Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 82)

Dư nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về, nó là chỉ tiêu xác thực không chỉ để đánh giá qui mô hoạt động tín dụng của từng thời kỳ mà còn phản ánh thực trạng hoạt động ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Chỉ tiêu còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay phải nâng cao mức dư nợ. Việc phân tích dư nợ sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính vì thế, việc theo dõi tình hình dư nợ cho vay là công việc quan trọng không thể thiếu được trong công tác tín dụng của ngân hàng.

4.2.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn

Trong những năm vừa qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục giảm đã làm cho tổng dư nợ có xu hướng giảm, cũng giống như cơ cấu của doanh số cho vay trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ. Năm 2010 tổng dư nợ đạt 961.479 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số dư nợ giảm còn 819.795 triệu đồng giảm 141.684 triệu đồng, tương ứng giảm 14,74% so với năm 2010. Và năm 2012 tiếp tục giảm cả về số tuyệt đối và về số tương đối. Trong giai đoạn này doanh số dư nợ giảm đều như vậy gắn liền với ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. Tóm lại, tức là đã có

sự suy giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng của chi nhánh. Và tình trạng suy giảm này vần được tiếp tục duy trì đến nửa năm đầu 2013, diễn biến xấu này có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới nếu như ngân hàng không đưa ra các biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này, kế hoạch thận trạng giảm giải ngân cho khách hàng chỉ là giải pháp tạm thời để hạn chế rủi ro nhưng nó không đem lại hiệu quả kinh tế cho chi nhánh thậm chí còn làm suy giảm. Chỉ có tăng quy mô tín dụng một cách hợp lý cùng với sự hỗ trợ của nhiều bộ phận thì mới đưa ngân hàng phát triển và nhanh chóng thực hiện mục tiêu mở rộng chi nhánh ở Thành phố vì chỉ có một chi nhánh và 3 phòng giao dịch cho cả Thành phố và khu vực lân cận là con số vô cùng khiêm tốn sẽ không tận dụng hết tiềm lực về nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho chi nhánh để phát triển, nếu chậm trễ ngân hàng sẽ nhường cơ hội đó cho các đối thủ cạnh tranh khác, điều đó không có lợi chút nào.

Để hiểu chi tiết hơn doanh số dư nợ theo từng thời hạn có sự biến động thế nào so với tổng doanh số dư nợ, cũng như kết quả đạt được năm này ra sao so với năm trước để đưa ra đánh giá chân thật cho các khoản mục của ngân hàng là tích cực hay tiêu cực, chúng ta cùng nhau xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.9: Dư nợ theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 816.782 621.196 349.502 429.585 243.916 (195.586) (23,95) (271.694) (43,74) (185.669) (43,22) Trung – dài hạn 144.697 198.599 272.823 186.205 252.041 53.902 37,25 74.224 37,37 65.836 35,36

Tổng dư nợ 961.479 819.795 622.325 615.790 495.957 (141.684) (14,74) (197.470) (24,09) (119.833) (19,46)

Dư nợ ngắn hạn: Giống như sự biến động của tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn cụ thể đạt 621.196 triệu đồng, chiếm 75,77% trong tổng số dư nợ của chi nhánh trong năm 2011 và con số này giảm một lượng đáng kể so với năm 2010, năm 2010 đạt 816.782 triệu đồng chiếm 84,95% trên tổng dư nợ. Sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 349.502 triệu đồng, sáu tháng đầu năm 2012 dư nợ ngắn hạn được 429.585 triệu đồng, sang sáu tháng đầu năm 2013 con số này tiếp tục giảm so với cùng kỳ 2012.

Dư nợ trung – dài hạn: Như đã phân tích ở các phần trên đối với loại thời hạn này thì dư nợ của nó rất ít là do chính sách hạn chế giải ngân cho các khoản vay trung và dài hạn, nhưng qua số liệu cho thấy con số này đang có bước tăng trưởng nhẹ nhàng qua các năm góp phần giảm khoảng cách biệt đối với hai loại thời hạn này nhưng không đáng kể. Tuy các khoản cho vay ngắn hạn đem lại sự an toàn hơn về bảo toàn vốn cho ngân hàng nhưng nó không đem lại hiệu quả kinh doanh cao vì lãi suất cho vay của nó tương đối thấp hơn so với trung – dài hạn. Vì thế, mà ngân hàng cũng nên cố gắng tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu đầu tư kinh doanh dài hạn nếu khách hàng có hiệu quả trong hoạt động thì cũng mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. Đến đầu năm 2013 thì thu nợ trung – dài hạn là 252.041 triệu đồng tăng 65.836 triệu đồng tức 35,36% so với cùng kỳ năm 2012. Qua số liệu ta thấy dư nợ trung – dài hạn trong giai đoạn này đạt những con số rất khiêm tốn so với doanh số dư nợ..

