Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 88 - 91)

6. Nhận xét về báo cáo kết quả thực tập:

6.2.1 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan có thẩm quyền

- NHNN cùng với các Bộ, ngành cần phải tích cực phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành để xây dựng và triển khai các chương trình tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh nhằm làm giảm nợ xấu của TCTD, đồng thời NHNN cần phối hợp với Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trong việc tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng trên địa bàn.

- NHNN cần tăng cường và cải tiến các hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng, đặc biệt là phát triển hệ thống giám sát theo CAMEL. Những tiêu chí để đánh giá và xếp loại các TCTD cũng như NHTM cần được xây dựng thành một hệ thống cụ thể, thống nhất với những chỉ tiêu và cách đánh giá phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

- NHNN cần quy định chặt chẽ hơn về tính minh bạch và chính xác trong báo cáo tài chính của các TCTD, đồng thời tiếp tục sửa đổi chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Các thông tư, quyết định và những văn bản quy phạm pháp luật khác do Chính phủ và NHNN ban hành liên quan đến hoạt động của các TCTD cần được thống nhất và giải thích cụ thể hơn về mặt từ ngữ.

- NHNN cần xây dựng các chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng để phục vụ cho nhiều hoạt động, tăng cường nghiên cứu và phát triển hệ thống đánh giá rủi ro đối với các TCTD để cảnh báo sớm và đưa ra các biện pháp thích hợp.

6.2.2 Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng VNCB

- Hội sở cần mở rộng các lĩnh vực cấp tín dụng và phát triển thêm nhiều

sản phẩm tiền gửi cho khách hàng, tăng tiện ích các loại thẻ, đa dạng hơn và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh chiến lược thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ.

- Hội sở cũng nên mở rộng hợp tác với các siêu thị về phát hành thẻ hay với các công ty viễn thông về phát triển những dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Về quản trị nhân lực, Hội sở cần tăng cường các khóa đào tạo, tập huấn và bổ sung kiến thức mới, đặc biệt là nâng cao kỹ năng đối với các nghiệp vụ phi tín dụng như thanh toán không dùng tiền mặt, kinh doanh ngoại hối cho cán bộ, nhân viên của các chi nhánh, đồng thời đầu tư để trang bị thêm cho các chi nhánh những phần mềm giúp đánh giá, chấm điểm từng cán bộ. Ngoài ra, Hội sở nên tổ chức thêm chương trình tuyển chọn và đào tạo thực tập viên tiềm năng để xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.

- Hội sở cũng cần phải đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại vào nhiều hoạt động hơn và tiếp tục phát triển mạng lưới cũng như mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để tăng khả năng cạnh tranh của hệ thống.

- Bên cạnh đó, Hội sở nên đơn giản hơn các thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho ngân hàng và góp phần thu hút khách hàng đến vay vốn. Mặt khác, Hội sở cũng cần tiếp tục cải tiến các công cụ dự báo và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn Base II.

6.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long

- VNCB chi nhánh Vĩnh Long cần cân đối lại cơ cấu tài sản hợp lý hơn, giảm tỷ trọng tài sản không sinh lời cũng như tăng cao tỷ trọng tài sản sinh lời, đặc biệt là các khoản tín dụng.

- Chi nhánh nên tăng cường các biện pháp thu hút khách hàng vay thuộc một số ngành như dịch vụ lưu trú và ăn uống, thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục để đa dạng cơ cấu cho vay và tăng khả năng cạnh tranh.

- Chi nhánh Vĩnh Long cũng cần phải đẩy mạnh chiến lược, lập kế hoạch phát triển và thu hút khách hàng đối với những hoạt động phi tín dụng như các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối để tăng khả năng sinh lời, uy tín và năng lực cạnh tranh.

- Ngoài ra, VNCB chi nhánh Vĩnh Long cũng cần chú trọng hơn trong các công tác quản trị nhân sự và quản trị rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy, 2012. Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 6 (16), trang 41 – 45. [pdf] <http://www.uef.edu.vn/wp- content/uploads/2013/11/So-thang-92012_vai_tro_phat_trien_dich_vu.pdf> [Ngày truy cập: 19 tháng 9 năm 2014].

2. Đường Lệ Dung, 2009. Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mô hình CAMEL.

Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

3. Đường Thị Thanh Hải, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 4. [online] <http://www.tapchitaichinh.vn/Dien-dan-khoa-hoc/Cac-nhan-to-anh-huong-den- hieu-qua-tin-dung-ca-nhan-o-Viet-Nam/49283.tctc> [Ngày truy cập: 19 tháng 9 năm 2014].

4. Đường Thị Thanh Hải, 2014. Nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 5. [online] <http://tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Doanh-nghiep/Nang-cao-hieu-qua-huy- dong-von/50188.tctc> [Ngày truy cập: 19 tháng 9 năm 2014].

5. Hoàng Văn Thắng, 2009. Áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Ngoại thương.

6. Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009. Bài giảng Quản trị ngân hàng 2. Đại học Đà Nẵng.

7. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

8. Nguyễn Năng Phúc, 2009. Phân tích kinh doanh Lý thuyết và thực hành. Tái bản lần thứ 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

9. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Tái bản lần thứ 5. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Văn Tiến, 2011. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

11. Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12. Phạm Văn Dược, 2008. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Phan Thị Cúc, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

14. Phan Thị Hằng Nga, 2013. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2011, 2012, 2013. <http://www.vinhlong.gov.vn> [Ngày truy cập: 11 tháng 9 năm 2014].

16. Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên, 2013. Chọn lọc các chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam. Seminar: Cách tiếp cận mới về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam, trang 15 – 20. Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013. [pdf] <http://www.ou.edu.vn/ncktxh/Documents/Seminars/Duc_Thien_%20Xep%20 Hang%20Tin%20Nhiem%20NHTM.pdf> [Ngày truy cập: 15 tháng 8 năm 2014]

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)