Về Danh tiếng của doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 81 - 109)

8. Kết cấu của đề tài

5.5.Về Danh tiếng của doanh nghiệ p

Nhân tố này có mức tác động đến năng lực cạnh tranh với hệ số Beta là 0,137. Thống kê từ mẫu nghiên cứu cho thấy, khách hàng đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp ở mức trung bình là 4,12 trên thang đo Likert năm mức độ, chứng tỏ danh tiếng của BVNT-TTH được khách hàng đánh giá ở mức cao trong các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thương hiệu của BVNT ngày càng đến gần hơn với người dân. Các biến như DT3; DT4; DT1; DT5 (BVNT-TTH cung cấp các sản phẩm tài chính có chất lượng cao, nhiều quyền lợi; Công ty đáp ứng sự thỏa mãn của quý khách;Công ty thực hiện đầy đủ mọi cam kết với quý khách; Đội ngũ nhân viên của công ty có tác phong chuyên nghiệp; Quý khách quan tâm đến các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của BVNT-TTH) được đánh giá ở mức trung bình lần

lượt là 4,03; 4,10; 4,09; 4,28.

Đầu tư cho phát triển thương hiệu là một vấn đề quan trọng mà bất kì một doanh nghiệp nào đều rất quan tâm. Thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của đơn vị. Thương hiệu là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một đơn vị không thể tồn tại mà không có thương hiệu. Chiến lược marketting và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp là nòng cốt để doanh nghiệp cạnh tranh trong điều kiện hiện nay. Trong thời gian vừa qua BVNT-TTH đã tập trung rất nhiều cho việc nâng cao thương hiệu. Tuy nhiên mỗi giai đoạn công tác marketting, quảng cáo thương hiệu lại có những đặc điểm khác biệt quan trọng. Trong thời gian tới BVNT-TTH cần phải tập trung cho các giải pháp sau để nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.

Trước hết cần tăng cường đầu tư cho đội ngũ đại lý. Hiện nay số lượng đại lý của BVNT-TTH là rất lớn, nó trải rộng trên phạm vi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây được xác định là những nhân tố quan trọng nhất để giới thiệu hình ảnh của BVNT- TTH tới khách hàng. Tư vấn viên là cấp độ gần khách hàng nhất. Mọi hình ảnh của đơn vị thông qua tư vấn viên sẽ đến với khách hàng nhanh hơn. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của tư vấn viên là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất. Hơn nữa chính

tư vấn viên lại là người nắm rõ nhu cầu thị trường từng khu vực từ đó phản ánh lên BVNT-TTH để có những sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu khách hàng. Với vai trò quan trọng như vậy trong thời gian tới BVNT-TTH cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư cho các đại lý như kĩ năng, nghiệp vụ và đặc biệt là khả năng quảng bá hình ảnh của đại lý.

Thứ hai, về chiến lược quảng cáo của BVNT-TTH. Mặc dù trong một vài năm gần đây BVNT-TTH đã có những bước quan trọng trong việc quảng cáo sản phẩm và hình ảnh của mình tới khách hàng. Nhưng thực sự hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của BVNT-TTH còn rất hạn chế. Rất ít khi bắt gặp các chương trình quảng cáo của BVNT hay BVNT-TTH trên truyền hình, báo chí... Không như Prudential, họ rất quan tâm đến quảng cáo tên tuổi của mình thông qua các chương trình quảng cáo, đặc biệt là khi có các sản phẩm mới. BVNT-TTH với vai trò là công ty bảo hiểm tồn tại khá lâu trên thị trưòng dường như lại đang bỏ phí một phương tiện hữu hiệu để quảng bá hình ảnh của mình. Chính vì vậy trong thời gian tới cần kết hợp cùng với Tổng Công ty BVNT trong việc đẩy mạnh việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, tăng cường hoạt động tài trợ, từ thiện nhằm quảng cáo hình ảnh của đơn vị. Hoạt động này được coi là các phương tiện quảng bá hình ảnh nhanh nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Những năm trước BVNT-TTH đã làm rất tốt công tác này. Trong thời gian tới BVNT-TTH cần tiếp tục tăng cường vốn hơn nữa cho những hoạt động vừa mang tính nhân văn vừa góp phần nâng cao vị thế của đơn vị như vậy.

Những biện pháp nêu trên phần nào sẽ giúp BVNT-TTH thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình, mang lại nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích với chất lượng tốt nhất cho khách hàng, mang lại cho khách hàng những giải pháp tài chính tối ưu, đảm bảo cuộc sống bình an và thinh vượng. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục duy trì vị thế của BVNT-TTH trên thị trường cũng như định vị trong tâm trí khách hàng, làm nền tảng giúp BVNT-TTH trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng khi có nhu cầu về BHNT.