Dưới đây là biều đồ thể hiện sự biến động của dư nợ theo thời hạn:

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 Triệ u đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Ngắn hạn Trung – dài hạn Tổng dư nợ

Hình 4.8 Dư nợ theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

4.2.3.2 Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Dưới đây là số liệu và biểu đồ cho tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Bảng 4.10: Dư nợ thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNQD 532.591 512.805 480.066 420.033 423.201 (19.786) (3,72) (32.739) (6,38) 3.168 0,75 DNNN 309.260 299.995 159.979 209.985 101.575 (9.265) (3,00) (140.016) (46,67) (108.410) (51,63) Cá nhân, khác 119.628 106.995 82.280 85.772 71.181 (12.633) (10,56) (24.715) (23,10) (14.591) (17,01)

Tổng dư nợ 961.479 819.795 622.325 615.790 495.957 (141.684) (14,74) (197.470) (24,09) (119.833) (19,46)

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 DNNQD DNNN Cá nhân, khác Tổng dư nợ

Hình 4.9 Dư nợ theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong tổng dư nợ thì dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể năm 2011 dư nợ của thành phần này 512.805 triệu đồng chiếm 55,39% trên tổng dư nợ, rõ ràng năm 2011 có sụ sụt giảm, đó cũng là xu hướng biến động của tổng dư nợ so với năm trước. Còn thành phần doanh nghiệp Nhà nước cũng giảm trong năm này nhưng không đáng kể, dư nợ của nó đạt 299,995 triệu với tỷ trọng là 33,59% trên tổng dư nợ đã giảm so với năm 2010 cả về số tuyệt đối, tương đối. Về thành phần kinh tế cá nhân và khác thì có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Đến năm 2012 tình hình kinh tế chuyển biến biến xấu hơn, đó là tình hình chung trên cả nước là những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Lạm phát, lãi suất ở mức cao, sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên dư nợ và dư nợ thành phần doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giảm trong thời gian này, dư nợ DNNQD đã giảm một lượng không đáng kể là 32.739 triệu đồng tức 6,38 % so với năm ngoái vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Còn DNNN đạt 159.979 triệu đồng, tức giảm 140.016 triệu đồng với 46,67% so với năm 2011. Khách hàng thuộc doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường khó khăn, mà đa số các doanh nghiệp thuộc thành phần có cơ cấu tổ chức còn quá đậm chất bao cấp đã từ lâu không còn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, không phân chia trách nhiệm rõ ràng nên dẫn đến việc đùn đẩy hay né tránh trách nhiệm, và công nghệ lạc hậu so với thời đại,… từ đó rất nhiều DNNN có kết quả hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên ngân hàng không thể

giải ngân mà còn cố gắng thu hồi các khoản nợ đã cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước, dẫn đến dư nợ đối với thành phần này luôn thấp và giảm liên tục. Nguyên nhân dư nợ của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh không biến động nhiều là do trong năm nhu cầu vay vốn của thành phần này vẫn ổn đinh hơn so với các thành phần kinh tế khác và ngân hàng đã có tiến triển trong việc tìm kiếm khách hàng trong thành phần này. Sang 6th2013 tình hình vẫn không khả quan hơn cho các thành phần kinh tế, đó cũng là thực trạng của doanh số cho vay cho các thành phần kinh tế này, và nền kinh tế chưa mấy gì khởi sắc tình hình bất ổn vẫn còn đó.

4.2.3.3 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế

Ngành xây dựng

Số tiền dư nợ cho ngành trong năm 2010 đạt 223.643 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23,26 % trên tổng dư nợ vì từ năm 2010 trở về trước là thời kỳ TPCT tiến hành cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như có rất nhiều công trình đang được triển khai thi công và đời sống người dân thành phố ngày càng nâng cao cộng thêm dân số thành phố tăng nhiều hơn, vì Thành phố tập trung rất nhiều trường đại học, cao đẳng,… từ đó dẫn đến nhu cầu nhà ở, nhà trọ tăng lên, nắm được tình hình đó rất nhiều nhà đầu tư bỏ vốn và vay vốn để xây dựng. Vì thế, trong năm này doanh số cho vay cho ngành xây dựng còn chiếm một con số kha khá. Nhưng bước sang năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn người dân hạn chế chi tiêu cùng với sự đầu tư tràn lan không giải quyết được sản phẩm của mình dẫn đến nhà thì xây dựng xong nhưng bỏ trống điều đó đồng nghĩa bị ứ đọng vốn và thua lỗ dẫn đến không trả tiền nợ, lãi vay cho ngân hàng. Từ tình hình đó, rất ngại rủi ro nên ngân hàng đã hạ doanh số cho vay cho ngành này một cách quyết luyệt, nếu năm trước tỷ trọng đạt cao thì năm này chỉ còn 13,64% đã giảm đến 9,62 điểm % so với năm trước tức đạt 111.841 triệu đồng. Nói đến ngành xây dựng thì chúng ta đều biết rằng đây là ngành kinh doanh khá đặc biệt sự vận động của nó theo một chu kỳ rõ rệt, lúc thì rất hưng thịnh có thể giúp cho nhà đầu tư kiếm được rất nhiều lợi nhuận nếu kinh doanh đúng vào dịp nó phát triển. Còn ngược lại nhà đầu tư sẽ điêu đứng có thể lâm vào tình trạng tồi tệ nhất và khoảng thời gian cho mỗi lần hưng thịnh và suy thoái ấy không phải là vài ngày hay vài tháng mà là vài năm thậm chí nhiều hơn thế nữa. Chính vì tính chất là như vậy nên doanh số dư nợ cho ngành xây dựng phải tiếp tục suy giảm trong năm 2012 so với năm 2011 đạt 62.429 triệu đồng, tức giảm 44,18% tương đương 49.412 triệu đồng . Còn nửa năm đầu 2013 dư nợ ngành này vẫn suy giảm cả về số tuyệt đối và tương đối lần lượt là 17.338 triệu đồng và 23,74% so với nửa năm đầu 2012. Mặc dù có sự can thiệp của chính phủ có gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho bất động sản và tình hình bất ổn của nền kinh tế và thị trường tài chính đã dẫn đến cục diện khó khăn cho ngành xây dựng vẫn không thay đổi gì nhiều.

