Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn thế nữa, doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số cho vay sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu cụ thể các doanh số cho vay phân theo các phương thức khác nhau để rõ hơn vể hoạt động cho vay của Maritime Bank Cần Thơ.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để thấy được sự biến động doanh số cho vay của Maritime Bank Cần Thơ ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013
ĐVT: Triệu đồng
2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 3.051.459 3.009.992 2.577.368 929.483 849.924 (41.467) (1,36) (432.624) (14,37) (79.559) (8,56) Trung–dài hạn 278.377 253.580 284.785 167.059 139.543 (24.797) (8,91) 31.205 12,31 (27.516) (16,47)
DSCV 3.329.836 3.263.572 2.862.153 1.096.542 989.467 (66.264) (1,99) (401.419) (12,30) (107.075) (9,76)
Qua bảng số liệu về doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng thì ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng số doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu là huy động ngắn hạn. Hơn nữa, Cần Thơ là thành phố phát triển đa dạng các ngành nghề với phần lớn các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung vào đối tượng khách hàng này. Năm 2010, doanh số cho vay của ngân hàng đạt 3.329.836 triệu đồng và năm 2011 đã giảm nhẹ còn 3.263.572 triệu đồng với tốc độ giảm là 1,99% tương đương giảm 66.264 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 92,23% trong năm 2011. Đến năm 2012 có một sự suy giảm đáng kể của doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn trong năm này chỉ còn 2.577.368 triệu đồng giảm với tốc độ 14,37% so với năm 2011, giảm cả về phần tỷ trọng. Xét đến 6 tháng đầu của năm 2012 và 2013 ta nhận thấy so với 6th2012 thì sang 6th2013 đã giảm cả về doanh số cho vay và cho vay ngắn hạn. Từ các con số trên cho chúng ta khẳng định thêm một lần nữa trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh thì cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ rất cao trên 90%. Mặc dù qua các năm có sự biến động nhưng không thay đổi nhiều về cơ cấu của nó là vì Ban lãnh đạo ngân hàng Maritime Bank Cần Thơ có chủ trương tăng cường cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế được nhiều rủi ro vì vốn quay vốn nhanh. Nguyên nhân để có sự sụt giảm liên tục doanh số cho vay ở năm 2011, 2012 và đến nửa năm đầu của 2013 là vì khoảng thời gian này tình hình bất ổn của nền kinh tế nước ta đã ảnh hưởng rất lớn một số doanh nghiệp trong đó có các tổ chức kinh doanh kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lý chặt chẽ, số lượng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản là rất cao. Vì thế, ngân hàng còn thận trọng trong việc xét duyệt cho vay, thậm chí kiên quyết không cho vay khi khách hàng không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, không có mục đích sử dụng vốn rõ ràng. Doanh số cho vay giảm đã dẫn theo cho vay ngắn hạn trong thời gian này.
Còn cho vay trung – dài hạn trong năm 2010 đạt 278.377 triệu đồng chiếm 8,36% trong tổng số doanh số cho vay. Đến năm 2011 giảm cả doanh số lẫn tỷ trọng lần lượt đạt 253.580 triệu đồng, 7,77% tức giảm 8,91% tương ứng 24.797 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay tiếp tục giảm kéo theo cho vay trung – dài hạn giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn cho vay ngắn hạn nên trong năm này thì tỷ trọng của nó lại tăng so với năm trước. Cho vay trung – dài hạn 6th2013 đạt được 96.838 triệu đồng giảm so với cùng kỳ của năm 2012 nhưng không đáng kể. Qua các năm thì doanh số cho vay trung – dài hạn có xu hướng tăng trưởng và cơ cấu của nó dao động khoảng trên dưới 8% trên tổng doanh số cho vay, điều này một mặt nói lên hạn chế cho vay trung và dài hạn cũng là chủ trương của Ban lãnh đạo ngân hàng, những khoản vay theo thời hạn này mà ngân hàng chấp nhận giải ngân là các phương
tình hình hoạt động kinh doanh ổn định. Mặt khác, là do tình hình kinh tế khó khăn không cho phép ngân hàng mạo hiểm với các khoản cho vay trung – dài hạn vì nó rất rủi ro và nó cũng không phù hợp với tình hình nguồn vốn của ngân hàng. Dù vậy, ngân hàng cũng nên mở rộng đối tượng khách hàng của mình để tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của trung – dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời hạn này vì nếu các khách hàng này kinh doanh hiệu quả cũng đồng nghĩa hiệu quả kinh doanh của chi nhánh sẽ tốt hơn. Chi nhánh không nên quá theo đường cũ tập trung vào huy động và cho vay ngắn hạn mà thay vào đó là có một tỷ lệ hợp lý của các loại thời hạn điều đó sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao lợi nhuân và mở rộng qui mô kinh doanh.
