Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Marketing Hỗn hợp dịch vụ cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Trung Tâm Thương Mại Mipec Tower. (Trang 86 - 89)

Đề nghị Khách thuê đánh giá mức độ hài lòng về yếu tố con người, ta có

2.7.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.7.2.1 Hạn chế Khách thuê đối mặt

- Mức độ phong phú trong chủng loại nhãn hàng còn thấp, tạo ra mong muốn thu hút thêm Khách thuê từ phía những Khách thuê hiện tại, đặc biêt là Khách thuê thuộc khu vực Vui chơi – Giải trí.

- Hoạt động bố trí vị trí các gian hàng chưa tốt, nhiều gian hàng trong cùng Khu vực mong muốn được bố trí gần nhau hơn, không có các khoảng trống là các gian hàng ngừng kinh doanh ở giữa.

- Mức phân chia giá thuê theo vị trí hiện tại còn cao khi so sánh với các đối thủ trong cùng khu vực, gây ra sự không thoải mái của Khách thuê

- Mức giá dịch vụ hiện tại được Khách thuê đánh giá là quá cao so với tình hình thị trường và những lợi ích hiện tại mà phía TTTM mang lại (94.7% Khách thuê nhận thấy giá dịch vụ là Khá cao và Rất cao).

- Biện pháp hỗ trợ công nợ không mang lại phản hồi mong đợi từ phía Khách thuê do quá yếu.

- Hệ thống âm thanh và đi kèm là những giai điệu được chơi trong TTTM kỳ vọng tạo ra sự thoải mái cho Khách thuê và Khách mua hàng chưa được đầu tư đúng mức nên kết quả thu về dưới mức kỳ vọng.

- Quy trình cung cấp dịch vụ hiện tại có nhiều bước gây lãng phí thời gian và tạo ra khó khăn khi Khách thuê thực hiện.

– An ninh được đánh giá là kém thân thiện trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hỗ trợ.

- Mức độ chuyên nghiệp, lành nghề của nhân viên Chăm sóc khách hàng, Kỹ thuật – Vận hành, Vệ sinh – An ninh được đánh giá ở mức thấp trong quá trình cung cấp dịch vụ.

2.7.2.2 Hạn chế đến từ hệ thống chính sách Nhà nước

- Các văn bản qui phạm pháp luật về chính sách đối với lĩnh vực DVPPBL hiện có mới chỉ điều chỉnh những khía cạnh riêng lẻ, thiếu đồng bộ, chưa có tính hệ thống, ý nghĩa và giá trị pháp lý thấp.

- Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích để củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển DVPPBL cũng rất ít, một số chính sách mới chỉ ở mức có tên chính sách mà chưa xây dựng các qui phạm chính sách cụ thể nên chưa có giá trị thực hiện trên thực tế.

- Phân công và qui định chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thị trường bán lẻ còn nhiều bất hợp lý. thiếu rành mạch, chồng chéo giữa các bộ, ngành, giữa các đơn vị trong khi lại chưa có người “nhạc trưởng” để chỉ huy.

- Nhiều đạo luật, pháp lệnh, Nghị định của chính phủ, quyết định của Thủ tướng chính phủ… được ban hành quy định các quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc chung của chính sách liên quan đến phát triển DVPPBL, nhưng rất lâu không có hoặc rất chậm có văn bản hướng dẫn thực hiện, đã hạn chế hiệu lực thi hành pháp luật, làm cho các chính sách đưa vào thực tiễn.

- Sau 10 năm ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) và sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhưng đến nay vẫn thiếu nhiều quy định chính sách cụ thể, nhất là các chính sách liên quan đến mở cửa thị trường, liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường DVPPBL Việt Nam.

- Khả năng đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhanh chóng đến với các doanh nghiệp còn rất hạn chế bởi nhiều lý do như thiếu các văn bản hướng dẫn của các Bộ có liên quan như Bộ Tài chính và các Bộ chuyên ngành, do thủ tục hành

chính còn chậm trễ.

