Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hả

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 42)

TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2015

Căn cứ vào môi trường kinh doanh của ngân hàng nói chung và môi trường kinh doanh tại TPCT nói riêng cùng với định hướng của Hội sở và chi nhánh, có thể đề ra mục tiêu kinh doanh của Maritime Bank Cần Thơ đến hết năm 2015 như sau:

- Cải thiện doanh thu theo hướng bền vững, chuyển hướng tập trung từ doanh thu cho vay sang doanh thu từ phí.

- Tăng tổng nguồn vốn lên 2.000 tỷ trong đó vốn huy động chiếm từ 65 - 80%. - Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ: 30 – 35%.

- Doanh thu từ khu vực dịch vụ chiếm bình quân 25 – 35%.

- Tăng cường công tác thu hồi nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: < 3%. - Tăng cường quản lý rủi ro, dự báo thị trường và lựa chọn tăng trưởng tín dụng

tại danh mục doanh nghiệp và các ngành hoạt động trước. - Lãi ròng trên tổng thu nhập đạt trung bình 15,5%/năm.

- Tăng số máy ATM lên 25 máy ở những vị trí thuận tiện nhất, có thể phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi (hiện tại chỉ có 4 máy). Thành lập thêm phòng giao dịch ở quận, huyện khác tại TPCT như Quận Cái Răng, Quận Bình Thủy - Đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, tập trung phát triển tín dụng, phát triển thêm

các sản phẩm mới bằng cách ứng dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại, - Xây dựng một trụ sở kinh doanh tại Thành Phố Cần Thơ tương xứng với qui

mô của một chi nhánh vùng.

- Thu nhập trung bình của mỗi cán bộ công nhân viên tăng 10 – 15%/năm.

- Tập trung đào tạo và nâng cao chất lượng của các cán bộ quản lý cấp cao và cán bộ quản lý cấp trung.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ

------

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 6th2013

4.1.1 Phân tích chung tình hình nguồn vốn của Maritime Bank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 6th2013

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn luôn đóng vai trò chủ đạo mang tính chất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn có dồi dào mới đảm bảo được nhu cầu về vốn của khách hàng, nếu không ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng.

Vốn là yếu tố quan trọng thể hiện quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng muốn đứng vững và mở rộng hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Vốn không những giúp cho chi nhánh tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Với vị thế là một trong những ngân hàng chủ lực trên địa bàn thành phố, Maritime Bank Cần Thơ luôn có tổng nguồn vốn lớn để có đủ khả năng đáp ứng rất nhiều hoạt động đa dạng của mình. Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ là một chi nhánh phụ thuộc ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chi nhánh Maritime Bank trong 3 năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, huy động khác như: kỳ phiếu, trái phiếu. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua phát triển khá ổn định.

Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải - chi nhánh Cần Thơ ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 657.794 793.852 858.233 811.594 825.623 136.058 20,68 64.381 8,11 14.029 1,73 Vốn điều chuyển 315.347 161.485 4.537 1.788 2.098 (153.862) (48,79) (156.948) (97,19) 309 17,3

Tổng nguồn vốn 973.141 955.337 862.770 813.382 827.721 (17.804) (1,83) (92.567) (9,69) 14.338 1,76

(Nguồn: Phòng kế toán Maritime Bank Cần Thơ 2010, 2011, 2012, 6th2013)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự suy giảm qua 3 năm, chi tiết là năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 973.141 triệu đồng, năm 2011 đạt 955.337 triệu đồng, 2012 vẫn tiếp tục giảm kể cả 6th2013 cũng giảm so với cùng kỳ năm trước. Để biết sự giảm của nguồn vốn là do thành phần vốn nào giảm hay tất cả các thành phần của nguồn vốn đều giảm. Để làm rõ nhận định này ta tiến hành đi vào phân tích tùng hơn vốn cụ thể:

