Kiến nghị đối với Maritime Bank

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 103 - 106)

Trong môi trường kinh doanh tài chính tiền tệ đầy biến động, Maritime Bank cần thiết phải kiên định giải pháp phát triển Maritime Bank trở thành một trong năm định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, trước mắt Maritime Bank cần thiết phải xây dựng những giải pháp về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới,…. từ đó góp phần hoàn thành các kế hoạch mà Hội Đồng Quản Trị đã đề ra cho từng giai đoạn cụ thể. Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả xin đưa ra một số ý kiến đối với Ban Tổng Giám Đốc với các phòng ban hội sở những kiến nghị như sau:

- Triển khai việc đánh giá hiệu quả và tính hợp lý của quy trình tín dụng được ban hành năm 2011, cần xem xét những phản hồi từ các chi nhánh để có hướng điều chỉnh thích hợp và kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng, đủ và rủi ro thấp nhất.

- Phòng nhân sự cần hoàn thiện quy trình tuyển dụng, xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng cho từng vị trí cán bộ nhân viên phù hợp với từng vùng miền. Từ đó, các

- Trung tâm đào tạo kết hợp với các chuyên gia xây dựng cụ thể về các giao trình đào tạo để phục vụ cho công tác đào tạo cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo cần phải đưa ra kế hoạch mở các lớp đào tạo cụ thể, để các chi nhánh có thể chủ động hơn trong việc đưa nhân viên đi đào tạo. Ngoài ra, hằng năm nên đưa ra một hoặc hay kỳ thi kiểm tra trình độ nghiệp vụ công nhân viên, để có cái nhìn tổng quát từ đó mở các lớp đào tạo phù hợp hơn. - Phòng phát triển sản phẩm cần tham khảo ý kiến trực tiếp cán bộ nhân viên là

người bán trực tiếp các sản phẩm trong bộ sản phẩm của Maritime Bank. Từ đó, có những điều chỉnh hợp lý hơn, nhưng phải đảm bảo định hướng phát triển sản phẩm mang tính thống nhất, nhưng có đặc thù và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Trung tâm dự báo cần phải làm việc tích cực hơn nữa trong việc dự báo tình hình nhằm cho định hướng hoạt động đúng hơn cho các chi nhánh. Trước mắt trung tâm dự báo có thể nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia, để hỗ trợ chúng ta trong công tác dự báo cũng như phân tích số liệu dự báo: ngành nghề rủi ro, ngành nghề ưu tiên, các chính sách....

6.2.2 Kiến nghị đối với Maritime Bank Cần Thơ

 Để thực hiện các giải pháp đã đưa ra ở trên được hiệu quả nhằm đạt được kết quả như mong muốn đến năm 2015, tác giả đề xuất một số kiến nghị với ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ như sau:

- Xây dựng quy chế khen thưởng, bổ nhiệm để đảm bảo cán bộ có năng lực được chú trọng. Bên cạnh đó, có chính sách sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng, tạo điều kiện thông thoáng cho nhân viên phát huy năng lực, không chủ quan, chuyên quyền trong tổ chức, xử sự công bằng, minh bạch trong tổ chức.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, quyết liệt hơn trong công tác thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu, phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cán bộ trong quy trình xét duyệt cấp tín dụng của hội sở ban hành. Thường xuyên đào tạo về nghiệp vụ cho các chuyên viên quan hệ khách hàng.

- Thành lập bộ phận chuyên trách về hoạt động tiếp thị, marketing, trực thuộc bộ phận hỗ hoạt động. Từ đó, bộ phần này có những kiến nghị về hoạt động tiếp thị marketing hợp lý, cũng như kết hợp với phòng truyền thông hội sở triển khai các chương trình tiếp thị, mang tính chuyên nghiệp hỗ trợ cao nhất cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Kết hợp với trung tâm đào tạo thường xuyên đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, thao tác trên phần mềm nghiệp vụ của các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng bao gồm cán bộ quan hệ khách hàng và các giao dịch viên.

- Maritime Bank Cần Thơ cần tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp hiện đại, trên mô hình kinh doanh mẫu do hội sở ban hành. Hình thành văn hóa ứng xử nội bộ cũng như với khách hàng, từ đó hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phải có được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, tạo hình ảnh, bản sắc riêng để phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

1. Thái Văn Đại, năm 2007. Giáo trình Nghiệp Vụ ngân Hàng Thương Mại. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, năm 2010. Giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2006. Giáo trình Tiền tệ Ngân Hàng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

4. Trần Mạnh Đạt, 2012. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ. Luận án thạc sĩ. Đai Học Cần Thơ.

5. Trần Văn Hùng, Tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2012 và dự báo kinh tế năm 2013, http://www.edunews.vn/channel/2780/201210/tong-quan-ve-kinh-te-viet-

nam-nam-2012-va-du-bao-kinh-te-vi-mo-nam-2013-1964500/ [ngày truy cập 22-10-

2013].

6. Trần Ái Kết, năm. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

7. Nguyễn Minh Kiều, năm 2009. Tiền tệ Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

8. Luật các tổ chức tín dụng, 2010. Thành phố HCM: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

9. Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

10.Trần Thị Hà Uyên, 2012. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ. Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Đại Học Tây Đô

11.Trang web của Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn. 12.Trang web của Maritime Bank www.msb.com.vn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 103 - 106)