6. Nhận xét về báo cáo kết quả thực tập:
3.2 Cơ cấu tổ chức của VNCB chi nhánh Vĩnh Long
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu nhân sự tại Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long được tổ chức hợp lý và chặt chẽ, gồm Ban Giám đốc và các phòng ban như sơ đồ sau đây:
Nguồn: Phòng Kinh doanh tại Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long
3.2.2 Giới thiệu từng bộ phận
Ban Giám đốc và các phòng ban tại VNCB chi nhánh Vĩnh Long được cơ cấu và hoạt động với các vai trò, chức năng tương tự như những chi nhánh khác của VNCB, cụ thể như sau:
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc.
Giám đốc: có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao và quyết định những vấn đề liên quan đến bổ chức, bổ nhiệm hay miễn nhiệm; khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công nhân viên.
Phó Giám đốc: có vai trò hỗ trợ cho Giám đốc về nghiệp vụ, đồng thời giám sát hoạt động của các phòng ban và phụ trách theo dõi tài chính, công tác tín dụng và tình hình huy động vốn.
Ban Giám đốc
Các phòng ban
Phòng Tổ chức
hành chính Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Quỹ tiết kiệm – Ngân quỹ
Các phòng ban
Mỗi phòng ban đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, các Trưởng phòng với những nhiệm vụ và chức năng riêng như sau:
Phòng Tổ chức hành chính:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị.
- Lập chương trình và tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên; thực hiện các chính sách cán bộ và công tác thi đua, khen thưởng.
- Lập báo cáo về các công tác hành chính, quản trị và công tác cán bộ, lao động, tiền lương theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao phó.
Phòng Kinh doanh: tập trung các hoạt động chính, quyết định phần lớn kết quả kinh doanh của chi nhánh.
- Nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động nhằm tiếp cận thị trường và thu thập thông tin, từ đó đề xuất phương án kinh doanh mới, lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển mạng lưới.
- Tìm kiếm những khách hàng mới và duy trì quan hệ với các khách hàng hiện tại theo chiến lược khách hàng của chi nhánh.
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vay theo chế độ tín dụng hiện hành, trình Ban Giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.
- Thẩm định các dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, tổ chức kiểm tra, giám sát các khoản vay, đôn đốc thu hồi những khoản nợ đến hạn và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
- Tổ chức quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh và bất động sản cầm cố được lưu giữ tại kho.
- Bán chéo sản phẩm, huy động tiền gửi, phát hành thẻ, mở tài khoản thanh toán, thanh toán quốc tế, chuyển tiền nội địa.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
- Thực hiện công tác huy động vốn và chăm sóc khách hàng.
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý các loại tài sản, nguồn vốn tại chi nhánh, báo cáo những hoạt động kinh tế, tài chính theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản.
- Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng và kiểm tra cẩn thận các nghiệp vụ phát sinh.
- Theo dõi và thông báo về thu nợ và rút tiền gửi của khách hàng. - Lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tài chính trình lên Ban Giám đốc.
Quỹ tiết kiệm: gồm một Trưởng quỹ phụ trách quản lý, giám sát mọi công việc của Quỹ tiết kiệm, có các chức năng và nhiệm vụ giống với Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại chi nhánh.
Nhìn chung, VNCB chi nhánh Vĩnh Long có một bộ máy tổ chức gọn với sự phân công nhiệm vụ cho các bộ phận rõ ràng, hợp lý. Ngoài ra, cán bộ của chi nhánh được tuyển chọn có trình độ chuyên môn và kiến thức cần thiết, luôn giữ kỷ luật lao động nghiêm túc và tác phong phù hợp.
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VNCB CHI NHÁNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014 VĨNH LONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014
3.3.1 Khái quát kết quả kinh doanh từ năm 2011 – 2013
Ngân hàng cần vốn để kinh doanh tạo lợi nhuận nên hoạt động chủ yếu là tạo lập và sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, kết quả kinh doanh các năm của VNCB chi nhánh Vĩnh Long (VNCB-Vĩnh Long) trước tiên được thể hiện qua kết quả của hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng.
Huy động vốn:
VNCB chi nhánh Vĩnh Long huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với sự biến động như sau:
775.840 829.331 1.265.038 0 350.000 700.000 1.050.000 1.400.000 2011 2012 2013 Triệu đồng
Nguồn: Dựa trên số liệu của Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013
Theo hình trên, vốn huy động của VNCB chi nhánh Vĩnh Long liên tục tăng qua các năm, trong đó vốn huy động năm 2012 đạt hơn 829 tỷ đồng, tăng 6,89% so với năm 2011 và đạt 1.265 tỷ đồng năm 2013, tăng 52,54% so với năm 2012.