- Tính ổn định của thị trường, văn bản pháp luật quy định chính sách cụ thể đối với phát triển DVPPBL chưa cao, các văn bản quy định chính sách về thuế trong nước, giá cả, quản lý thị trường …thường xuyên thay đổi.

- Còn tồn tại sự thiếu minh bạch và thiếu nhất quán về chính sách gia nhập thị trường phân phối của nhà đầu tư nước ngoài, do sự gia tăng số lượng các văn bản pháp luật được ban hành để giải quyết cùng một vấn đề và do sự chậm trễ về cụ thể hóa chính sách như sau 4 năm gia nhập WTO, Việt Nam vẫn chưa ban hành được quy định về ENT.

- Các quy định chính sách hiện hành của Nhà nước đối với DVPPBL chưa thực sự tạo thuận lợi cho việc tạo sân chơi bình đẳng cho mọi chủ thể gia nhập thị trường.

- Một số quy định chính sách đối với doanh nghiệp phân phối FDI đang được một số nước trong khu vực áp dụng, không vi phạm quy tắc của WTO như: quy định đối với cửa hàng quy mô lớn (ngưỡng giới hạn), quy định giờ mở cửa đối với siêu thị… nhưng nước ta chưa có văn bản chính sách nào có quy định cụ thể về các vấn đề này.

- Chính sách thuế còn một số bất cập, chưa góp phần tạo bước đột phá về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp DVPPBL nước ta. Chính sách ưu đãi thuế TNDN hiện hành không có tác động đáng kể đến sự phát triển của DVPPBL trên các địa bàn được hưởng ưu đãi. Sự thiếu đồng bộ giữa chính sách ưu đãi đầu tư (theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP), chính sách ưu đãi thuế TNDN (theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư số 18/2011/TT- BTC) đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng làm hạn chế tác động tích cực của các chính sách ưu đãi này đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và các loại hình thương mại bán lẻ văn minh, hiện đại (siêu thị, TTTM, kho, trung tâm logistics…) trên địa bàn nông thôn, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Chính sách tín dụng, lãi suất, còn nhiều bất cập, tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực đến hoạt động đầu tư mở rộng kinh doanh, đến vay vốn hoạt động kinh

doanh và hiệu quả vận doanh của các doanh nghiệp DVPPBL.

- Hiệu lực và hiệu quả thực thi một số chính sách về bảo vệ môi trường, bảo đảm VSATTP, bảo vệ người tiêu dùng còn thấp.

2.7.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém: Xét tại TTTM Mipec Tower

- Một là, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, xây dựng, thực hiện chương trình Marketing tại TTTM chưa được đầu tư đúng mức.

- Hai là, sự thiếu thốn kinh nghiệm đến từ bộ phận lãnh đạo TTTM.

- Ba là, đội ngũ nhân viên thiếu kỹ năng và tính chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Xét trong toàn ngành Dịch vụ phân phối bán lẻ

- Một là, Nhà nước chưa có chiến lược tầm nhìn dài hạn về phát triển thị trường nội địa; về phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa và về phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ; chưa có chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế.

- Hai là, thiếu nguồn nhân lực cho phát triển DVPPBL theo quy hoạch, nhất là nhân lực chất lượng cao, có tính chuyên nghiệp cao.

- Ba là, đầu tư của nhà nước cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác thông tin dự báo chiến lược thị trường bán lẻ còn rất ít, nhỏ lẻ và chưa theo các chương trình nghiên cứu đồng bộ có mục tiêu. Vì thế, công tác xây dựng chính sách về lĩnh vực DVPPBL thiếu tầm nhìn dài hạn, hiệu lực thi hành không cao.

CHƯƠNG III ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH MARKETING HỖN HỢP TẠI TTTM MIPEC TOWER - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỖN HỢP TẠI TTTM MIPEC TOWER - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Marketing Hỗn hợp dịch vụ cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Trung Tâm Thương Mại Mipec Tower. (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w