết là “Năng lực tổ chức dịch vụ”. Kí hiệu: DV.

* Nhân tố 6: Bao gồm các biến DT3, DT4, DT1, DT5.

Không có biến quan sát nào có hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Các biến này nằm trong thang đo Danh tiếng của doanh nghiệp. Vì vậy nhân tố này vẫn lấy tên theo mô hình lý thuyết là “Danh tiếng của doanh nghiệp”. Kí hiệu: DT.

Như vậy, từ các biến ban đầu qua phép phân tích nhân tố đã rút ra được 6 nhân tố mới, các biến mới này (DU, ST, PU, DH, DV, DT)được tạo ra bằng cách lấy điểm Likert bình quân của các biến thuộc nhân tố mới này.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)