Bảng 4.11: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngành XD 223.643 111.841 62.429 73.027 55.689 (111.802) (49,99) (49.412) (44,18) (17.338) (23,74) TN-CNCB 384.764 69.873 27.700 86.096 99.044 (314.891) (81,84) (42.173) (60,36) 12.948 15,04 HĐPVCN 200.293 307.517 356.351 158.297 156.639 107.224 53,53 48.834 15,88 (1.658) (1,05) Ngành khác 152.779 330.564 175.845 298.370 184.585 177.785 116,37 (154.719) (46,80) (113.785) (38,14)

Tổng dư nợ 961.479 819.795 622.325 615.790 495.957 (141.684) (14,74) (197.470) (24,09) (119.833) (19,46)

Ngành thương nghiệp – công nghiệp chế biến

Qua số liệu ta có thể nhận thấy sự biến động thất thường của dư nợ thuộc ngành kinh tế này. Năm 2011 chỉ tiêu này đạt 69.873 triệu đồng chiếm 8,52% trên tổng dư nợ con số này giảm 314.891 triệu đồng tương ứng giảm 81,84% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ này tiếp tục giảm là do trong năm này thu nợ cho ngành này đạt khá cao. Điều này nhận thấy rằng trong năm 2012 ngân hàng chủ yếu giải ngân ngắn hạn cho TN – CNCB. Sang 6th2013 đạt 99.044 triệu đồng tăng 12.948 triệu đồng tương ứng 15,04% so với nửa năm đầu 2012. Để có bước cải thiện như trên là do chính phủ chỉ đạo cho ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vay với mức lãi suất thấp nên đã nâng cao doanh số cho vay thuộc ngành nghề kinh tế này cùng với giá cả của nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa cũng như giá các sản phẩm phi lê, đóng hộp xuất khẩu ổn định trở lại, nên các hộ sản xuất và doanh nghiệp có hứng thú bắt tay vào sản xuất, điều đó đã dẫn đến doanh số dư nợ của nó tăng lên là điều tất yếu.

Hoạt động phục vụ cá nhân, ngành khác

Ở năm 2011, thì cả hai lĩnh vực này đều có sự tăng trưởng khá cao so với năm trước đó, cụ thể HĐPVCN đạt 307.517 triệu đồng với tỷ lệ 37,51% so với tổng dư nợ tăng 107.224 triệu đồng tức 53,53% so với năm 2010. Còn dư nợ của ngành khác là 330.564 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu. Trái lại, khi đến năm 2012 thì HĐPVCN tiếp tục tăng trưởng còn dư nợ của ngành khác giảm xuống so với năm 2011. Sang 6th2013 thì cả hai lĩnh vực này đều có sự sụt giảm. Xu hướng tăng dư nợ ở năm 2011 so với năm 2010 thì đã nói lên việc tìm kiếm khách hàng cho HĐPVCN của ngân hàng đã có bước phát triển hơn số lượng khách hàng đủ điều kiện được chi nhánh cho vay tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc doanh số cho vay ngành này cũng tăng theo, cộng thêm Maritime Bank Cần Thơ tiến hành cho khách hàng gia hạn nợ cho một số đối tượng gặp khó khăn vì những nguyên nhân khách quan không thể kiểm soát được từ đó doanh số dư nợ được cải thiện. Còn trong năm 2012 và đầu năm 2013 liên tục giảm chứng tỏ ngân hàng đang rất khó khăn trong việc chọn lựa khách hàng, Ban lãnh đạo ngân hàng cần nên quan tâm siết sao nhiều hơn nữa trong việc mở rộng qui mô kinh doanh tìm kiếm thật nhiều khách hàng đáng tin cậy nhất là ngành này để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.

23,26 40,02 20,83 15,89 13,64 8,52 37,51 40,32 10,034,45 57,26 28,26 11,86 13,98 25,71 48,45 11,23 19,97 31,58 37,22 0 20 40 60 80 100 % 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Ngành khác HĐ-PVCN TN-CNCB Ngành XD

Hình 4.10 Cơ cấu dư nợ theo ngành ngề kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 82)