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 Triệ u đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Ngắn hạn Trung – dài hạn DN
Hình 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Maritime Bank Cần Thơ mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế nhằm đa dạng hóa khách hàng vay vốn, đồng thời vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Dưới đây sẽ là bảng số liệu và biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thành phần kinh tế để có cái nhìn khái quát chó sự biến động nó trước khi tìm hiểu các chi tiết nội tại bên trong và những tác động bên ngoài dẫn đến sư biến động đó:
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 - 6th2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Maritime Bank Cần Thơ 2010, 2011, 2012, 6th2013)
2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNNQD 2.130.446 2.207.153 1.975.458 677.850 629.089 76.707 (3,60) (231.695) (10,50) (48.761) (7,19) DNNN 1.143.463 1.103.776 850.719 400.347 340.786 (39.687) (3,47) (253.057) (22,93) (59.561) (14,88) Cá nhân, khác 55.927 52.643 35.976 18.345 19.592 (3.284) (5,87) (16.667) (31,66) 1.247 6,80
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 Triệ u đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 DNNQD DNNN Cá nhân, khác DSCV
Hình 4.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 6th2013
Qua bảng số liệu và hình vẽ trên ta thấy tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng qua hơn 3 năm doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu theo chính sách tín dụng là mở rộng cho vay với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay với mọi loại hình kinh tế nhằm phân tán rủi ro, không tập trung cho vay đối với một thành phần kinh tế nhất định. Sau đây, ta sẽ đi phân tích nội dung của từng khoản mục cho vay đối với từng loại hình kinh tế này để làm rõ nhận định trên:
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhiều hình thức và đa dạng hơn doanh nghiệp quốc doanh, bao gồm các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty tư nhân,… Năm 2010, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.130.446 triệu đồng chiếm 53,98% trong tổng số doanh số cho vay và doanh số này tăng lên thêm 76.707 triệu đồng ở năm 2011 so với năm 2010. Sang năm 2012 cũng giống như sự biến động của tổng doanh số cho vay giảm khá đáng kể, nên cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng giảm theo, mặc dù giảm như vậy nhưng tỷ trọng của cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng lên đến 69,02% so với tổng doanh số cho vay năm 2012. Doanh số cho vay và cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở 6th2012 đều cao hơn 6th2013. Từ các thông số trên, mặc dù qua các năm doanh số cho vay thành phần này có xu hướng biến động không ổn định nhưng nó vẫn giữ một tỷ lệ khá cao trên 50% trên tổng doanh số cho vay theo các năm tương ứng. Điều này khẳng định các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng hiệu quả, tạo được lòng tin cho ngân hàng và có phương án kinh doanh triển vọng.
Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Qua bảng số liệu ta thấy đối với thành phần kinh tế này có xu hướng giảm dần qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt đạt 1.143.463, 1.103.776, 850.719 triệu đồng và giảm mạnh nhất là vào năm 2012 giảm 22,93% tức giảm 253.057 triệu đồng so với năm 2011. Về phần tỷ trọng của nó vào khoảng 20 – 30% trên tổng doanh số cho vay chỉ sau thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn 6th2013 cho vay thành phần này giảm so với cùng kỳ cả về số tuyệt đối cả số tương đối. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước lần lượt chuyển đổi mô hình tổ chức sang công ty cổ phần, nâng cao qui mô hoạt động, làm cho doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế Nhà nước cũng lần lượt bị giảm xuống là điều tất nhiên. Ngoài ra, những chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nên ngân hàng hạn chế giải ngân cho những khách hàng không có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, phương án kinh doanh không tích cực, mà các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc thành phần doanh nghiệp quốc doanh.
