6. Nhận xét về báo cáo kết quả thực tập:
4.1.1 Phân tích mức độ an toàn vốn (C)
4.1.1.1 Phân tích thực trạng nguồn vốn
Vốn là yếu tố tiên quyết, chi phối mọi hoạt động kinh doanh cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của một NHTM với cơ cấu gồm: Vốn chủ sở hữu (VCSH), vốn huy động, vốn vay và vốn khác. Từ năm 2011 đến tháng 6/2014, VNCB-Vĩnh Long không duy trì VCSH và không vay của NHNN, các TCTD nên nguồn vốn của chi nhánh chỉ gồm vốn huy động và vốn được điều chuyển từ Hội sở, tình hình cụ thể như sau:
Từ năm 2011 – 2013:
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Vốn huy động 775.840 829.331 1.265.038 53.491 6,89 435.707 52,54 Vốn điều chuyển 36.147 43.791 50.093 7.644 21,15 6.302 14,39 Tổng nguồn vốn 811.987 873.122 1.315.131 61.135 7,53 442.009 50,62
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013 và kết quả tính
Theo bảng trên, nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long tăng qua các năm từ 811.987 triệu đồng năm 2011 lên đến 873.122 triệu đồng năm 2012, tức tăng 61.135 triệu đồng và tiếp tục tăng rất cao thêm 442.009 triệu đồng năm 2013, đạt đến 1.315.131 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn năm 2013 là 50,62% cao hơn rất nhiều so với mức tăng 7,53% của năm 2012 chủ yếu là do
vốn huy động tăng đến 52,54%. Xét tỷ trọng và tình hình biến động của hai bộ phận nguồn vốn như hình: 95,55% 4,45% 94,98% 5,02% 96,19% 3,81% 2011 2012 2013
Vốn huy động Vốn điều chuyển
Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảng 4.1 và kết quả tính
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Kết hợp bảng và hình trên cho thấy:
Vốn huy động luôn chiếm chủ yếu với tỷ trọng rất cao, trên 90% tổng nguồn vốn và liên tục tăng mỗi năm, cụ thể năm 2012 đạt 829.331 triệu đồng, tăng 6,89% so với năm 2011 và đặc biệt tăng mạnh năm 2013 với tốc độ 52,54% lên đến 1.265.038 triệu đồng; vốn điều chuyển của chi nhánh cũng tăng dần từ 36.147 triệu đồng năm 2011 lên đến 50.093 triệu đồng năm 2013 nhưng luôn có tỷ trọng khá thấp do chi phí điều chuyển vốn cao hơn chi phí huy động.
Xét sự biến động về tỷ trọng: Năm 2012, vốn điều chuyển tăng 21,15% cao hơn tốc độ tăng vốn huy động nên có tỷ trọng tăng nhẹ (từ 4,45% lên đến 5,02%), tỷ trọng vốn huy động chỉ giảm rất ít (từ 95,55% xuống còn 94,98%) nhưng đến năm 2013, tốc độ tăng vốn điều chuyển giảm còn 14,39%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn huy động là 52,24% nên tỷ trọng vốn điều chuyển giảm chỉ còn 3,81%. Điều này cho thấy trong các năm đầu hoạt động, khi chưa tạo được nhiều uy tín, chi nhánh phải tăng vốn điều chuyển nhanh hơn vốn huy động nhưng ngân hàng đã ngày càng nâng cao khả năng huy động vốn nhằm hạn chế dần việc điều chuyển vốn từ Hội sở và các chi nhánh khác sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Bên cạnh đó, thực trạng của nguồn vốn còn được phản ánh qua tình hình huy động vốn tại chi nhánh từ năm 2011 – 2013. VNCB-Vĩnh Long huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn chỉ của các tổ chức kinh tế. Xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối Tương đối
(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền gửi của các
tổ chức kinh tế 114.596 14,77 185.554 22,37 196.981 15,57 70.958 61,92 11.427 6,16 * Không kỳ hạn 5.118 0,66 11.317 1,36 13.821 1,09 6.199 121,12 2.504 22,13 * Có kỳ hạn 109.478 14,11 174.237 21,01 183.160 14,48 64.759 59,15 8.923 5,12 - Từ 12 tháng trở xuống 63.112 8,13 118.120 14,24 123.560 9,77 55.008 87,16 5.440 4,61 - Trên 12 tháng 46.366 5,98 56.117 6,77 59.600 4,71 9.751 21,03 3.483 6,21
