Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 34)

6. Nhận xét về báo cáo kết quả thực tập:

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các thông tin và số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ hai nguồn:

 Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long qua: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng và báo cáo huy động vốn trong 3 năm từ 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của chi nhánh.

 Tổng hợp từ website của VNCB và các bài báo, bài viết có liên quan.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được dùng để tính toán các chỉ tiêu theo khung phân tích CAMEL kết hợp với những phương pháp sau:

2.2.2.1 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng chỉ tiêu này trong các quan hệ tỷ lệ với các đại lượng của chỉ tiêu khác. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng kinh tế. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu cần phải xác định được các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. (Nguyễn Năng Phúc, 2009).

Phương pháp này được áp dụng để tính các tỷ lệ phản ánh những chỉ tiêu theo mô hình CAMEL của Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long và so sánh với mức qui định cụ thể của NHNN để đánh giá.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu khi phân tích hoạt động kinh doanh. Sử dụng phương pháp này cần chú ý các vấn đề: chọn gốc so sánh; điều kiện có thể so sánh được và kỹ thuật so sánh.

Chọn gốc so sánh: phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích, số gốc có thể là giá trị của các chỉ tiêu ở kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước; là mục tiêu dự kiến trong kế hoạch, định mức; là nhu cầu, mức độ hợp đồng,… Thời kỳ được chọn làm gốc (chọn để phân tích) gọi là kỳ gốc (kỳ phân tích).

Điều kiện so sánh được: là điều kiện để phép so sánh có nghĩa, hay các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Khi so sánh theo thời gian, điều kiện là các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính và đơn vị tính. Về mặt không gian, các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Kỹ thuật so sánh: được áp dụng tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế. Luận văn chỉ sử dụng các kỹ thuật sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: dựa trên kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện sự biến động về quy mô của hiện tượng.

- So sánh bằng số tương đối: dựa trên kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu, biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến và xu hướng biến động của các hiện tượng. Số tương đối có thể là: số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch hay số tương đối phản ánh mức độ thực hiện.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích chi tiết

Phương pháp phân tích chi tiết thường được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau như: chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu; chi tiết theo thời gian; chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh. Trong đó, luận văn chỉ sử dụng phương pháp chi tiết theo bộ phận các chỉ tiêu của mô hình CAMEL. Mọi kết quả kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Vì vậy, phương pháp chi tiết mỗi chỉ tiêu theo các bộ phận giúp đánh giá chính xác từng yếu tố cấu thành và sự tác động đến chỉ tiêu.

Ngoài những phương pháp nêu trên thì chuyên đề còn sử dụng các bảng tính số liệu, biểu đồ, hình minh họa,... để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM (VNCB) CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VNCB CHI NHÁNH VĨNH LONG VĨNH LONG

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng TMCP Đại Tín, được hình thành từ Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến thành lập vào năm 1989 và là ngân hàng cổ phần đầu tiên của Long An, được NHNN cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993 với trụ sở chính đặt tại số 1, thị tứ Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Ra đời trong giai đoạn đầu Việt Nam chuyển từ kinh tế hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, sau mười năm thành lập, Ngân hàng đã hoạt động ổn định và bước đầu tăng trưởng đều theo từng năm kể từ năm 1999. Đến năm 2007, sau khi được NHNN chấp thuận chuyển đổi mô hình thành ngân hàng TMCP đô thị, ngày 17/09/2007, Ngân hàng Rạch Kiến đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Tín (TRUSTBank) theo Quyết định số 2136/QĐ-NHNN. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động đã góp phần giúp Ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới kinh doanh, cung cấp đa dạng hơn các sản phẩm dịch vụ và phấn đấu với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

Nhằm tăng điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động, ngày 21/08/2008, Ngân hàng Đại Tín dời trụ sở chính (Hội sở) đến địa điểm mới là 145-147-149 Hùng Vương, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An theo Quyết định số 1855/QĐ-NHNN. Trong năm 2010, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng được thành lập. Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng ổn định và đến ngày 31/12/2010, vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng. Nhưng từ năm 2011, do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đại Tín gặp nhiều khó khăn hơn dẫn đến Ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu vào cuối năm 2012 theo đề án của NHNN và đổi lại tên gọi sau đó.

