Kiểm định phân phối chuẩn của các biến phân tích

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 65)

8. Kết cấu của đề tài

4.2.1.2. Kiểm định phân phối chuẩn của các biến phân tích

Với đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh được cấu thành từ rất nhiều các yếu tố khác nhau nên việc sử dụng các phương pháp phân tích đa biến rất hữu ích để xác định được vai trò và mức độ tác động của từng yếu tố đối với năng lực cạnh tranh nâng cao năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH. Như đã đề cập ở phần đầu nghiên cứu, phân tích nhân tố và hồi quy đa biến là phương pháp được sử dụng chính để phân tích mối quan hệ giữa các biến. Do đo, kiểm định phân phối chuẩn là điều kiện đầu tiên cần thực hiện để xem xét sự thích hợp của số liệu để đưa vào phân tích ở các bước tiếp theo.

Kết quả kiểm định phân phối chuẩn theo tiêu chuẩn Kolmogorov – Smironov với cỡ mẫu lớn (278) cho các biến điều tra về sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng (31 biến) được trình bày ở phụ lục 2. Từ kết quả có thể thấy được mức ý nghĩa quan sát (Observed Significance Level) viết tắt là Sig. trong phụ lục cho thấy tất cả các biến kỳ vọng đều có Sig. nhỏ hơn 1/1000 với mức α làm cơ sở phân tích là 0,05. Bên cạnh đó, giá trị lệch về bên trái Skewness và giá trị lệch về bên phải Kurtosis của tất cả các biến đều ở trong mức giá trị cho phép với giá rị tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 2.

Do đó, tất cả các biến đánh giá năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH đều thỏa mãn điều kiện phân phối chuẩn. Với sự thỏa mãn về điều kiện này việc phân tích đa biến là hoàn toàn có thể tiến hành được.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY bảo VIỆT NHÂN THỌTHỪA THIÊN HUẾ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)