Vốn huy động

Nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng theo các năm. Sở dĩ có sự tăng này là do trong tổng nguồn vốn thì ta thấy nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất, mà Maritime Bank Cần Thơ là ngân hàng có vị thế là ngân hàng là hoạt động ở ngay trung tâm TPCT nên điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn. Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2010 là 657.794 triệu đồng, năm 2011 vốn huy động tăng thêm 136.058 triệu đồng tương ứng tăng 20,68% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn năm trước tăng với 8,11% so với năm 2011. Xét đến 6th2013 nguồn vốn huy động đạt 825.623 triệu đồng tăng 14.029 triệu đồng so với 6th2012. Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng vào những tháng đầu năm 2012, số lượng khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng cao hơn những tháng cuối năm và đến nửa năm đầu 2013 vốn huy động được tăng so với cùng kỳ càng cho thấy rằng vào thời gian này giao dịch tại ngân hàng sôi động hơn rất nhiều so với khoản thời gian cuối năm. Để có kết quả như vậy ở năm 2010 là do năm này Maritime Bank Cần Thơ đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi cho huy động vốn, các chương trình tiếp thị trực tiếp, các hoạt động PR cho thương hiệu và sản phẩm dịch vụ,… và đã đạt được nhiều thành tích vượt bậc trong năm 2010 như: “Top Trade Services Awards 2010”, Top 10 doanh nghiệp thương mại xuất sắc hàng đầu Việt Nam, huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng, cờ thi đua do ngân hàng Nhà nước trao tặng, giải thưởng STP Award do Bank of New York (BNY Mellon) trao tặng và rất nhiều thành tích khác trong nước và quốc tế. Nguyên nhân của sự tăng lên của nguồn vốn huy động là do những năm 2012 ngân hàng chú trọng phát triển các chính sách thích hợp nhằm thu hút được lượng tiền gửi của khách hàng, để hạn chế tối đa nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở vì giảm chi phí lãi nâng cao lợi nhuận cho đơn vị. Ngoài ra, thu nhập của người dân ngày càng tăng và nhờ vào việc quảng bá, quảng cáo, sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, đặc biệt hơn là người dân ý thức càng cao về sự an toàn trong việc gửi tiền vào ngân hàng nhằm đề phòng các rủi ro của nền kinh tế như lạm phát…. Đồng thời, họ có thể kiếm được khoản thu nhập từ khoản tiền gửi này. Hơn nữa, tình hình kinh tế địa phương trong những năm qua có những chuyển biến rất tiêu cực, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên họ không biết đầu tư vào đâu nên trước mắt họ gửi tiền chờ cơ hội đầu tư khả thi hơn. Vì

thế, ngân hàng luôn có những phương án huy động vốn linh hoạt nhằm thu hút vốn nhàn rỗi này. Mặt khác, ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thống như tặng quà cho khách hàng vào các dịp lễ tết và quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng để khai thác khách hàng tiềm năng trên địa bàn đến gởi tiền,… để bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng trưởng liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Tuy nhiên, vào năm 2011 tốc độ tăng thấp của nguồn vốn huy động là do năm 2011 tình hình kinh tế khá phức tạp đây là năm rất khó khăn của ngân hàng trong công tác huy động vốn là do lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng, giá vàng biến động bất ổn.

Vốn điều chuyển

Bên cạnh nguồn vốn ngân hàng tự huy động, ngân hàng còn có sự hỗ trợ rất lớn từ Hội sở thông qua nguồn vốn điều chuyển. Đa số các ngân hàng nói chung không riêng Maritime Bank Cần Thơ nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn của khách hàng và càng không thể có đủ nguồn vốn tài chính để có thể mở rộng mạng lưới hoặc phát triển các chiến lược kinh doanh của mình. Vốn điều chuyển tăng hay giảm là do nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Vốn điều chuyển của chi nhánh không ổn định qua các năm. Năm 2010 vốn điều chuyển là 315.347 triệu đồng. Năm 2011, vốn điều chuyển giảm xuống còn 161.485 triệu đồng tức giảm 48,79% so với năm 2010. Một điều đáng chú ý là đến năm 2012 vốn điều chuyển lại giảm nhanh so với năm 2011 đạt 4.537 triệu đồng giảm 156.948 triệu đồng tương ứng giảm 97,19% so với năm 2011và tăng 309 triệu đồng và đạt 2.098 triệu đồng ở 6th2013 so với 6th2012.

Nguồn vốn điều chuyển tăng hay giảm là do nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng huy động vốn của chi nhánh. Mặc dù được sự hỗ trợ lớn từ Hội sở nhưng ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn, chủ động tìm các nguồn vốn có hiệu quả làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thêm dồi dào, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và ngân hàng đã làm được điều đó cụ thể là trong thời gian qua vốn điều chuyển giảm rất nhiều so với những năm trước đó, vốn điều chuyển giảm cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn huy động tăng lên đã đáp ứng gần như đủ nhu cầu vốn trên địa bàn nên không cần vốn điều chuyển này nữa. Do vốn điều chuyển là nguồn vốn chi phí cao hơn nguồn vốn huy động vì lãi suất cao hơn lãi suất huy động là vì ngân hàng cấp trên tăng lãi suất về việc sử dụng vốn này. Nên việc sử dụng vốn điều chuyển quá mức sẽ làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Thậm chí có lúc chi nhánh phải điều chuyển vốn đi vì thừa vốn.Vì vậy, ngân hàng cần tiếp tục có những biện pháp tích cực hơn nữa để tăng vốn huy động kết hợp với công tác tìm kiếm khách hàng đạt yêu cầu để giải ngân phù hợp với quy mô của nguồn vốn để tối đa hóa

của khách hàng phải cần đến nguồn đến nguồn vốn điều chuyển quá cao, hay vốn huy động cao mà không cho vay được dẫn đến điều vốn đi. Nếu một trong hai tình trạng trên xảy ra đều nói lên hoạt động của ngân hàng không hiệu quả.

