Phân tích tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 63 - 72)

Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, TCKT, qua các tổ chức tín dụng khác, qua ngân hàng Nhà nước… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể khác trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi, phần lãi này bù đắp phần lãi mà ngân hàng đi vay. Nói chung, hoạt động của ngân hàng đảm bảo có lợi nhuận. Hoạt động cho vay có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy, công tác thu

sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra thu hồi lại đúng hạn tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Ta sẽ đi xét từng khoản mục trong doanh số thu nợ để thấy rõ hơn:

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Sau khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay thì công việc rất quan trọng mà cán bộ tín dụng phải làm là giám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích như trong hợp đồng vay vốn hay không, đồng thời có những biện pháp khắc phục khi khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích và đôn đốc khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn nhằm đảm bảo việc thu hồi đúng hạn cho ngân hàng. Quan sát bảng số liệu dưới đây ta thấy tình hình thu nợ của ngân được xem là khá tốt mặc dù doanh số thu nợ có xu hướng giảm ở năm 2012 và đầu năm 2013. Đánh giá tốt ở đây không nhất thiết là doanh số thu nợ năm sau bắt buộc phải cao hơn trước mà phải xem xét tình hình doanh số cho vay và dư nợ của ngân hàng trong thời gian đó nữa, như ta đã biết trong khoảng thời gian 2010 – 6th2013 thì doanh số cho vay giảm đáng kể qua các năm nhưng doanh số thu nợ vẫn đạt những con số đáng mừng cao hơn cả doanh số cho vay trong năm tương ứng. Điều đó chứng tỏ doanh số thu nợ trong kỳ có lẫn phần nợ của khách hàng ở các kỳ trước. Cụ thể như sau: Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 3.210.386 triệu đồng, tăng thêm 194.870 triệu đồng tức tăng 6,07% trong năm 2011 so với năm 2010. Trong thời gian này tình hình kinh tế vẫn còn ổn định nên doanh số thu nợ đạt thành tích như vậy điều đó cũng nói lên công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn của ngân hàng là rất hiệu quả. Đến năm 2012 thì doanh thu nợ đạt 3.059.623 triệu đồng, sự suy giảm này cũng không lấy làm ngạc nhiên vì trong năm nay thì doanh số cho vay giảm rất mạnh như đã phân tích ở phần trên kéo theo doanh số thu nợ giảm nhiều như vậy. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2012.

Doanh số thu nợ ngắn hạn: Thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu nợ tất cả đều trên 90% là do chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn. Vì cho vay ngắn hạn thì ngân hàng có thể luân chuyển nguồn vốn dễ dàng và giảm thiểu rủi ro do sớm thu hồi vốn cho vay. Tình hình biến động của thu nợ thuộc thời hạn này giống như biến động của doanh số thu nợ và cụ thể là 2011 cho thu nợ ngắn hạn đạt 3.205.578 triệu đồng, tăng 81.895 triệu đồng so với năm 2010. Qua năm 2012 chỉ tiêu này đạt 2.849.062 triệu đồng, chiếm 94,14% trên tổng doanh số thu nợ, giảm 356.516 triệu đồng tức 11,12% so với năm 2011. Cũng giống như xu hướng biến động của tổng doanh số thu nợ ở 6th2013 so với 6th2012 thu nợ ngắn hạn giảm 350.378 triệu đồng, tức giảm 20,85% chỉ trong 6 tháng đầu mà doanh số thu nợ ngắn hạn đã sắp sĩ với doanh số giảm ở cả năm 2012. Điều này dự báo thời gian còn lại của năm 2013 thì thu nợ ngắn hạn sẽ tiếp tục giảm, nguyên do để thu nợ ngắn hạn giảm là cho vay ngắn hạn đã giảm tương ứng trong thời gian này, như đã nêu ở các phần trên là

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 2.959.683 3.205.578 2.849.062 1.121.094 955.510 245.895 8,31 (356.516) (11,12) (165.584) (14,77) Trung–dài hạn 250.703 199.678 210.561 179.453 160.325 -51.025 (20,35) 10.883 5,45 (19.128) (10,66)

DSTN 3.210.386 3.405.256 3.059.623 1.300.547 1.115.835 194.870 6,07 (345.633) (10,15) (184.712) (14,20)

rất nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất trong năm 2012 đứng trước tình trạng vô cùng khó khăn bởi tác động xấu của nền kinh tế, hàng loạt công ty phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ để cầm cự thì Ban lãnh đạo công ty chỉ đạo cắt giảm chi phí tối đa mà trước tiên là cắt giảm nguồn nhân lực. Chính điều này đã làm cho rất nhiều cán bộ, công nhân viên phải thất nghiệp, trước tình hình đó thì khả năng trả nợ của cá nhân hay doanh nghiệp trong thời hạn này giảm đi hay mất khả năng chi trả.

