Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 28)

- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp bằng số tuyệt đối, số tương đối kết hợp với phương pháp phân tích tỷ lệ.

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là phương pháp so sánh dựa trên kết quả so sánh của phép trừ giữa chỉ số năm sau so với chỉ số năm trước.

0 1 y y y   (2.7) Trong đó:

Y0 : Chỉ tiêu năm trước Y1 : Chỉ tiêu năm sau

y

 : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

+ Phương pháp so sánh số tương đối: là phương pháp so sánh dựa trên kết quả so sánh của phép chia giữa chỉ số của năm sau so với năm trước.

% 100 % 100 * ) / ( 1 0   y y y (2.8) Trong đó:

Y0 : Chỉ tiêu năm trước Y1 : Chỉ tiêu năm sau

y

 : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

- Đối với mục tiêu 2 và mục tiêu 3: trong quá trình thực tập tiếp xúc thực tế với hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ cùng với những chuyển biến cũng như thay đổi của nền kinh tế thị trường trong điều

kiện đổi mới hiện nay, so sánh nhằm rút ra nhận xét, đánh giá qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn cũng như các mặt đạt được và chưa đạt được trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn mà ngân hàng Maritimebank chi nhánh Cần Thơ phải đối mặt. Qua đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

------

3.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Maritime Bank Cần Thơ

Maritime Bank Cần Thơ được khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/11/1993, đây là chi nhánh NHTMCP đô thị đầu tiên được thành lập tại Cần Thơ đã phát huy thế mạnh vốn có của cả hệ thống ngân hàng mình về công nghệ thông tin, tài trợ cho các dự án ngành hàng hải, bưu điện, Giao thông vận tải và các khách hàng xuất nhập khẩu của vùng ĐBSCL. Hiện nay, Maritime Bank Cần Thơ đang cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, tài trợ thương mại (mở, thông báo L/C, nhờ thu, bảo lãnh, chiết khấu,…). Maritime Bank Cần Thơ vẫn là một trong những chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của hệ thống Maritime Bank, đóng góp vào sự lớn mạnh chung của hệ thống, giúp Maritime Bank khẳng định vị thế trong nhóm NHTM trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ.

Hiện tại, Maritime Bank tại Cần Thơ cũng chỉ có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch, một con số khá khiêm tốn. Do Maritime Bank đang chú trọng vào chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực giỏi nhằm mang lại lợi ích một cách tốt nhất cho khách hàng cũng như ngân hàng. Đó cũng là lý do Maritime Bank chưa có nhiều điểm giao dịch tại Thành phố Cần Thơ, phương châm của Maritime Bank là chú trọng đến chất lượng trước nhất rồi mới đến số lượng.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

3.1.2.1 Bộ máy và sơ đồ tổ chức

Năm 2010 Maritime Bank Cần Thơ chính thức chuyển đổi bộ nhận dạng thương hiệu mới, và mô hình hoạt động sang ngân hàng đa năng và hiện tại lấy khách hàng làm trung tâm, và phân khúc khách hàng để phục vụ tốt hơn. Vì vậy, sơ đồ tổ chức hiện tại của Maritime Bank Cần Thơ như sau:

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Maritime Bank Cần Thơ

Theo sơ đồ tổ chức bộ máy này thì nó hướng vào phục vụ khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm, và phân thành các phân khúc khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, việc quản lý kinh doanh cũng rất chặt chẽ, Giám đốc chi nhánh sẽ trực tiếp điều hành trung tâm khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ - theo tiêu chí của Maritime Bank) và bộ phận hỗ trợ, 01 phó giám đốc sẽ trực tiếp điều hành khách hàng doanh nghiệp lớn, 01 phó giám đốc sẽ trực tiếp điều hành các trung tâm ngân hàng cá nhân (01 phòng giao dịch được gọi là 01 trung tâm ngân hàng cá nhân). Ngoài ra, các trung tâm ngân hàng tại chi nhánh còn được hỗ trợ nghiệp vụ, hỗ trợ về cách thức bán hàng của các phòng/ban ngân hàng thuộc ngành dọc tại hội sở. Sơ đồ tổ chức được xây dựng trên mức độ độc lập kinh doanh của từng thành viên trong từng trung tâm ngân hàng. Vì vậy, nó khai thác rất tốt năng lực kinh doanh của từng người.

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

a. Ban giám đốc

Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến của cán bộ trong ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh và mọi hoạt động tài chính, trích lập quỹ theo qui định của Nhà nước, của Hội đồng Quản trị, tổng Giám Đốc.

b. Các trung tâm khách hàng

- Thực hiện mọi hoạt động kinh doanh - Huy động và quản lý vốn BAN GIÁM ĐỐC Bộ phận kinh doanh Bộ phận hỗ trợ Trung Tâm NH Doanh Nghiệp lớn Các Trung Tâm NH Cá Nhân Trung Tâm NH Doanh Nghiệp P. Tin Học P. Kế Toán P. Hành Chính P. Kho quỹ

- Ứng vốn và chiết khấu các chứng từ có giá trị - Thực hiện thanh toán quốc tế và dịch vụ ngân hàng - Quan hệ với ngân hàng và đại lý nước ngoài

c. Phòng kế toán

- Thực hiện công tác thanh toán trung liên hàng nội bộ - Quan hệ kế toán và các ngân hàng khác

d. Phòng tổng hợp

- Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ - Thực hiện chức năng hành chính văn phòng

- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, tiền lương… - Tổng hợp các hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng - Thực hiện công tác đối ngoại

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ hành chính, quản trị bộ máy hoạt động.

e. Bộ phận dịch vụ khách hàng

- Quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng theo qui định của pháp luật và của Maritime Bank.

- Thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn, trung – dài hạn từ các cá nhân, tổ chức bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối với khách hàng.

- Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank. - Thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay đối với khách hàng.

- Duy trì khả năng thanh toán của chi nhánh tại mọi thời điểm, thực hiện nhận hoặc gửi vốn trong nội bộ Maritime Bank theo qui định về cân đối và điều hòa vốn kinh doanh của Maritime Bank .

- Các giao dịch khác trong chức năng cho phép.

3.1.3 Tình hình nhân sự

Nguồn nhân lực luôn được xem là tài sản quý báu nhất đối với mỗi ngân hàng, là nhân tố góp phần vào sự thành công và sự phát triển bền vững của bản thân ngân hàng đó. Chính vì lẽ đó mà ngân hàng Maritime Bank nói chung và ngân hàng Maritime Bank Cần Thơ nói riêng rất quan tâm đến việc củng cố và bổ sung nguồn nhân lực với tiêu chí trẻ hóa, năng động, nhiệt tình và có chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.

Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013 ĐVT: Người

Trình độ CBCNV Maritime

Bank Cần Thơ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Sau đại học 0 1 1

Đại học 42 53 57

Dưới đại học 7 12 14

Tổng 49 66 72

(Nguồn: Phòng kế toán Maritime Bank Cần Thơ 2010, 2011, 2012, 6th2013)

Tính đến cuối năm 2012, tổng số cán bộ công nhân viên của Maritime Bank Cần Thơ là 72 người, gấp 1,47 lần so với năm 2010. So với quy mô hiện nay của ngân hàng số lượng này tạm thời đủ đảm bảo vận hành hoạt động kinh doanh.

Về trình độ, cán bộ nhân viên của Maritime Bank Cần Thơ có trình độ trên đại học chỉ có 01 người chiếm 1,39%, đại học 57 người chiếm đa số 79,17% còn lại là dưới đại học chiếm 19,44%. Hiện nay, cán bộ công nhân viên có trình độ trên đại học chỉ có 1 người, đây là con số rất khiêm tốn. Qua những con số này cho thấy nguồn nhân lực Maritime Bank Cần Thơ có trình độ chuyên môn chưa cao. Một thực tế phải nhìn nhận là ngân hàng thiếu đội ngũ quản lý điều hành giỏi điều đó dẫn đến trong giai đoạn chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí các nhân sự thích hợp vào các vị trí quản lý. Về độ tuổi Maritime Bank Cần Thơ đang sở hữu cán bộ công nhân viên rất trẻ, tuổi dưới 30 chiếm trên 65% trên tổng nhân viên. Ưu điểm của lực lượng này là nhiệt tình, năng động, sáng tạo cao nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Đây là một điều khó khăn để ngân hàng chọn lựa để thay thế và bổ sung vào đội ngũ quản lý, điều hành chủ chốt ở các đơn vị trong việc mở rộng và phát triển mạng lưới. Do đó, Maritime Bank Cần Thơ đang trình lên Hội sở chi nhánh trong việc đào tạo tầng lớp cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung dự trù cho việc mở rộng mạng lưới chi nhánh.

Về công tác tuyển dụng từ trước năm 2010 có rất nhiều bất cập tuy nhiên đến năm 2010 thì hội sở đã đưa ra bộ quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới rất cụ thể cho từng chi nhánh. Do đó, việc tuyển dụng không còn là nỗi lo của Maritime Bank Cần Thơ. Ngoài ra, trung tâm đào tạo Hội sở thường xuyên kết hợp với các giảng viên kiêm chức, chuyên gia thường mở các lớp nghiệp vụ đào tạo cho nhân viên mới và đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho nhân viên hiện hành.

Năm 2011, thì Maritime Bank đã tiến hành đánh giá lại năng lực cộng tác thâm niên công tác, hiệu quả công tác cho từng cán bộ công nhân viên, cùng với việc xây dựng bộ quy trình trả lương thưởng, lương kinh doanh bổ sung hàng tháng cho cán bộ công nhân viên. Theo phương thức này, thì ngoài mức lương cơ bản và lương kinh doanh cán bộ công nhân viên được hưởng hàng tháng theo đúng mức lương thỏa thuận trên hợp đồng lao động. Hàng tháng, hàng quý nếu nhân viên đạt chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu sẽ cộng thêm một khoản lương kinh doanh bổ sung. Với chính sách này rất khuyến khích nhân viên bán hàng. Hiện nay, mức lương trung bình của mỗi cán bộ của Martime Bank Cần Thơ (không áp dụng cho cán bộ quản lý) là khoảng 7,5 triệu đồng/tháng (chưa tính phần lương kinh doanh bổ sung lành hàng tháng/quý).

