Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 31 - 33)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.5.2 Môi trường bên ngoài

Bên cạnh các nhân tố bên trong đóng vai trò quyết định tới việc đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BVNT thì các nhân tố bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng tới hoạt động đầu tư của đơn vị.

*Môi trường kinh tế:

-Trong môi trường kinh doanh, các nhân tố kinh tế luôn có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm nói riêng. Các nhân tố kinh tế bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, lãi suất trên thị trường vốn, sự phân bố các nguồn lực kinh tế, chính sách thuế khóa… có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động vàphát triển của doanh nghiệp bảo hiểm.

-Tốc độ phát triển kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên. Thu nhập tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi tiêu dùng. Đặc

biệt, sản phẩm bảo hiểm được xếp vào danh mục hàng hóa cao cấp. Các DNBH nhân thọ rất khó phát triển được tại một thị trường mà thu nhập dân cư chỉ đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu.

Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó doanh nghiệp cũng phải đánh giá được tác động của nó để tìm ra những cơ hội và thách thức.

*Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:

Thị trường có càng nhiều các công ty tham gia thì mức độ cạnh tranh càng lớn, điều đó cũng có nghĩa các doanh nghiệp phải chấp nhận việc chia sẻ thị trường. Hành động của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn phần thị phần mà mình đang có thì sẽ nhận được ngay hành động đáp trả của một đối thủ khác để giành lại phần thị phần bị mất. Nếu cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá cả sẽ xảy ra, thị trường bị thu hẹp, lợi nhuận giảm sút. Trong tương lai, cạnh tranh là giành cơ hội chứ không phải là giành thị phần. Các nhân tố tác động đến mức độ ganh đua giữa các đối thủ trong ngành bao gồm cấu trúc cạnh tranh ngành, các điều kiện nhu cầu và rào cản rời khỏi ngành.

Chính vì vậy doanh nghiệp trước khi quyết định bất kì một vấn đề gì đều phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến tình hình thực tế và năng lực cạnh tranh của đơn vị cũng như của các đối thủ, dự đoán tình hình tương lai để ra quyết định đầu tư phù hợp.

*Các sản phẩm thay thế:

Các sản phẩm thay thế như: gửi tiền tiết kiệm; đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ,… là những sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu tương tự của khách hàng là chuẩn bị (hay tích trữ) tài chính, đề phòng cho những chi dùng của khách hàng trong tương lai. Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặt giá cao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lời của DNBH nhân thọ. Vì vậy, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phải được thiết kế khoa học, có khả năng giành được lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác.

*Trung gian Marketing:

- Các trung gian Marketing trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ như: Đại lý bảo hiểm nhân thọ; các tổ chức ngân hàng, bưu điện… hoạt động với tư cách là trung gian

đưa sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tới tay người tiêu dùng. Những trung gian này được xem là mối đe dọa đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm khi họ ở vị thế cao trong cuộc thương lượng. Các trung gian có thể yêu cầu DNBH tăng chi phí hoạt động, tăng hoa hồng, tăng thưởng cho họ, trực tiếp làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến chất lượng phân phối sản phẩm của DNBH.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)