Doanh số thu nợ trung – dài hạn: Trong năm 2010 đạt 86.703 triệu đồng chiếm chỉ có 2,06% trên tổng số doanh số thu nợ đến năm 2011 doanh số này là 199.678 triệu đồng nâng lên tỷ trọng đạt 4,64% so với năm 2010 thì doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng lên với tốc độ 130,30 % tương ứng 112.975 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, thì thu nợ trung và dài hạn tiếp tục tăng trưởng nhưng với con số khá khiêm tốn đạt 210.561 triệu đồng tăng 5,47% so với năm 2011. Chỉ đến nửa năm đầu 2013 mới có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chung để ngân hàng đạt được những thành tựu trong việc thu nợ ở thời hạn trung – dài hạn của chi nhánh có bộ phận thẩm định tín dụng đối với các khoản vay làm việc nghiêm túc và đánh giá đúng khả năng của khách hàng nên chỉ có những dự án tính khả thi cao mới được chấp nhận giải ngân vì thế mà doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng rất hạn chế trong tổng doanh số cho vay nhưng đổi lại các doanh nghiệp này sử dụng vốn vay từ ngân hàng ngày càng đúng mục đích và phát huy có hiệu quả đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài ra, cán bộ ngân hàng đã thiết lập mối quan hệ với khách hàng đáng tin cậy, thể hiện công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng được nâng lên. Đồng thời công tác đánh giá rủi ro, quản lý và thu nợ được thực hiện khá tốt.

Biểu đồ thể hiện biến động doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng:

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Ngắn hạn Trung–dài hạn DSTN

Hình 4.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Theo bảng số liệu về tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng có biến động qua các năm. Trong đó, doanh số thu nợ của chi nhánh đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Sau đây chúng ta tiến hành phân tích nội dung của từng khoản mục cho vay đối với từng loại hình kinh tế này để làm rõ nhận định trên:

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: qua số liệu ta thấy công tác thu nợ đối với loại hình kinh tế này sự biến động không ngừng qua các năm bởi tính chất của loại thành phần này rất nhạy cảm với tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ đạt 2.060.571 triệu đồng, chiếm 64,19% trong tổng số doanh số thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2011 doanh số này đạt 2.226.939 triệu đồng, tỷ trọng là 65,40%, tăng 166.368 triệu đồng về số tuyệt đối và 8,07% về số tương đối. Để đạt được điều đó là do sự tăng lên về doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này và nền kinh tế của thành phố trong năm 2011 phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực đã có bước tiến triển khá, trình độ quản lý, qui mô và công nghệ ngày càng được nâng cao, làm ăn có hiệu quả ngày càng nâng cao uy tín đối với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Khi sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm đáng kể cả về số lượng lẫn tỷ trọng, doanh số này giảm chỉ còn 2.008.197 triệu đồng. Cũng chịu sự tác động của năm trước nên sang 6 tháng đầu 2013 con số này tiếp tục giảm so với cùng kỳ nhưng sự suy giảm này không nhiều, cụ thể doanh số này giảm 184.026 triệu đồng, tức 16,92%.

Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Có sự sụt giảm liên tiếp qua các năm cho doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này, cũng giống như biến động của doanh số cho vay đối với thành phần doanh nhiệp Nhà nước. Những con số này đã giảm so với năm trước đó tương ứng và đến 6th2013 vẫn giữ nguyên theo xu hướng cũ của nó. Nguyên nhân của suy giảm liên tục của doanh số thu nợ cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay của DNNN giảm, một phần là do sự hạn chế cho vay của ngân hàng đối với các khách hàng thuộc thành phần kinh tế này còn nghi ngờ vào khả năng hoạt động kinh doanh, cũng như phương án kinh doanh không hợp lý và sử dụng vốn không đúng mục đích. Điều đó làm giảm doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này nên công tác thu nợ suy giảm là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, chi nhánh cũng thận trọng hơn khi các thành phần kinh tế này vay, vì các doanh nghiệp này vốn có những bước đi không hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong quá khứ nên ngân hàng càng cân nhắc hạn chế cho vay. Phần khác là do hiện nay các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa nên các doanh nghiệp thuộc thành phần này cũng theo đó mà giảm theo.