KẾT LUẬN

Hiện nay, dân số của Việt Nam đã đạt đến mốc hơn 90 triệu dân; trong đó, tỷ lệ tham gia BHNT mới chỉ là 10%, điều này cho thấy thị trường vẫn còn rất tiềm năng. Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam hiện đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp BHNT trên thế giới. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp BHNT nước ngoài, vốn đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và khai thác cũng như nguồn tài chính mạnh mẽ đã làm cho thị trường BHNT cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Đây dường như là xu thế đã được lập trình sẵn của thời đại và là cơ sở để BVNT-TTH đưa ra các quyết định, chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục duy trì vị thế số 1 của mình trên thị trường BHNT. Do đó để thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến đổi và phát triển trong tương lai đòi hỏi BVNT-TTH phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, bắt đầu bằng việc sử dụng và khai thác các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh đòi hỏi cần phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục để có thể đáp ứng kịp thời sự biến động của thị trường và phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp.

Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân thọ Thừa Thiên Huế” đã giải quyết được các vấn đề sau:

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BHNT, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định và xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Để có thể khẳng định sự tác động của các yếu tố này đến năng lực cạnh tranh, một mô hình nghiên cứu đã được xây dựng và kiểm định.

Quá trình nghiên cứu đề tài được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và điều tra thử khách hàng, nhằm xác định tính phù hợp và hiệu chỉnh bảng hỏi. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thông qua phiếu điều tra để thu thập ý kiến của khách hàng với kích thước mẫu là 278 và phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận thiện phi xác suất. Dữ liệu sau khi thu về đã được phân loại, mã hóa, làm sạch và đưa vào xử lý với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 16. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích nhân tố, đánh giá thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích

hồi quy, kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết thông qua phân tích phương sai một yếu tố ANOVA:

Trước khi tiến hành các phân tích, các biến được kiểm định phân phối chuẩn theo tiêu chuẩn Kolmogorov – Smironov với cỡ mẫu lớn (278) cho các biến điều tra về sự tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cho thấy các biến đưa vào đều có phân phối chuẩn, thích hợp để đưa vào phân tích đa biến ở các bước tiếp theo.

Sau đó, phép phân tích nhân tố được thực hiện, từ 5 thành phần gồm 34 biến đo lường thành phần tạo thành năng lực cạnh tranh ban đầu rút ra được 6 nhân tố gồm 30 biến là Đáp ứng nhu cầu khách hàng; Năng lực sáng tạo; Phản ứng của doanh nghiệp; Định hướng kinh doanh; Năng lực tổ chức dịch vụ; Danh tiếng của doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có 5 nhân tố trong 6 nhân tố nêu trên tác động đến năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH là Đáp ứng nhu cầu khách hàng; Năng lực tổ chức dịch vụ; Định hướng kinh doanh; Năng lực sáng tạo và Danh tiếng của doanh nghiệp. Trong đó, thành phần có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng là thành phần Đáp ứng nhu cầu khách hàng (βR1R = 0,365), thứ hai là Năng lực tổ chức dịch vụ (βR2R= 0,247), thứ ba là Định hướng kinh doanh (βR3R= 0,196), thứ tư là Năng lực sáng tạo (βR4R = 0,145), thứ năm là Danh tiếng của doanh nghiệp (βR5R = 0,137). Hệ số tương quan R = 0,779, khá lớn nên 5 biến đưa vào mô hình có mối tương quan chặt chẽ với năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH. RP

2

P= 0,600 cho thấy 5 nhân tố này giải thích được 60,0% sự thay đổi của biến năng lực cạnh tranh. Giá trị F = 83,936 và Sig. rất nhỏ chứng tỏ mô hình hồi quytuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Trên cơ sở lý luận chung về BHNT, năng lực cạnh tranh, thực trạng về tình hình khai thác và thực tế điều tra từ khách hàng, cùng với việc xem xét các định hướng, chiến lược phát triển của BVNT trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH. Kết quả của nghiên cứu sẽ là nguồn đầu vào phục vụ cho việc hình thành các chính sách của công ty, giúp BVNT- TTH có cơ hội hiểu rõ hơn về năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình cũng như sự tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh . Từ đó có cơ sở để BVNT-TTH nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả hơn và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường BHNT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo về tình hình nhân sự, cơ cấu tổ chức; Báo cáo về Doanh thu khai thác mới và tuyển dụngcủa BVNT Thừa Thiên Huế từ 2011-2013.

2. Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê, Đại học Kinh tế Huế.

3. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, Tập1, Tập 2, NXB Hồng Đức.

4. Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) , Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của

Công ty TNHH Siemens Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

5. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Một số yếu tố tạo thành năng

lực cạnh tranh động và giải pháp nuôi dưỡng, Hội thảo "Năng lực cạnh tranh động

của doanh nghiệp"

6. Nguyễn Hữu Lãm, Đinh Thái Hoàng & Phạm Xuân Lan (2007), Quản trị chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lược và phát triển vị thế cạnh tranh,NXB Thống kê TP.HCM.