Thêm vào đó, cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung còn rất nhiều đãi ngộ của ngân hàng như: quyền mua cổ phiếu ngân hàng, ưu tiên mua nhà dự án đối với những dự án mà Maritime Bank có liên kết hoặc cùng đầu tư, được hoàn toàn bộ chi phí nếu đạt trình độ sau đại học trong thời gian công tác tại ngân hàng. Với những chính sách trên mà Maritime Bank đang áp dụng sẽ giữ được nhân sự tránh sự lôi kéo từ các đối thủ khác, mà còn khuyến khích cán bộ công nhân viên tăng cường công tác làm việc, khuyến khích cộng tác lâu dài với ngân hàng.

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6th 2013 TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6th 2013

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong nhiều chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao nhất. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Maritime Bank Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Giai đoạn 2010 – 6th2013 được xem là giai đoạn rất khó khăn của ngành ngân hàng cả nước nói chung và của ngành ngân hàng TPCT nói riêng. Tuy nhiên, Maritime Bank Cần Thơ vẫn cho thấy được khả năng hoạt động hiệu quả của mình trong giai đoạn khó khăn này. Hoạt động luôn tạo ra lợi nhuận qua các năm, và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 112.605 107.202 97.123 54.754 51.300 (5.403) (4,80) (10.079) (9,40) (3.454) (6,31)

Thu từ lãi 96.977 90.913 80.176 46.582 42.194 (6.064) (6,25) (10.737) (11,81) (4.388) (9,42) Thu ngoài lãi 15.628 16.289 16.947 8.172 9.106 661 4,23 658 4,04 934 11,43

Tổng chi phí 81.479 84.982 78.297 39.309 42.872 3.503 4,30 (6.685) (7,87) 3.563 9,07

Chi phí lãi 71.336 73.875 65.256 32.772 35.648 2.539 3,56 (8.619) (11,67) 2.876 8,78 Chi phí ngoài lãi 10.143 11.107 13.041 6.537 7.224 964 9,50 1.934 17,41 687 10,51

Lợi nhuận 31.126 22.220 18.826 15.446 8.428 (8.906) (28,61) (3.394) (15,27) (7.017) (45,43)

(Nguồn: Phòng kế toán Maritime Bank Cần Thơ 2010, 2011, 2012, 6th2013)

Nhìn một cách tổng quát ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Cần Thơ cũng khá ổn định qua hơn 3 năm 2010 – 6th2013 so với tình hình kinh tế và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác. Cụ thể ta đi phân tích từng khoản mục để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Về thu nhập: Nguồn thu nhập của chi nhánh bao gồm thu từ lãi và thu ngoài lãi, trong đó thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng thu nhập, do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn và cho vay, thu từ lãi phụ thuộc rất nhiều vào số tiền và lãi suất cho vay. Về cơ cấu thành phần thu nhập lãi bao gồm các khoản thu nhập từ cho vay khách hàng, thu từ lãi của hoạt động điều chuyển vốn đi, thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu phí dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thu từ kinh doanh ngoại hối, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro và thu từ hoạt động kinh doanh khác. Để thấy rõ cơ cấu thu nhập của ngân hàng ta quan sát biểu đồ sau:

86,12 13,88 84,81 15,19 82,55 17,45 85,08 14,92 82,25 17,75 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Thu ngoài lãi Thu từ lãi

Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của Maritime Bank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 6th2013

Đánh giá sơ lược về thu nhập của ngân hàng Maritime Bank Cần Thơ qua bảng 3.2 ta có thể thấy có sự biến động theo xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 6th2013. Cụ thể, năm 2010 thu nhập của ngân hàng đạt 112.605 triệu đồng, đến năm 2011 con số này đã còn 107.202 triệu đồng giảm 4,80% tương ứng giảm 5.403 triệu đồng so với năm 2010 và sang năm 2012 đạt 97.123 triệu đồng giảm 9,40% so với năm 2011. Thu nhập tính theo 6th2013 đạt 51.300 triệu đồng giảm 3.454 triệu đồng tương đương 6,31% so với 6th2012. Qua các năm thì tỷ trọng thu từ lãi so với tổng thu nhập giảm dần, điều đó cũng đồng nghĩa là tỷ trọng của thu ngoài lãi tăng lên qua các năm. Điều này, nói lên hoạt động kinh doanh của chi nhánh không chỉ còn tập trung vào hoạt động cho vay mà đã đẩy mạnh các dịch vụ khác đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.

Nguyên nhân để năm 2011 có thu nhập có sự sụt giảm so với năm trước là do ngân hàng đã có doanh số cho vay và dư nợ giảm, mặc dù không ngừng đẩy mạnh công

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 28)