Ngày 23/05/2013, theo Quyết định số 1161/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chính thức được thành lập với một số đặc điểm:

 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam – Vietnam Construction Joint Stock Commercial Bank.

 Tên gọi tắt: Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Vietnam Construction Bank.

 Tên viết tắt: VNCB.

 Địa chỉ: 145-147-149 Hùng Vương, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

 Sản phẩm dịch vụ chính: Huy động vốn (nhận tiền gửi từ khách hàng); Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh); Các dịch vụ trung gian (thanh toán trong nước, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng); Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Trong đó, cho vay xuất khẩu, cho vay và dịch vụ đối với ngành vật liệu xây dựng và nhà ở cho người có thu nhập thấp được ngân hàng chú trọng phát triển.

 Mạng lưới hoạt động: đạt 122 điểm trên khắp cả nước tính đến ngày 30/6/2014.

Việc hình thành một TCTD tập trung hơn đáp ứng các nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán và một số dịch vụ khác cho những doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng rất quan trọng với nền kinh tế đang phát triển được xem là một chiến lược mang tính đón đầu thị trường, mở ra trang mới trên hành trình phát triển của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Sáng ngày 21/05/2010, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (khi đó còn là Ngân hàng Đại Tín) đã làm lễ khai trương, đưa vào hoạt động thêm một đơn vị mới tại tỉnh Vĩnh Long và là điểm giao dịch thứ 73 trên toàn quốc, với tên gọi hiện tại là Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long tại địa chỉ số 66, đường Phạm Thái Bường, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

3.1.2 Các hoạt động chủ yếu của VNCB chi nhánh Vĩnh Long

Chi nhánh Vĩnh Long của Ngân hàng hoạt động nhằm đem lại những dịch vụ tiện ích nhất về ngân hàng cho khách hàng khi đến giao dịch với các chức năng tương tự những phòng giao dịch khác của VNCB:

 Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ;

 Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng;

 Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union, thu đổi ngoại tệ;

 Các dịch vụ khác theo sự phân cấp và ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long được kết nối trực tuyến với Hội sở, tất cả chi nhánh và phòng giao dịch trong hệ thống Ngân hàng VNCB để giúp khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền và sử dụng các dịch vụ của VNCB một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VNCB CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu nhân sự tại Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long được tổ chức hợp lý và chặt chẽ, gồm Ban Giám đốc và các phòng ban như sơ đồ sau đây:

Nguồn: Phòng Kinh doanh tại Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng VNCB chi nhánh Vĩnh Long

3.2.2 Giới thiệu từng bộ phận

Ban Giám đốc và các phòng ban tại VNCB chi nhánh Vĩnh Long được cơ cấu và hoạt động với các vai trò, chức năng tương tự như những chi nhánh khác của VNCB, cụ thể như sau:

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc.

Giám đốc: có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao và quyết định những vấn đề liên quan đến bổ chức, bổ nhiệm hay miễn nhiệm; khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công nhân viên.

Phó Giám đốc: có vai trò hỗ trợ cho Giám đốc về nghiệp vụ, đồng thời giám sát hoạt động của các phòng ban và phụ trách theo dõi tài chính, công tác tín dụng và tình hình huy động vốn.

Ban Giám đốc

Các phòng ban

Phòng Tổ chức

hành chính Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Quỹ tiết kiệm – Ngân quỹ

Các phòng ban

Mỗi phòng ban đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, các Trưởng phòng với những nhiệm vụ và chức năng riêng như sau:

Phòng Tổ chức hành chính:

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị.

- Lập chương trình và tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên; thực hiện các chính sách cán bộ và công tác thi đua, khen thưởng.

- Lập báo cáo về các công tác hành chính, quản trị và công tác cán bộ, lao động, tiền lương theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao phó.

Phòng Kinh doanh: tập trung các hoạt động chính, quyết định phần lớn kết quả kinh doanh của chi nhánh.

- Nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động nhằm tiếp cận thị trường và thu thập thông tin, từ đó đề xuất phương án kinh doanh mới, lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển mạng lưới.

- Tìm kiếm những khách hàng mới và duy trì quan hệ với các khách hàng hiện tại theo chiến lược khách hàng của chi nhánh.

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vay theo chế độ tín dụng hiện hành, trình Ban Giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.

- Thẩm định các dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, tổ chức kiểm tra, giám sát các khoản vay, đôn đốc thu hồi những khoản nợ đến hạn và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

- Tổ chức quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh và bất động sản cầm cố được lưu giữ tại kho.

- Bán chéo sản phẩm, huy động tiền gửi, phát hành thẻ, mở tài khoản thanh toán, thanh toán quốc tế, chuyển tiền nội địa.

Phòng Kế toán – Ngân quỹ:

- Thực hiện công tác huy động vốn và chăm sóc khách hàng.

- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý các loại tài sản, nguồn vốn tại chi nhánh, báo cáo những hoạt động kinh tế, tài chính theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản.

- Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng và kiểm tra cẩn thận các nghiệp vụ phát sinh.

- Theo dõi và thông báo về thu nợ và rút tiền gửi của khách hàng. - Lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tài chính trình lên Ban Giám đốc.

Quỹ tiết kiệm: gồm một Trưởng quỹ phụ trách quản lý, giám sát mọi công việc của Quỹ tiết kiệm, có các chức năng và nhiệm vụ giống với Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại chi nhánh.

Nhìn chung, VNCB chi nhánh Vĩnh Long có một bộ máy tổ chức gọn với sự phân công nhiệm vụ cho các bộ phận rõ ràng, hợp lý. Ngoài ra, cán bộ của chi nhánh được tuyển chọn có trình độ chuyên môn và kiến thức cần thiết, luôn giữ kỷ luật lao động nghiêm túc và tác phong phù hợp.

3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VNCB CHI NHÁNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014 VĨNH LONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014

3.3.1 Khái quát kết quả kinh doanh từ năm 2011 – 2013

Ngân hàng cần vốn để kinh doanh tạo lợi nhuận nên hoạt động chủ yếu là tạo lập và sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, kết quả kinh doanh các năm của VNCB chi nhánh Vĩnh Long (VNCB-Vĩnh Long) trước tiên được thể hiện qua kết quả của hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng.

Huy động vốn:

VNCB chi nhánh Vĩnh Long huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với sự biến động như sau:

775.840 829.331 1.265.038 0 350.000 700.000 1.050.000 1.400.000 2011 2012 2013 Triệu đồng

Nguồn: Dựa trên số liệu của Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013

Theo hình trên, vốn huy động của VNCB chi nhánh Vĩnh Long liên tục tăng qua các năm, trong đó vốn huy động năm 2012 đạt hơn 829 tỷ đồng, tăng 6,89% so với năm 2011 và đạt 1.265 tỷ đồng năm 2013, tăng 52,54% so với năm 2012.

Cấp tín dụng:

Dư nợ tín dụng của VNCB chi nhánh Vĩnh Long cũng tăng dần qua 3 năm, đạt gần 153 tỷ đồng năm 2012, tăng 1,23% so với năm 2011 và tăng lên đến 175 tỷ đồng năm 2013, tức tăng 14,49% so với năm 2012, được thể hiện qua hình sau: 150.786 152.646 174.760 0 50.000 100.000 150.000 200.000 2011 2012 2013 Triệu đồng

Nguồn: Dựa trên số liệu của Phòng Kinh doanh tại VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013

Hình 3.3 Dư nợ tín dụng của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm từ 2011 – 2013 của VNCB chi nhánh Vĩnh Long luôn ở mức rất thấp, dưới 1% và không có nợ xấu trong năm 2013.

Tình hình lợi nhuận:

Sự biến động thu nhập và chi phí cũng như tình hình lợi nhuận từ năm 2011 – 2013 của VNCB chi nhánh Vĩnh Long được thể hiện qua bảng sau đây:

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)