7. Nguyễn Hữu Quỳnh(2001), Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP. HCM dẫn lại từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (2004)

9. Nguyễn Ngọc Hà & Trương Tấn Quân (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi Nhánh Phú Yên, Trường

ĐH Kinh tế Huế.

10. Nguyễn Thị Cành (2007), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên

cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia thành phố HCM.

11. Nguyễn Thị Khánh Hồng & Lại Xuân Thủy (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh

tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Định, Trường ĐH Kinh tế Huế, Đại học Huế.

12. Nguyễn Văn Định (2000), Giáo trình Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 13. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm, Trường Đại

học Kinh tế quốc dân.

14. Phạm Thị Định (2011), Giáo trình kinh tế Bảo hiểm, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

15. Phạm Thị Mỹ Tiên (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt nhân thọ

theo xu thế hội nhập, Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM.

16. Trần Thị Thu Hương (2010), Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành

bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

17. Allen, F. (1984), Reputation and product quality, RAND Journal of Economics, 15, 311-327.

18. Anderson, J., & Narus, J. A. (1998). Business marketing: Understand what customers value, Harvard Business Review, 76(6 Nov/Dec), 53-62.

19. Damanpour, F. (1991), Organizational innovation: a meta-analysis of effects of determinants and moderator, Academy of Management Journal, 34(3),555-90

20. Deshpandé, Rohit, Farley, John U. and Webster Jr., Frederick E. (1993). Corporate culture, customer orientation, and innovativeness in Japanese firms: a quadrad analysis. Journal of Journal of Marketing, 57(1), 22-27.Marketing, 57(1), 22-27. 21. Eisenhardt KM & Martin JA. (2000), Dynamic capabilities: what are they?,

Strategic Management Journal, 21, 1105-1121.

22. Grant RM. (1991), A resource based theory of competitive advantage: implications for strategy formulation, California Management Review, 33(3):114-351.

23. Hair & ctg (1998). Multivariate Data Analysis, (5thEdition). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

24. Heski Bar-Isaac, (2004) "Imperfect Competition and Committment," Working Papers 04-09, New York University, Leonard N. Stern School of Business, Department of Economics.

25. Homburg C, Grozdanovic M & Klarmann M. (2007), Responsiveness to customers and competitors: the role of affective and cognitive organizational systems, Journal of Marketing 71(July),18-38.

26. Hongbin Cai & Ichiro Obara, 2009. "Firm reputation and horizontal integration," RAND Journal of Economics, RAND Corporation, vol. 40(2), pages 340-363.

644-663.

28. Hult GTM, Hurley RF & Knight GA. (2004), Innovativeness: Its antecedents and impact on business performance, Industrial Marketing Management,33, 429-438. 29. Klein, B. & Leffler, K. (1981), The Role of Market Forces in Assuring Contractual (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Performance, Journal of Political Economy, 89, 615-641.

30. Kreps, David. (1990), Corporate Culture and Economic Theory, in Perspectives on Positive Political Economy, eds. James E. Alt and Kenneth A. Shepsle, Cambridge University Press, New York.

31. Mailath, George and Larry Samuelson. (2001), Who Wants a Good Reputation?, Review of Economic Studies, 68, 415-441.

32. Menguc B & Auh S (2006), Creating a firm-level dynamic capability through capitalizing on market orientation and innovativeness, Journal of the Academy of Marketing Science 34(1), 63-73.

33. Nguyen Thi Mai Trang, Barrett NJ & Nguyen Dinh Tho (2004), Cultural sensitivity, information exchange, and relationship quality, Journal of Customer Behaviour 3(3),281-303

34. Parasuraman A., Zeithaml V. & Berry L. (1985), A conceptual model of service

quality and its implications for future research, Journal of Marketing, Vol 49, pp

41-50.

35. Porter M (1980), Competition Strategy-Techniques for Analyzing Industries and Competitors, New York: The Free Press.

36. Porter M (1981), The contributions of industrial organization to strategic management, Academy of Management Review 6(4), 609-620.

37. Quince, T. and Whittaker, H. (2003) 'Entrepreneurial Orientation and Entrepreneurs: intentions and objectives', Centre for Business Research Working Paper No. 271.

38. Sinkula James M. & Barker William E. & Noordewier Thomas (1997), A framework for market-based organizational Learning: Linking values, knowledge, and behavior, Journal of the 1997, 306-318.academy of marketing science. Fall 39. Slater Stanley F. & Narver John C. (1995), Market orientation and the learning

40. Tadelis, Steven, 1999, What’s in a Name? Reputation as a Tradeable Asset, American Economic Review, 89:548-563.

41. Teece DJ, Pisano G & Shuen A. (1997), Dynamic capabilities and strategic management, Strategic Management Journal, 18(7), 509-33.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ



ID:……. Xin kính chào quý Khách hàng!

Tôi là Nguyễn Hoàng Hải - học viên Cao học trường Đại học Tài Chính – Marketing, đang thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 81 - 109)