Cấp tín dụng:
Dư nợ tín dụng của VNCB chi nhánh Vĩnh Long cũng tăng dần qua 3 năm, đạt gần 153 tỷ đồng năm 2012, tăng 1,23% so với năm 2011 và tăng lên đến 175 tỷ đồng năm 2013, tức tăng 14,49% so với năm 2012, được thể hiện qua hình sau: 150.786 152.646 174.760 0 50.000 100.000 150.000 200.000 2011 2012 2013 Triệu đồng
Nguồn: Dựa trên số liệu của Phòng Kinh doanh tại VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013
Hình 3.3 Dư nợ tín dụng của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm từ 2011 – 2013 của VNCB chi nhánh Vĩnh Long luôn ở mức rất thấp, dưới 1% và không có nợ xấu trong năm 2013.
Tình hình lợi nhuận:
Sự biến động thu nhập và chi phí cũng như tình hình lợi nhuận từ năm 2011 – 2013 của VNCB chi nhánh Vĩnh Long được thể hiện qua bảng sau đây: Bảng 3.1 Khái quát kết quả kinh doanh của VNCB chi nhánh Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 36.118 43.789 50.065 7.671 21,24 6.276 14,33 - Thu nhập từ lãi 35.837 43.429 49.663 7.592 21,18 6.234 14,35 - Thu nhập khác 281 360 402 79 28,11 42 11,67 Tổng chi phí 30.426 35.079 38.481 4.653 15,29 3.402 9,70 - Chi phí trả lãi 25.146 29.576 33.014 4.430 17,62 3.438 11,62 - Chi phí khác 5.280 5.503 5.467 223 4,22 (36) (0,65) Lợi nhuận 5.692 8.710 11.584 3.018 53,02 2.874 33,00
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013 và kết quả tính
Theo bảng số liệu trên, tổng thu nhập của VNCB chi nhánh Vĩnh Long tăng dần từ năm 2011, đạt 50.065 triệu đồng năm 2013, tăng 6.276 triệu đồng so với năm 2012, tức tăng 14,33% thấp hơn mức tăng 21,24% của năm 2012. Trong tổng thu nhập, thu nhập từ lãi luôn chiếm chủ yếu và tăng qua các năm do hoạt động cấp tín dụng được tăng cường. Bên cạnh đó, tổng chi phí cũng tăng dần trong 3 năm và năm 2013 đạt 38.481 triệu đồng, tăng 9,70% thấp hơn tốc độ tăng của năm 2012 là 15,29% cho thấy chi phí được kiểm soát tốt hơn. Do ngân hàng tăng huy động vốn nên chi phí trả lãi tiền gửi tăng qua các năm. Như vậy, từ năm 2011 – 2013, cả tổng thu nhập và tổng chi phí của chi nhánh đều tăng dần nhưng tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn của chi phí nên lợi nhuận của năm 2012 và 2013 đều tăng so với năm trước, cụ thể lợi nhuận đạt 11.584 triệu đồng năm 2013, tăng 2.874 triệu đồng, tức tăng 33% so với năm 2012. Tình hình biến động của lợi nhuận được minh họa qua hình sau:
36.118 30.426 5.692 43.789 35.079 8.710 50.065 38.481 11.584 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2011 2012 2013 Triệu đồng
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảng 3.1
Hình 3.4 Kết quả kinh doanh của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Tóm lại, từ năm 2011 – 2013, vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng dần trong 3 năm cho thấy VNCB chi nhánh Vĩnh Long đã đề ra những chiến lược hiệu quả, phù hợp để đẩy mạnh huy động vốn và cấp tín dụng, góp phần làm tăng tổng thu nhập, tổng chi phí và đạt lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Nhìn chung, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn và sự biến động của thị trường tiền tệ, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được xem là khả quan nhờ vào sự nổ lực của tập thể lãnh đạo và nhân viên tại VNCB chi nhánh Vĩnh Long.
3.3.2 Khái quát kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh của VNCB chi nhánh Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2014 được khái quát qua một số chỉ tiêu: tổng tài sản tính đến cuối tháng 6/2014 là 1.354 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng đạt 210 tỷ đồng; vốn huy động là 1.327 tỷ đồng; tổng thu nhập trong 6 tháng đạt 26,5 tỷ đồng và tổng chi phí là 22 tỷ đồng nên lợi nhuận đạt được gần 4,5 tỷ đồng.
3.4 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VNCB CHI NHÁNH VĨNH LONG
Về huy động vốn: với mục tiêu là duy trì mức huy động hiện tại.
- Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu khách hàng trên địa bàn tỉnh để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới và chương trình khuyến mãi, thay đổi lãi suất áp dụng phù hợp với từng giai đoạn.
- Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng hiện tại, đồng thời khai thác khách hàng mới, tiềm năng nhằm duy trì lượng khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới đến giao dịch tại chi nhánh.
Về cấp tín dụng: với mục tiêu là dư nợ tăng 10% so với hiện tại. - Tăng cường công tác cho vay và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng. - Lập kế hoạch và đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn để thu hồi nợ xấu.
