0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích khả năng thanh khoản (L)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM (VNCB) CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 78 -80 )

6. Nhận xét về báo cáo kết quả thực tập:

4.1.5 Phân tích khả năng thanh khoản (L)

Đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt hay không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần.

Thực trạng tài sản và nguồn vốn đã phân tích cho thấy cơ cấu tài sản của ngân hàng có tính thanh khoản cao vì tài sản sinh lời chỉ chiếm tỷ trọng thấp, vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng cũng tương đối ổn định do tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng được duy trì với tỷ trọng phù hợp. Tuy nhiên, rủi ro cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng được đánh giá chính xác hơn qua các chỉ số sau:

Bảng 4.21 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 đến tháng 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2014

Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN Triệu đồng 9.103 11.915 13.243 13.356 Tổng dư nợ Triệu đồng 150.786 152.646 174.760 210.236 Tổng tài sản Triệu đồng 811.987 873.122 1.315.131 1.353.893

Chỉ số trạng thái tiền mặt % 1,12 1,36 1,01 0,99 Chỉ số năng lực cho vay % 18,57 17,48 13,29 15,53

Tổng tiền gửi huy động Triệu đồng 775.840 829.331 1.265.038 1.327.354

Chỉ số tiền mặt và tiền gửi

tại NHNN/tổng tiền gửi % 1,17 1,44 1,05 1,01

Chỉ số tín dụng/tổng tiền gửi % 19,44 18,41 13,81 15,84

Tổng tiền gửi không kỳ hạn Triệu đồng 61.683 106.508 106.182 119.952 Tổng tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 714.157 722.823 1.158.856 1.207.402

Chỉ số cơ cấu tiền gửi % 8,64 14,74 9,16 9,93

Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 5.118 11.317 13.821 14.525

Chỉ số tiền biến động % 0,66 1,36 1,09 1,09

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo huy động vốn của VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013, tháng 6/2014 và kết quả tính

 Chỉ số trạng thái tiền mặt: Tiền mặt và tiền gửi tại NHNN là các tài sản có tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng, tỷ trọng của các khoản này được thể hiện qua chỉ số trạng thái tiền mặt. Chỉ số này tăng từ 1,12% năm 2011 đến 1,36% năm 2012 là do chi nhánh chỉ mới thành lập và hoạt động được hai năm nên cần tăng dự trữ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản và đến năm 2013, ngân hàng dần tạo được uy tín, nguồn tiền gửi của khách hàng tăng và ổn định hơn nên mức tăng dự trữ tiền mặt cũng ít hơn năm 2012 trong khi tổng tài sản tăng mạnh dẫn đến chỉ số trạng thái tiền mặt giảm chỉ còn 1,01%; trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số này chỉ đạt 0,99% do tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu năm. Chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ biến động nhẹ qua các năm cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng được duy trì. Tuy nhiên, rủi ro thanh khoản của ngân hàng tương đối cao do chỉ số này chỉ đạt hơn 1%.

 Chỉ số năng lực cho vay: Do dư nợ luôn tăng chậm hơn tổng tài sản nên chỉ số này liên tục giảm qua các năm từ 18,57% năm 2011 chỉ còn 13,29% năm 2013 cho thấy các khoản tín dụng kém thanh khoản luôn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm dần tỷ trọng nên rủi ro thanh khoản cũng giảm dần, khả năng thanh khoản của ngân hàng ngày càng cao. Chỉ số năng lực cho vay 6 tháng đầu năm 2014 đạt đến 15,53% do nhu cầu vốn đầu năm thường cao.

 Chỉ số tiền mặt và tiền gửi NHNN trên tổng tiền gửi huy động: Chỉ số này có sự biến động tương tự chỉ số trạng thái tiền mặt vì đều do sự biến động tiền mặt dự trữ của ngân hàng, cụ thể chỉ số này tăng từ 1,17% năm 2011 đến 1,44% năm 2012 và giảm chỉ còn 1,05% năm 2013; trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số này đạt 1,01%. Chỉ số tiền mặt và tiền gửi tại NHNN trên tổng tiền gửi khá thấp và chỉ tăng giảm nhẹ qua các năm cho thấy mức độ đảm bảo cho nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng bằng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng được duy trì nhưng rủi ro thanh khoản cũng tương đối cao.

 Chỉ số tín dụng trên tổng tiền gửi huy động: Chỉ số này giảm dần qua các năm từ 19,44% năm 2011 xuống còn 13,81% năm 2013 do dư nợ tăng chậm hơn vốn huy động từ tiền gửi cho thấy mức độ cấp tín dụng từ tiền gửi của khách hàng ngày càng giảm, rủi ro thanh khoản cũng giảm và khả năng thanh khoản của ngân hàng được nâng cao.

 Chỉ số cơ cấu tiền gửi: Chỉ số này tăng mạnh từ 8,64% năm 2011 lên đến 14,74% năm 2012 do tiền gửi có kỳ hạn tăng chậm hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn khi lãi suất huy động năm 2012 giảm mạnh cho thấy độ ổn định của nguồn tiền gửi giảm, rủi ro thanh khoản tăng nên ngân hàng đã tăng cường thu hút khách hàng bằng nhiều chương trình khuyến mãi với

quà tặng và lãi suất hấp dẫn đối với tiền gửi có kỳ hạn càng dài dẫn đến năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn tăng mạnh và tiền gửi không kỳ hạn giảm nên chỉ số cơ cấu tiền gửi cũng giảm mạnh chỉ còn 9,16%; trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số cũng được giữ ở mức 9,93% nên nhìn chung, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng, rủi ro thanh khoản ngày càng giảm.

 Chỉ số thành phần tiền biến động: Tiền gửi thanh toán của ngân hàng tăng dần qua các năm nên chỉ số tiền biến động cũng tăng từ 0,66% năm 2011 đến 1,36% năm 2012 và chỉ giảm nhẹ còn 1,09% năm 2013. Tuy nhiên, chỉ số này luôn đạt khá thấp cho thấy tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên rủi ro thanh khoản của ngân hàng thấp, khả năng thanh khoản được đảm bảo.

Kết quả đánh giá dựa trên các chỉ số cho thấy khả năng thanh khoản của VNCB-Vĩnh Long ngày càng được nâng cao nhưng ngân hàng cần tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt hợp lý hơn để giảm rủi ro và đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản chỉ được đánh giá tương đối do chưa đủ một vài số liệu về cung, cầu thanh khoản để xác định trạng thái thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM (VNCB) CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 78 -80 )

×