4.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Từ bảng số lệu và hình vẽ về cơ cấu vốn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013, ta nhận thấy một điều hết sức ngạc nhiên là năm 2010, 2011 trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì trong 2 năm này nguồn vốn điều chuyển chiếm một tỷ lệ không nhỏ nhưng khi sang năm 2012 và đầu năm 2013 có một sự biến động mạnh nguồn vốn điều chuyển giảm rất nhiều và chiếm một tỷ lệ gần như bằng không. Điều này nói lên một thực trạng là tình hình huy động vốn của ngân hàng chuyển biến rất tốt đã nâng cơ cấu của vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng lên rất cao. Từ đó có thể thấy ngân hàng đã giảm một chi phí đáng kể cho công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm cộng thêm sự giảm doanh số cho vay nên với số vốn nhu vậy tạm thời ngân hàng đã đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn cho các khách hàng đủ chuẩn để cho vay trong thời kỳ khó khăn này và như thế ngân hàng sẽ không cần đến nguồn vốn chuyển xuống, và trong năm 2012 có khi chi nhánh thừa vốn phải điều chuyển vốn đi. Như ta đã biết nếu như nguồn vốn huy động không đáp ứng nhu cầu vốn đủ cho khách hàng thì ngân hàng phải nhờ sự hỗ trợ của Hội sở điều chuyển vốn xuống cho ngân hàng, nhưng nguồn vốn này chi phí khá cao, tỷ lệ vốn điều chuyển cao sẽ tác động trược tiếp đến lợi nhuận tức là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nên có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để tiếp tục nâng cao lượng vốn huy động cùng với sự quan tâm cho công tác tìm kiếm khách hàng uy tín mới giúp cho ngân hàng tận dụng hết tiềm lực về nguồn vốn của mình và để có môi trường hoạt động sôi động từ đó tăng qui mô kinh doanh cũng như phát triển chi nhánh.

4.1.3 Phân tích tình hình vốn huy động của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và không phải kinh doanh trên nguồn vốn chủ sở hữu của mình mà chỉ kinh doanh trên nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó vấn đề huy động vốn như thế nào cho hợp lý, đồng thời quản trị tài chính, phân bổ sử dụng, bảo đảm và phát triển vốn như thế nào để đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng an toàn và đạt hiệu quả cao là lẽ sống còn đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện vô cùng phức tạp của nền kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn 2010 – 6th2013. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Maritime Bank Cần Thơ là dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Maritime Bank Việt Nam và nguồn huy động vốn tại chỗ.

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn huy động của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi dân cư 620.451 671.260 716.161 689.100 672.113 50.809 8,19 44.901 6,69 (16.987) (2,47)

- Không kỳ hạn 19.277 37.347 42.278 38.894 36.168 18.070 93,74 4.931 13,20 (2.726) (7,01) - Có kỳ hạn 601.174 633.913 673.883 650.206 635.945 32.739 5,45 39.970 6,31 (14.261) (2,19) Tiền gửi TCKT 36.201 121.368 140.271 120.592 151.369 85.167 235,26 18.903 15,57 30.777 25,52 - Không kỳ hạn 24.541 89.457 104.794 89.095 119.486 64.916 264,52 15.337 17,14 30.391 34,11 - Có kỳ hạn 11.660 31.911 35.477 31.497 31.883 20.251 173,68 3.566 11,17 386 1,23 Tiền gửi TCTD 1.142 1.224 1.801 1.902 2.141 82 7,18 577 47,14 239 12,57 Tổng 657.794 793.852 858.233 811.594 825.623 136.058 20,68 64.381 8,11 14.029 1,73

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi TCKT Tiền gửi TCTD Tổng

Hình 4.1 Tình hình vốn huy động của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Trong đó, đóng góp vào sự tăng lên của nguồn vốn huy động của ngân hàng phải kể đến tiền gửi dân cư. Năm 2010 đếm năm 2012 lần lượt đạt 94,32%, 84,56%, 83,45% tất cả đều cao hơn 80% trên tổng vốn huy động, kể cả 6th2012, 6th2013 cũng có tỷ trọng rất cao. Tuy tốc tốc độ tăng trưởng không cao có khi lại giảm tốc độ nhưng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)