Tiền gửi tiết kiệm 661.244 85,23 643.777 77,63 1.068.057 84,43 (17.467) (2,64) 424.280 65,90
* Không kỳ hạn 56.565 7,29 95.191 11,48 92.361 7,30 38.626 68,29 (2.830) (2,97) * Có kỳ hạn 604.679 77,94 548.586 66,15 975.696 77,13 (56.093) (9,28) 427.110 77,86 - Từ 12 tháng trở xuống 316.129 40,75 330.221 39,82 560.555 44,31 14.092 4,46 230.334 69,75 - Trên 12 tháng 288.550 37,19 218.365 26,33 415.141 32,82 (70.185) (24,32) 196.776 90,11 Vốn huy động 775.840 100,00 829.331 100,00 1.265.038 100,00 53.491 6,89 435.707 52,54
Bảng số liệu cho thấy tiền gửi tiết kiệm (TGTK) của cá nhân luôn chiếm
tỷ trọng cao hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT) trong tổng vốn huy động của VNCB-Vĩnh Long. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu của cả hai loại tiền gửi này là tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) đến 12 tháng, kế đến là TGCKH trên 12 tháng và TGKKH chiếm tỷ trọng thấp nhất. Sự biến động của cơ cấu vốn huy động theo loại tiền gửi và theo kỳ hạn tiền gửi được thể hiện qua các hình sau: 85,23% 14,77% 77,63% 22,37% 84,43% 15,57% 0% 30% 60% 90% 120% 150% 180% 2011 2012 2013 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của TCKT
48,88% 43,17% 7,95% 54,06% 33,10% 12,84% 54,08% 37,53% 8,39% 0% 30% 60% 90% 120% 150% 180% 2011 2012 2013 TGKKH TGCKH trên 12 tháng TGCKH đến 12 tháng
Hình 4.2a Cơ cấu theo loại tiền gửi Hình 4.2b Cơ cấu theo kỳ hạn tiền gửi
Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảng 4.2
Hình 4.2 Cơ cấu vốn huy động của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013
Xét cơ cấu vốn huy động theo loại tiền gửi: TGTK luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi của TCKT là do cá nhân thường có nhiều tiền nhàn rỗi hơn TCKT và có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm, sinh lời nhiều hơn để thanh toán.
- Năm 2012, TGTK đạt 643.777 triệu đồng, giảm 2,64% so với năm 2011 trong khi tiền gửi của TCKT chỉ đạt 185.554 triệu đồng nhưng lại tăng với tốc độ 61,92% nên so với năm 2011, tỷ trọng của TGTK đã giảm còn 77,63% và tiền gửi của TCKT tăng tỷ trọng đến 22,37%.
- Năm 2013, TGTK tăng trở lại với tốc độ 65,90%, đạt đến 1.068.057 triệu đồng và tiền gửi của TCKT là 196.981 triệu đồng, chỉ tăng 6,16% so với năm 2012, thấp hơn tốc độ tăng của TGTK rất nhiều nên tỷ trọng tiền gửi của TCKT giảm dù số dư tăng và TGTK có tỷ trọng tăng so với năm 2012, chiếm 84,43% vốn huy động.
Xét cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn tiền gửi: TGCKH đến 12 tháng luôn chiếm khoảng 50% vốn huy động và có xu hướng tăng dần tỷ trọng là do khách hàng ngày càng e ngại rủi ro khi gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn dài. Tỷ trọng của TGKKH và TGCKH trên 12 tháng có sự biến động không đều.
- Năm 2012, TGKKH chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng lại tăng với tốc độ khá cao là 72,67% nên có tỷ trọng tăng so với năm 2011, chiếm 12,84% tổng vốn huy động và TGCKH trên 12 tháng có tỷ trọng cao hơn nhưng tỷ trọng giảm còn 33,10% do số dư giảm 18,04%. TGCKH đến 12 tháng tăng 18,22% và chiếm tỷ trọng là 54,06%.
- Năm 2013, TGKKH giảm 0,31% và TGCKH trên 12 tháng tăng mạnh với tốc độ 72,96% nên tỷ trọng cũng biến động ngược lại so với năm 2012 khi TGKKH giảm tỷ trọng còn 8,39% và tỷ trọng của TGCKH trên 12 tháng tăng đến 37,53%. Tỷ trọng TGCKH đến 12 tháng là 54,08% gần như không đổi do tiền gửi này có tốc độ tăng 52,59% thấp hơn mức tăng 72,96% của TGCKH trên 12 tháng.
