Phân tích tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 82 - 91)

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nếu được ngân hàng đồng ý. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được, nợ đó sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hoặc điều chỉnh kỳ hạn tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn sau khi hết hạn.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng.

4.2.4.1 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn

Tình hình nợ quá hạn của Maritime Bank Cần Thơ đang có xu hướng biến động rất tiêu cực là doanh số của nó liên tục tăng cao qua các năm, đặc biệt là sự gia tăng ở năm 2012 tăng 9.511 triệu đồng tức 101,06% so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013 vẫn không có chuyển biến tốt hơn cho nợ quá hạn mà còn tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan để nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao trong thời gian này, nền kinh tế suy thoái, giá cả của các nguyên vật liệu như giá lúa gạo, thủy sản… cho sản xuất và chế biến phục vụ cho xuất khẩu vô cùng bấp bênh trong thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới, điều đó đã làm cho các hộ nông dân lẫn các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích

chẳng hạn như cho vay tiêu dùng hoặc sản xuất lại đem cho vay hay chơi hụi để hưởng chênh lệch lãi suất,…. Khi vỡ hụi hay vỡ nợ thì không có khả năng trả nợ. Mục tiêu phát triển kinh tế được đề ra quá cao tạo sức ép đầu tư ồ ạt. Ngân hàng chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về khách hàng. Hiện nay, phần lớn những thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được chủ yếu từ phía hồ sơ vay vốn, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn cung cấp. Mà hầu hết các số liệu trên các giấy tờ này đều thiếu chính xác và không phản ảnh đầy đủ và kịp thời tình hình tài chính của khách hàng. Như vậy, thiếu thông tin về khách hàng, ngân hàng không thể nắm rõ được đích thực khách hàng của mình về năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ… Do đó, ngân hàng có thể đưa ra những nhận định sai lầm về khách hàng vay vốn, dẫn đến rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Năng lực của một số cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế nên có thể xảy ra cán bộ tín dụng bị khách hàng cố tình lừa đảo, gây nên những khoản thất thoát tín dụng. Đặc biệt là ngân hàng chưa có các biện pháp hữu hiệu trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi thời hạn cho vay tới hạn, đây là các nguyên nhân cơ bản và quan trọng làm gia tăng tỷ trọng nợ quá hạn.

Bảng 4.12: Nợ quá hạn theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 4.913 6.678 14.237 6.560 7.476 1.765 35,93 7.559 113,19 916 13,96 Trung – dài hạn 1.909 2.633 4.685 1.990 2.574 724 37,93 1.912 68,95 584 29,35

Nợ quá hạn 6.822 9.411 18.922 8.550 10.050 2.589 37,95 9.511 101,06 1.500 17,54

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 Triệ u đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Ngắn hạn Trung – dài hạn Nợ quá hạn

Hình 4.11 Nợ quá hạn theo thời hạn của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Các loại nợ quá hạn theo từng thời hạn đều tăng trưởng qua các năm. Theo bảng số liệu và hình vẽ ta có thể thấy biến động của chúng giống như doanh số nợ quá hạn trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nợ quá hạn vì doanh số cho vay trong đó có khoảng 90% là cho vay ngắn hạn. Năm 2012 tăng với tốc độ tăng trưởng của NQH ngắn hạn là 113,19% so với năm 2011 con số tăng rất cao với những năm trước đây. Tình trạng nợ quá hạn ngắn hạn trong giai đoạn này tăng cao là do tình hình nền kinh tế lại thiếu vốn trầm trọng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Điều này dẫn đến một số tổ chức hoặc doanh nghiệp với số vốn khá khiêm tốn phải đi vay ngắn hạn để sử dụng vào những công trình đầu tư mang tính chất trung và dài hạn như: đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tài sản cố định,…. Và dĩ nhiên lấy nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho các dự án trung và dài hạn thì rủi ro rất cao điều đó đã làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

4.2.4.2 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Khi phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chúng ta sẽ biết lượng của dư nợ tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư vào mỗi thành phần.

Dưới đây là bảng số liệu và hình vẽ thể hiện cho sự biến động của nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ 2010 – 6th2013:

Bảng 4.13: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNQD 3.177 4.761 11.428 4.270 5.478 1.584 49,86 6.667 140,03 1.208 28,29

DNNN 2.757 3.522 4.973 3.044 3.162 765 27,75 1.451 41,20 118 3,88

Cá nhân, khác 888 1.128 2.521 1.236 1.410 240 27,03 1.393 123,49 174 14,08

Nợ quá hạn 6.822 9.411 18.922 8.550 10.050 2.589 37,95 9.511 101,06 1.500 17,54

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 Triệ u đồng 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 DNNQD DNNN Cá nhân, khác Nợ quá hạn

Hình 4.12 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Theo số liệu ta thấy nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 là 3.177 triệu đồng chiếm 46,57% trong tổng nợ quá hạn, năm 2011 là 4.761 triệu đồng với 50,59% đã tăng 1.584 triệu đồng tức 49,86% so với năm 2010. Ở năm 2012 thì con số nợ quá hạn của thành phần này tăng với tốc độ rất cao 140,03% so với năm ngoái, và sang 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng so cùng kỳ. Tỷ lệ tăng tương đối cao trong thời gian qua và nhất là năm 2012 một phần là do chi nhánh cơ cấu lại nợ, gần đây cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không thích ứng được cơ chế thị trường dẫn đến làm việc kém hiệu quả và trả nợ trễ hạn hay không thể trả nợ là điều đã khó tránh khỏi. Năm 2012 kinh tế - xã hội nước ta bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do khửng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết…. Những bất lợi từ sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước dẫn đến thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng trong cả nước ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp quốc doanh, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hay giải thể.

