Mục tiêu, quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ thời kỳ tới

Một phần của tài liệu Marketing Hỗn hợp dịch vụ cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Trung Tâm Thương Mại Mipec Tower. (Trang 101 - 113)

VỚI NHÀ NƯỚC

3.3.2 Mục tiêu, quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ thời kỳ tới

dịch vụ phân phối bán lẻ thời kỳ tới 2020

3.3.2.1 Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc chung về hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL thời kỳ tới

* Mục tiêu của hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ:

- Phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân,

đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP và góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm môi trường sinh thái.

- Bảo đảm lĩnh vực DVPPBL phát triển trong sự ổn định, cân bằng và hài hoà giữa HTPPBL truyền thống với HTPPBL hiện đại tạo thế chủ động tham gia mạng lưới phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước.

- Tạo cơ sở kinh tế và tiền đề về tổ chức quản lý cho quá trình chủ động thực hiện thành công các cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cũng như các cam kết khác về hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời hạn chế được những tác động bất lợi của việc thực hiện các cam kết hội nhập đến thị trường bán lẻ Việt Nam, bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc.

* Quan điểm:

- Hài hòa và đa dạng hoá các kênh phân phối, các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá cụ thể, các loại hình tổ chức và phương thức hoạt động phân phối bán lẻ, các thực thể kinh tế, các chế độ sở hữu, các địa bàn thị trường và các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển.

- Kết hợp giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, tạo ra sự bổ sung lẫn nhau giữa HTPPBL truyền thống với HTPPBL hiện đại trên địa bàn cả nước; xây dựng và củng cố các hệ thống phân phối lớn trên phạm vi toàn quốc đi đôi với tổ chức phát triển mạng lưới phân phối nhỏ ở địa phương.

- Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở thị trường trong nước, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

* Các nguyên tắc chung về tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa:

Một là, nhất quán giữa chính sách và thực thi chính sách ở mọi cấp, mọi ngành để đảm bảo hiệu lực của chính sách được hoàn thiện tác động tích cực đến sự phát triển DVPPBL

Hai là, bảo đảm chính sách phát triển DVPPBL phải phù hợp với qui luật vận hành của thương mại, của sự phát triển DVPPBL trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Ba là, đồng bộ trong điều chỉnh và hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL. Bốn là, kết hợp ngành, địa phương và vùng lãnh thổ trong, hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL.

Năm là, Nguyên tắc lợi ích kinh tế trong hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL.

3.3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách khung phát triển DVPPBL thích ứng với cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ tới

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối tự do và công bằng phù hợp với thông lệ và qui định quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO ...

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách một giá - giá thị trường có sự quản lý,hướng dẫn của Nhà nước theo hướng sau khi đã bãi bỏ triệt để biện pháp kiểm soát giá và thay thế biện pháp qui định số lần tăng, giảm giá trong một khung thời gian nhất định (rất khó thực hiện trên thực tế) bằng chính sách Nhà nước cung cấp thông tin dự báo giá cả thị trường (trong và ngoài nước) đối với các mặt hàng thiết yếu (xăng, dầu, điện, nước ...). Riêng đối với các mặt hàng có liên quan đến an ninh, quốc phòng, Nhà nước vẫn áp dụng chính sách kiểm soát và qui định mức giá (phù hợp với qui định của WTO), nhưng cần rà soát lại diện mặt hàng, chỉ duy trì biện pháp này đối với những mặt hàng thật cần thiết.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách lưu thông hàng hoá theo hướng đẩy nhanh tiến trình hợp chuẩn quốc tế về hàng hoá trong lưu thông, thừa nhận và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong lưu thông giữa Việt Nam với các nước, nhất là các thành viên WTO. Mặt khác, việc hoàn thiện chính sách lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước phải gắn với việc hoàn thiện chính sách mặt hàng nhập khẩu, tiêu thụ qua mạng lưới phân phối bán lẻ ở thị trường trong nước. Nhà nước cần sớm công bố danh mục các mặt hàng không thiết yếu, danh mục các

mặt hàng trong nước đã sản xuất được, danh mục hàng hóa nhập khẩu tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho sản xuất và đời sống.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương nhân tham gia lĩnh vực DVPPBL theo hướng tiếp tục xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản, Sở chủ quản đối với các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, chế độ Chính phủ chủ quản đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Đồng thời, xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại về các quy định chính sách cụ thể liên quan đến các doanh nghiệp Nhà nước được bảo lưu trong cam kết gia nhập WTO về độc quyền và đặc quyền phân phối và các mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp này (14 doanh nghiệp) nhằm đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp này hoàn toàn vận hành theo tiêu chí thương mại, không có sự can thiệp hành chính của Nhà nước dưới mọi hình thức.

- Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thị trường, chính sách thương mại của Nhà nước tác động đến lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ theo hướng: Cụ thể hoá và ban hành các chính sách tầm vĩ mô và trung mô (cấp địa phương) về các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đất đai, đầu tư, tín dụng đối với hoạt động và phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ.

3.3.2.3 Kiến nghị hoàn thiện các chính sách cụ thể tác động đến sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam thời kỳ tới

Hoàn thiện các chính sách tác động đến sự gia nhập thị trường và cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ

Hoàn thiện chính sách hội nhập và mở cửa thị trường DVPPBL

Cần nghiên cứu bổ sung một số quy định chính sách cụ thể liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập các cơ hội tiếp cận, tham gia thị trường bán lẻ và môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, ổn định và minh bạch cho các nhà phân phối trong và ngoài nước, tuân thủ nguyên tắc MFN và NT của WTO. Quan điểm chủ đạo của chính sách là Nhà nước không khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài được mở cơ sở bán lẻ ở các đô thị lớn, các địa bàn có lợi thế địa kinh doanh bán lẻ.

- Xây dựng tiêu chí và ban hành quy định chính sách cụ thể về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài khi muốn mở cơ sở bán lẻ từ thứ hai trở lên tại Việt Nam; làm căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực DVPPBL và các cơ quan hữu quan áp dụng thống nhất trong cả nước.

- Nghiên cứu Ban hành các quy định mới và bổ sung hoàn thiện một số quy định chính sách đối với trường hợp các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia (TNCs) và đa quốc gia quy mô lớn gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong đó, có các quy định chính sách về thủ tục lập cơ sở bán lẻ mới (khi các TNCs gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam), yêu cầu về nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế xã hội, yêu cầu về đáp ứng các quy hoạch kinh tế - xã hội vùng, địa bàn lãnh thổ, yêu cầu về quy mô dân số phục vụ, yêu cầu về dịch vụ hỗ trợ, yêu cầu về kho bãi, yêu cầu về quản lý và marketing.

- Nghiên cứu ban hành quy định giờ mở cửa và đóng cửa đối với các siêu thị, TTTM, chính sách đối với hình thức bán lẻ không cần cửa hàng… bán hàng trực tiếp cá nhân, bán hàng đa cấp, bán hàng trực tuyến (trên cơ sở mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

- Xây dựng ban hành quy định chính sách và công cụ điều tiết sự hình thành các chuỗi liên kết đối với các doanh nghiệp phân phối lớn của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài, như quy định chỉ cho các Tập đoàn nước ngoài có quy mô lớn hoặc đang chiếm ưu thế trên một khu vực thị trường nhất định, chỉ được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hoặc hạn chế hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường. Đồng thời bổ sung các quy định chính sách cụ thể tại các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh về chống/hạn chế các liên kết chuỗi với mục đích chi phối lũng đoạn thị trường của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp phân phối trong nước. Xây dựng và bổ sung các quy định chính sách cụ thể về khuyến khích liên kết giữa các nhà bán lẻ truyền thống trong nước đối với các nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài, khuyến khích các siêu thị nhỏ và các cửa hàng truyền thống của nhà

bán lẻ trong nước liên kết với các nhà phân phối nước ngoài (kể cả bằng hình thức mua cổ phần của nhau) như thông qua khuyến khích thành lập các liên minh bán lẻ, nhằm giúp các siêu thị nhỏ trong nước có được quyền lực thị trường tương đương hoặc không quá yếu thế so với các siêu thị lớn của nhà phân phối nước ngoài.

- Nghiên cứu ban hành văn bản pháp luật quy định chính sách cụ thể đối với kinh doanh dịch vụ logistics (hoặc trước mắt là kinh doanh kho bãi) để điều tiết và kiểm soát sự tham gia thị trường và ngăn chặn sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với mạng lưới logistics trong nước trực tiếp liên quan đến phát triển DVPPBL.

- Bổ sung các quy định về ngưỡng giới hạn tối đa về diện tích kinh doanh đối với các cửa hàng quy mô lớn của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Tiếp tục sửa đổi “Quy chế siêu thị, TTTM” ban hành theo Quyết định1371/2004/QĐ-BTM. Trong đó, thay vì chỉ quy định ngưỡng diện tích tối thiểu (như quy định hiện hành của Quy chế này) đối với mỗi ST, TTTM thì cần bổ sung quy định về ngưỡng diện tích tối đa đối với từng địa bàn, từng khu vực thị trường.