Những biến động trên là do: Năm 2012, trong điều kiện bất lợi về kinh tế vĩ mô, người dân ít gửi tiết kiệm kỳ hạn dài hơn trước vì lãi suất giảm nhiều và sợ rủi ro, đặc biệt là thông tin ngân hàng phải tái cơ cấu đã ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng nên TGTK giảm, cụ thể TGTK có kỳ hạn giảm 9,28% do TGTK kỳ hạn trên 12 tháng giảm 24,32%, kỳ hạn đến 12 tháng chỉ tăng 4,46% so với năm 2011. Vì TGTK chiếm chủ yếu lại giảm 2,64%, tiền gửi của TCKT tăng 61,92% nhưng có tỷ trọng nhỏ nên vốn huy động và tổng vốn tăng rất ít năm 2012. Tuy nhiên, năm 2013, sau khi tái cơ cấu với các chiến lược kinh doanh mới, ngân hàng đã thu hút thêm nhiều khách hàng làm cho TGTK tăng mạnh trở lại, góp phần làm tăng nguồn vốn với tốc độ khá cao là 50,62%.
6 tháng đầu năm 2014:
Tình hình nguồn vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu (Triệu đồng) Số dư Tỷ trọng (%)
Vốn huy động 1.327.354 98,04
* Theo loại tiền gửi
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế 191.280 14,13 - Tiền gửi tiết kiệm 1.136.074 83,91
* Theo kỳ hạn tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn 119.952 8,86 - Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng 634.847 46,89 - Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 572.555 42,29
Vốn điều chuyển 26.539 1,96
Tổng nguồn vốn 1.353.893 100,00
Nguồn: Báo cáo huy động vốn, Bảng cân đối kế toán của Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại VNCB-Vĩnh Long, tháng 6/2014 và kết quả tính
Theo bảng số liệu, tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến tháng 6/2014 đạt 1.353.893 triệu đồng, trong đó, vốn huy động vẫn có tỷ trọng cao nhất là 98,04%, đạt 1.327.354 triệu đồng, chủ yếu là TGTK đạt 1.136.074 triệu đồng, chiếm 47,83% vốn huy động và chiếm 83,91% tổng vốn; vốn điều chuyển chỉ chiếm 1,96% và đạt 26.539 triệu đồng. Xét cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn, TGCKH đến 12 tháng vẫn chiếm chủ yếu với tỷ trọng 47,83%, tức chiếm 46,89% tổng nguồn vốn; TGCKH trên 12 tháng cũng chiếm đến 43,14% vốn huy động. Do vào các tháng đầu năm, ngân hàng đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, đặc biệt đối với tiền gửi có kỳ hạn dài nên vốn huy động đạt khá cao và tỷ trọng TGCKH đến 12 tháng và trên 12 tháng cũng không chênh lệch nhiều.
Nhìn chung, nguồn vốn của VNCB-Vĩnh Long tăng dần qua các năm với cơ cấu ổn định, trong đó, vốn huy động cũng không ngừng tăng từ năm 2011 với tốc độ ngày càng cao là do ngân hàng thường đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, nhiều chương trình khuyến mãi với quà tặng hay mức lãi suất hấp dẫn.
4.1.1.2 Đánh giá mức độ an toàn vốn
Do không có đủ số liệu để tính tỷ lệ CAR nên mức độ an toàn vốn của VNCB-Vĩnh Long được đánh giá dựa trên cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn. Thực trạng cho thấy ngân hàng không có VCSH giống như nhiều chi nhánh ngân hàng và nguồn vốn chủ yếu là vốn huy động nên độ ổn định của nguồn vốn huy động cũng sẽ phản ánh tương đối mức độ an toàn vốn.
Vì chi nhánh chỉ huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi, cá nhân gửi tiết kiệm thường ít rút tiền trước hạn hơn TCKT và tiền gửi có kỳ hạn xác định với kỳ hạn càng dài thì tính ổn định càng cao nên TGTK có kỳ hạn, đặc biệt là kỳ hạn trên 12 tháng là nguồn có độ ổn định cao nhất trong vốn huy động của chi nhánh. Qua phân tích, TGTK có kỳ hạn giảm 9,28% năm 2012 nhưng tăng mạnh với tốc độ 77,86% năm 2013 và luôn chiếm khoảng 70% vốn huy động cho thấy độ ổn định của nguồn vốn huy động được duy trì, góp phần đảm bảo độ an toàn vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, ngân hàng cần tạo lập thêm vốn và các quỹ (VCSH) trong cơ cấu vốn để gia tăng mức độ an toàn của nguồn vốn.