Doanh nghiệp quốc doanh: Cũng giống như xu hướng biến động của tổng nợ quá hạn và nợ quá hạn của doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ nợ quá hạn tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 nợ quá hạn là 3.522 triệu đồng, chiếm 37,42% con số này đã tăng so với năm 2010 cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2012 là 4.973 triệu đồng, chiếm 26,28% tăng 1.3493 triệu đồng tương ứng 41,23% so với năm 2011. Mặc dù nợ quá hạn trong năm này tăng khá cao nhưng tốc độ của nó vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng của nợ quá hạn thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với doanh nhiệp Nhà nước nên

đáng kể. Các doanh nghiệp quốc doanh có khả năng tài chính kém, công nghệ lại lạc hậu, còn mang nặng tư tưởng bao cấp nên không đủ sức mạnh trên thị trường nhưng vì Maritime Bank Cần Thơ chủ yếu cho vay các đơn vị làm ăn có hiệu quả có chọn lọc qua nhiều năm nên nợ quá hạn của nó tăng trưởng thấp. Đó cũng là nguyên nhân để lý giải cho sự suy giảm nợ quá của 6th2013 so với cùng kỳ năm 2012. Đối với cá nhân và khác cũng không khác gì so với các thành phần khác tỷ lệ nợ quá hạn liên tục tăng qua các năm, đó là xu hướng chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn này.

4.2.4.3 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Những khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày, các khoản nợ đã được cơ cấu lại lần đầu. Nợ cần chú ý của Maritime Bank Cần Thơ liên tục tăng qua các năm, năm 2010 nợ nhóm 2 là 1.061 triệu đồng, xét về cơ cấu thì nó chiếm tỷ trọng tương đối thấp 14,89% chỉ cao hơn nợ nhóm 5. Năm 2011 con số này tăng lên 1.486 triệu đồng và năm 2012 tiếp tục tăng 2.095 triệu đồng, so với các nhóm nợ khác thì nợ cần ý tăng với tốc độ thấp hơn.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Qua bảng số liệu ta thấy nợ dưới tiêu chuẩn là khoản nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn, và có tốc độ tăng độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn năm 2010 – 6th2013. Cụ thể năm 2011 nợ nhóm 3 của ngân hàng đạt 4.546 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48,31% tăng 1.197 triệu đồng tức 35,74% so với năm 2010. Năm 2012 mới là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thời gian vừa qua với 163,02% so với năm 2011, sang 6th2013 tình hình vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến tốt, nợ dưới tiêu chuẩn vẫn tiếp tục tăng so với 6th2012 nhưng tốc độ tăng chậm hơn trước rất nhiều.

Trước khi tìm hiểu 2 nhóm nợ còn lại biến động như thế nào chúng ta quan sát bảng số liệu và hình vẽ thể hiện cho chiều hướng biến động của nợ quá hạn theo nhóm nợ dưới đây:

Bảng 4.14: Nợ quá hạn theo nhóm nợ của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 – 6th2013

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm 2 1.016 1.486 2.095 902 1.457 470 46,26 609 40,98 555 61,53

Nhóm 3 3.349 4.546 11.957 4.567 5.998 1.197 35,74 7.411 163,02 1.431 31,33 Nhóm 4 1.498 2.431 3.292 2.674 2.278 933 62,28 861 35,42 (396) (14,81)

Nhóm 5 959 948 1.578 407 317 (11) (1,15) 630 66,46 (90) (22,11)

Nợ quá hạn 6.822 9.411 18.922 8.550 10.050 2.589 37,95 9.511 101,06 1.500 17,54

14,89 49,09 21,96 14,06 15,79 48,31 25,83 10,07 11,07 63,19 17,4 8,34 10,55 53,42 31,27 4,76 14,5 59,68 22,67 3,15 0 20 40 60 80 100 % 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 2

Hình 4.13 Cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm nợ của Maritime Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th2013

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nợ nhóm 4 của chi nhánh cũng có xu hướng tăng như các nhóm nợ khác và tỷ trọng của nó dao động trong khoảng 17 - 26% trên tổng nợ quá hạn trong năm 2010 – 2012. Nhưng đến sáu tháng đầu năm 2013 thì nợ quá hạn nhóm 4 có xu hướng giảm xuống so với cùng kỳ năm 2012 giảm 396 triệu đồng tương ứng 14,81%.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Một điều đáng mừng cho chi nhánh là nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng và có xu hướng giảm qua các năm. Kể cả 6 tháng đầu năm 2013 con số này cũng giảm cả về số tuyệt đối và tương đối so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ có năm 2012 thì nợ có khả năng mất vốn tăng trưởng so với năm 2011 nhưng vì đây là xu hướng chung cho tất cả các nhóm nợ nên việc gia tăng cũng là việc khó tránh khỏi.

Nếu nợ quá hạn thuộc nhóm càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng cho nó càng lớn và đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Nợ nhóm 3 trở đi là các nhóm nợ thuộc nợ xấu đây là khoản nợ nguy hiểm đối với ngân hàng cần được quan tâm để hạn chế sự tăng trưởng. Nhưng trong thực tế, ngân hàng nào trên thế

giới này có thể đoán chắc trong cuộc đời hoạt động của mình sẽ không gặp bất kỳ rủi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 82 - 91)