Giới thiệu từng bộ phận

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 39 - 41)

6. Nhận xét về báo cáo kết quả thực tập:

3.2.2 Giới thiệu từng bộ phận

Ban Giám đốc và các phòng ban tại VNCB chi nhánh Vĩnh Long được cơ cấu và hoạt động với các vai trò, chức năng tương tự như những chi nhánh khác của VNCB, cụ thể như sau:

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc.

Giám đốc: có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao và quyết định những vấn đề liên quan đến bổ chức, bổ nhiệm hay miễn nhiệm; khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công nhân viên.

Phó Giám đốc: có vai trò hỗ trợ cho Giám đốc về nghiệp vụ, đồng thời giám sát hoạt động của các phòng ban và phụ trách theo dõi tài chính, công tác tín dụng và tình hình huy động vốn.

Ban Giám đốc

Các phòng ban

Phòng Tổ chức

hành chính Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Quỹ tiết kiệm – Ngân quỹ

Các phòng ban

Mỗi phòng ban đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, các Trưởng phòng với những nhiệm vụ và chức năng riêng như sau:

Phòng Tổ chức hành chính:

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị.

- Lập chương trình và tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên; thực hiện các chính sách cán bộ và công tác thi đua, khen thưởng.

- Lập báo cáo về các công tác hành chính, quản trị và công tác cán bộ, lao động, tiền lương theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao phó.

Phòng Kinh doanh: tập trung các hoạt động chính, quyết định phần lớn kết quả kinh doanh của chi nhánh.

- Nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động nhằm tiếp cận thị trường và thu thập thông tin, từ đó đề xuất phương án kinh doanh mới, lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển mạng lưới.

- Tìm kiếm những khách hàng mới và duy trì quan hệ với các khách hàng hiện tại theo chiến lược khách hàng của chi nhánh.

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vay theo chế độ tín dụng hiện hành, trình Ban Giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.

- Thẩm định các dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, tổ chức kiểm tra, giám sát các khoản vay, đôn đốc thu hồi những khoản nợ đến hạn và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

- Tổ chức quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh và bất động sản cầm cố được lưu giữ tại kho.

- Bán chéo sản phẩm, huy động tiền gửi, phát hành thẻ, mở tài khoản thanh toán, thanh toán quốc tế, chuyển tiền nội địa.

Phòng Kế toán – Ngân quỹ:

- Thực hiện công tác huy động vốn và chăm sóc khách hàng.

- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý các loại tài sản, nguồn vốn tại chi nhánh, báo cáo những hoạt động kinh tế, tài chính theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản.

- Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng và kiểm tra cẩn thận các nghiệp vụ phát sinh.

- Theo dõi và thông báo về thu nợ và rút tiền gửi của khách hàng. - Lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tài chính trình lên Ban Giám đốc.

Quỹ tiết kiệm: gồm một Trưởng quỹ phụ trách quản lý, giám sát mọi công việc của Quỹ tiết kiệm, có các chức năng và nhiệm vụ giống với Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại chi nhánh.

Nhìn chung, VNCB chi nhánh Vĩnh Long có một bộ máy tổ chức gọn với sự phân công nhiệm vụ cho các bộ phận rõ ràng, hợp lý. Ngoài ra, cán bộ của chi nhánh được tuyển chọn có trình độ chuyên môn và kiến thức cần thiết, luôn giữ kỷ luật lao động nghiêm túc và tác phong phù hợp.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)