Đối với cá nhân và khác: Hoạt động cho vay của Maritime Bank Cần Thơ trong những năm vừa qua đối với thành phần kinh tế này cũng có xu hướng giảm qua các năm. Tuy đã vận dụng các nghiệp vụ cũng như các điều kiện cho phép chi nhánh đã tận dụng được nguồn lực tự có và thành phần vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư để nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động này nhưng do tình hình kinh tế quá khó khăn chi phí cho nguồn vốn khá cao nên các khách hàng thuộc thành phần này còn ngần ngại đầu tư vì sợ thua lỗ. Chỉ đến 6th2013 doanh số này mới có dấu hiệu tăng trưởng. Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong cuối năm 2012 đầu năm 2013 nền kinh tế TPCT khá ổn định đối với thành phần này, còn các thành phần kinh tế khác chịu tác động bởi nền kinh tế trong nước cũng như thế giới rất mạnh mẽ. Vì vậy, nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh riêng lẻ của thành phố ngày càng tăng lên để mở rộng quy mô hoạt động nên ngân hàng có khuynh hướng gia tăng doanh số cho vay đối với thành phần cá nhân nhưng không lớn lắm. Để giữ vững và nâng cao tốc độ tăng trưởng này, đòi hỏi chi nhánh phải hoàn thiện chính sách tìm kiếm khách hàng trong thành phần để duy trì kết quả đạt được đầu năm 2012 và khắc phục tình trạng suy giảm liên tục ở các năm trước đó.
4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam của Thành phố Cần Thơ, chi nhánh ngân hàng TMCP Hàng Hải Cần Thơ đã mở rộng đầu tư tín dụng đến tất cả các địa bàn trong cơ cấu đầu tư từng bước được xác định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Điều đó được thể hiện trên doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng, nguồn vốn được đưa đến người dân kịp thời phục vụ cho sản xuất, góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng được thực hiện phù hợp với từng ngành cụ thể.
Ngành xây dựng
Nếu như những năm trước doanh số cho vay cho ngành xây dựng liên tục tăng cao, với nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ đang trong quá trình phát triển nhanh chóng và cơ sở vật chất đang được đầu tư xây dựng để đáp ứng tiềm năng phát triển trong tương lai của thành phố mới. Khi đến giai đoạn này thì thị trường ngành xây dựng thật sự ảm đạm, giá nguyên vật xây dựng xi măng, sắt, thép, nhân công… liên tục tăng, cùng với sự đầu tư tràn lan vào những năm trước khiến cung về bất động sản thừa điều đó làm cho giá sản phẩm ngày càng xuống thấp thậm chí giá đó không có lời cho chủ đầu tư, có rất nhiều chủ đầu tư phải bỏ chạy trong khi thi công chưa đến 50% vì không đủ sức để cầm cự. Cầu thì lại thiếu vì lúc này người dân đang thắt chặt chi tiêu huống chi là bỏ một số tiền khá lớn để mua nhà hay những căn hộ. Tất cả những điều trên đã dẫn đến sự giảm sút mạnh mẽ của doanh số cho vay cho ngành đây là khoảng thời gian tệ hại nhất của ngành xây dựng kể đến 6 tháng đầu năm 2013 trong khi các ngành khác đã ổn định trở lại thì ngành xây dựng vẫn giữ nguyên xu hướng suy giảm. Cũng trong thời gian này thì các ông chủ lớn trong ngành này phải điêu đứng thậm chí phá sản, có khi chuyển đổi ngành kinh doanh. Hơn thế nữa, trong 6th2013 NHNN có chính sách gói 30.000 tỷ người dân vay mua nhà nhưng không hiệu quả nên chưa thay đổi được cục diện của thị trường bất động sản.
Và bảng 4.5 sẽ phản ánh rõ tình hình cho vay của ngân hàng đối với từng ngành kinh tế:
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013 ĐVT: Triệu đồng
2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngành XD 914.372 479.092 329.720 129.578 121.584 (435.280) (47,60) (149.372) (31,18) (7.994) (6,17) TN-CNCB 1.695.657 1.694.446 1.154.592 440.207 369.689 (1.211) (0,07) (539.854) (31,86) (70.518) (16,02) HĐPVCN 444.533 461.795 619.083 259.468 260.102 17.262 3,88 157.288 34,06 634 0,24 Ngành khác 275.274 628.239 758.758 267.289 238.092 352.965 128,22 130.519 20,78 (29.197) (10,92)
DSCV 3.329.836 3.263.572 2.862.153 1.096.542 989.467 (66.264) (1,99) (401.419) (12,30) (107.075) (9,76)
Ngành thương nghiệp - công nghiệp chế biến
Cần Thơ được mệnh danh là Tây đô – thủ phủ Miền tây Nam bộ giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại 1, một trong bốn tỉnh – Thành phố vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Cần Thơ không chỉ có lợi thế về lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông – thủy – hải sản và du lịch…. Vì vậy, thời gian gần đây có nhiều