- Bổ sung và ban hành quy định thời gian cấp phép cho các dự án FDI vào lĩnh vực bán lẻ dài hơn so với bán buôn

- Nghiên cứu xây dựng và công bố lộ trình thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường phân phối Việt Nam theo lộ trình. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và thực hiện chế độ thẩm tra, giám sát việc xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn; xây dựng và ban hành các quy định về việc xếp hạng các nhà bán lẻ (A,B,C) trong việc tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, coi đây là một trong những căn cứ đánh giá xem xét việc cấp phép cho nhà phân phối nước ngoài được mở cơ sở bán lẻ mới từ thứ 2 trở lên (nhưng không coi đây là tiêu chí về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT).

Hoàn thiện các chính sách thương nhân, chính sách mặt hàng trong lĩnh vực DVPPBL

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương nhân theo hướng khuyến khích và hỗ trợ quá trình phát triển nhanh đội ngũ thương nhân có trình độ chuyên nghiệp hoá

cao, tư duy kinh doanh mang tính toàn cầu và đủ khả năng phát triển các liên kết dọc theo ngành hàng, các liên kết ngang trong khâu bán lẻ. Hoàn thiện các qui định chính sách đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động của thương nhân trong nước, thương nhân nước ngoài do vi phạm luật pháp và qui định của giấy phép kinh doanh, đặc biệt là pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm và về bảo vệ người tiêu dùng.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách mặt hàng trong lưu thông ở thị trường trong nước theo hướng qui định bổ sung danh mục mặt hàng nhạy cảm cao với những biến động của tình hình thị trường thế giới, giá cả dễ bị biến động do các yếu tố tâm lý người tiêu dùng và đầu cơ (trong đó có vàng, điện thoại di động, các mặt hàng xa xỉ có xu hướng tiêu dùng hàng ngoại cao ...) để có các kịch bản phản ứng chính sách kịp thời khi có sự bất thường nhằm bình ổn cung cầu, giá cả thị trường. Việc hoàn thiện chính sách mặt hàng lưu thông qua các cơ sở bán lẻ cần theo hướng bổ sung các quy định cụ thể về quản lý chất lượng hàng hóa, bảo đảm VSATTP và bảo vệ môi trường tại các cơ sở bán lẻ ; đồng thời gắn với các quy định về phân loại cơ sở bán lẻ để cấp phép mở rộng hoặc xây dựng cơ sở bán lẻ mới của doanh nghiệp bán lẻ .

Hoàn thiện các chính sách tác động đến đầu tư phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ

- Chính sách quy hoạch sử dụng đất cho phát triển cơ sở bán lẻ, nhất là cơ sở bán lẻ ở các đô thị cần được tiếp tục bổ sung hoàn thiện phù hợp với lộ trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ, phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới logistics trên từng địa bàn lãnh thổ để đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất “hiếm” tại đô thị.

- Xây dựng các chính sách cụ thể về sử dụng đất, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng để khuyến khích phát triển các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời ngăn chặn nguy cơ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài thao túng chi phối HTPPBL hiện đại ở các đô thị lớn.

- Song song với việc áp dụng chính sách hiện hành hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với một số kết cấu hạ tầng thương mại theo loại hình và địa bàn

đầu tư; cần nghiên cứu áp dụng hình thức nhà nước đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng thương mại quy mô lớn (trước hết là ở đô thị, các địa điểm có lợi thể đặc biệt về phát triển bán lẻ) cho các thương nhân thuê khai thác.

- Chính sách đầu tư cần được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, trước hết là ở các đô thị lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, nâng cao trình độ văn minh thương mại ở các đô thị lớn trực thuộc trung ương.

- Chú trọng tạo quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại quy mô lớn có ảnh hưởng tới phạm vi vùng và cả nước. Khuyễn khích và tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp phân phối và tổ chức tín dụng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ.

- Thực hiện nguyên tắc chính sách thu hút đầu tư FDI có chọn lọc về cả địa bàn, địa điểm, loại hình và công nghệ kinh doanh.

- Kết hợp chính sách quản lý thị trường bán lẻ với chính sách quản lý sử dụng đất

Một phần của tài liệu Marketing Hỗn hợp dịch vụ cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Trung Tâm Thương Mại Mipec Tower. (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w