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013 ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNQD 2.060.571 2.226.939 2.008.197 770.622 685.954 166.368 8,07 (218.742) (9,82) (84.668) (10,99) DNNN 1.082.464 1.113.041 990.735 490.357 399.190 30.577 2,82 (122.306) (10,99) (91.167) (18,59) Cá nhân, khác 67.351 65.276 60.691 39.568 30.691 (2.075) (3,08) (4.585) (7,02) (8.877) (22,43) DSTN 3.210.386 3.405.256 3.059.623 1.300.547 1.115.835 194.870 6,07 (345.633) (10,15) (184.712) (14,20)

Đối với cá nhân, khác: Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này chiếm tỷ lệ khá ít trong cơ cấu của doanh số thu nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế và biến động giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, còn 6 tháng đầu năm 2013 thì thu nợ của cá nhân và khác tăng lên so với cùng kỳ năm 2012, tăng 7.676 triệu đồng tức 22,60%. Dưới đây sẽ là biểu đồ thể hiện cho sự biến động của doanh số thu nợ theo các thành kinh tế để cho chúng ta có cái nhìn khái quát cho biến động của từng thành phần kinh tế này: 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 Triệ u đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 DNNQD DNNN Cá nhân, khác DSTN

Hình 4.6 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế

Ngành xây dựng: Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 706.917 triệu đồng , năm 2011 doanh số thu nợ giảm còn590.894 triệu đồng chiếm 17,35% tỷ trọng này đã giảm 4,67 điểm % so với năm 2010 và đã giảm 116.023 triệu đồng tức giảm 16,41% so với năm ngoái. Sang năm 2012 tiếp tục có sự sụt giảm, trong cả một giai đoạn doanh số thu nợ cho ngành xây dựng không mấy tiến triển, sang đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đối với ngành này còn rất nhiều hạn chế, yếu kém trong khâu kiểm soát cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, nguyên nhân nữa để doanh số thu nợ liên tiếp giảm mạnh trong khoảng thời gian này là tình hình rất ảm đạm của ngành xây dựng đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng cũng là một điều dễ hiểu, khách hàng vay vốn của ngân hàng để đầu tư vào những công trình xây dựng đến khi công trình hoàn thành, hạn trả nợ cho ngân hàng cũng đến mà sản phẩm tạo ra lại không bán được thì không còn vốn để trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn, từ đó dẫn đến ngân hàng và khách hàng đều rơi vào tình trạng đầu tư kém hiệu quả.

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013 ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngành XD 706.917 590.894 379.132 168.392 128.324 (116.023) (16,41) (211.762) (35,84) (40.068) (23,79)

TN-CNCB 2.089.822 2.009.337 1.196.765 423.984 298.345 (80.485) (3,85) (812.572) (40,44) (125.639) (29,630

HĐPVCN 268.122 354.571 570.249 408.688 459.814 86.449 32,24 215.678 60,83 51.126 12,51

Ngành khác 145.525 450.454 913.477 299.483 229.352 304.929 209,54 463.023 102,79 (70.131) (23,42)

DSTN 3.210.386 3.405.256 3.059.623 1.300.547 1.115.835 194.870 6,07 (345.633) (10,15) (184.712) (14,20)

Ngành thương nghiệp – công nghiệp chế biến: Doanh số thu nợ của ngành này cũng có xu hướng giảm giống như biến động của doanh số cho vay của ngành và nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành khác trên tổng doanh số thu nợ. Năm 2011 đạt 2.009.337 triệu đồng với tỷ lệ là 59,01% con số này đã giảm với năm trước cả về số tuyệt đối là 80.485 triệu đồng và 3,85%. Năm 2012 là năm không thuận lợi cho rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của rất nhiều ngành nên thu nợ cho ngành TN CNCB có sự sụt giảm nghiêm trọng. Không có dấu hiệu khả quan khi bước sang nửa năm đầu 2013 doanh số này cũng giảm thêm 125.639 triệu đồng tương ứng với tốc độ khá cao 29,63% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số thu nợ của ngành này giảm như thế cũng chưa thể khẳng định là công tác thu hồi vốn của ngân hàng có vấn đề mà sự sụt giảm này là do tình hình doanh số cho vay giảm xuống thì việc thu hồi nợ giảm theo là điều không thể tránh khỏi. Còn xét về doanh số cho vay của chi nhánh trong giai đoạn này hết sức hạn chế nên doanh số lần lượt giảm qua các năm, mặc dù doanh số thu nợ cũng theo đó giảm theo đối với ngành này nhưng về quy mô của doanh số của nó vần cao hơn rất nhiều so với cho vay ngành TN – CNCB ở năm tương ứng. Điều này càng khẳng định trong bộ máy hoạt động của ngân hàng có bộ phận thu hồi nợ hết sức hiệu quả. Để kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh có nhiều lợi nhuận thì chẳng những ngân hàng phải chú trọng công tác thu hồi nợ mà phải kết hợp song song với công tác tìm kiếm khách hàng khả thi để nâng cao doanh số cho vay.

Hoạt động phục vụ cá nhân và ngành khác: Nếu như ở ngành xây dựng và TN – CNCB biến động doanh số thu nợ giảm trong năm 2012 thì ở hai lĩnh vực này tuy chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng doanh số thu nợ nhưng công tác thu hồi nợ của nó lại liên tục tăng qua các năm. Điều này nói lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc các ngành này được ngân hàng đánh giá đúng tính hiệu quả của nó và đã hoạt động tốt nên họ đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Từ đây chúng ta có thể thấy

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)