Về marketing ngân hàng:
- Tăng cường tiếp thị về việc mở thẻ, tài khoản thanh toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp như trường học, bệnh viện và cơ quan ban ngành nhằm thúc đẩy tăng trưởng dịp cuối năm.
- Tích cực thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh ngân hàng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VNCB CHI NHÁNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN
THÁNG 6/2014 THEO MÔ HÌNH CAMEL
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VNCB CHI NHÁNH VĨNH LONG THEO MÔ HÌNH CAMEL VĨNH LONG THEO MÔ HÌNH CAMEL
Tình hình hoạt động kinh doanh của VNCB-Vĩnh Long được phân tích và đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản trị, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản của chi nhánh trong hai khoảng thời gian là 3 năm từ 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
4.1.1 Phân tích mức độ an toàn vốn (C)
4.1.1.1 Phân tích thực trạng nguồn vốn
Vốn là yếu tố tiên quyết, chi phối mọi hoạt động kinh doanh cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của một NHTM với cơ cấu gồm: Vốn chủ sở hữu (VCSH), vốn huy động, vốn vay và vốn khác. Từ năm 2011 đến tháng 6/2014, VNCB-Vĩnh Long không duy trì VCSH và không vay của NHNN, các TCTD nên nguồn vốn của chi nhánh chỉ gồm vốn huy động và vốn được điều chuyển từ Hội sở, tình hình cụ thể như sau:
Từ năm 2011 – 2013:
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Vốn huy động 775.840 829.331 1.265.038 53.491 6,89 435.707 52,54 Vốn điều chuyển 36.147 43.791 50.093 7.644 21,15 6.302 14,39 Tổng nguồn vốn 811.987 873.122 1.315.131 61.135 7,53 442.009 50,62
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013 và kết quả tính
Theo bảng trên, nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long tăng qua các năm từ 811.987 triệu đồng năm 2011 lên đến 873.122 triệu đồng năm 2012, tức tăng 61.135 triệu đồng và tiếp tục tăng rất cao thêm 442.009 triệu đồng năm 2013, đạt đến 1.315.131 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn năm 2013 là 50,62% cao hơn rất nhiều so với mức tăng 7,53% của năm 2012 chủ yếu là do
vốn huy động tăng đến 52,54%. Xét tỷ trọng và tình hình biến động của hai bộ phận nguồn vốn như hình: 95,55% 4,45% 94,98% 5,02% 96,19% 3,81% 2011 2012 2013
Vốn huy động Vốn điều chuyển
Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảng 4.1 và kết quả tính
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Kết hợp bảng và hình trên cho thấy:
Vốn huy động luôn chiếm chủ yếu với tỷ trọng rất cao, trên 90% tổng nguồn vốn và liên tục tăng mỗi năm, cụ thể năm 2012 đạt 829.331 triệu đồng, tăng 6,89% so với năm 2011 và đặc biệt tăng mạnh năm 2013 với tốc độ 52,54% lên đến 1.265.038 triệu đồng; vốn điều chuyển của chi nhánh cũng tăng dần từ 36.147 triệu đồng năm 2011 lên đến 50.093 triệu đồng năm 2013 nhưng luôn có tỷ trọng khá thấp do chi phí điều chuyển vốn cao hơn chi phí huy động.
Xét sự biến động về tỷ trọng: Năm 2012, vốn điều chuyển tăng 21,15% cao hơn tốc độ tăng vốn huy động nên có tỷ trọng tăng nhẹ (từ 4,45% lên đến 5,02%), tỷ trọng vốn huy động chỉ giảm rất ít (từ 95,55% xuống còn 94,98%) nhưng đến năm 2013, tốc độ tăng vốn điều chuyển giảm còn 14,39%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn huy động là 52,24% nên tỷ trọng vốn điều chuyển giảm chỉ còn 3,81%. Điều này cho thấy trong các năm đầu hoạt động, khi chưa tạo được nhiều uy tín, chi nhánh phải tăng vốn điều chuyển nhanh hơn vốn huy động nhưng ngân hàng đã ngày càng nâng cao khả năng huy động vốn nhằm hạn chế dần việc điều chuyển vốn từ Hội sở và các chi nhánh khác sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Bên cạnh đó, thực trạng của nguồn vốn còn được phản ánh qua tình hình huy động vốn tại chi nhánh từ năm 2011 – 2013. VNCB-Vĩnh Long huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn chỉ của các tổ chức kinh tế. Xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối Tương đối
(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền gửi của các
tổ chức kinh tế 114.596 14,77 185.554 22,37 196.981 15,57 70.958 61,92 11.427 6,16 * Không kỳ hạn 5.118 0,66 11.317 1,36 13.821 1,09 6.199 121,12 2.504 22,13 * Có kỳ hạn 109.478 14,11 174.237 21,01 183.160 14,48 64.759 59,15 8.923 5,12 - Từ 12 tháng trở xuống 63.112 8,13 118.120 14,24 123.560 9,77 55.008 87,16 5.440 4,61