Phân tích khả năng sinh lời (E)

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 72 - 78)

6. Nhận xét về báo cáo kết quả thực tập:

4.1.4 Phân tích khả năng sinh lời (E)

4.1.4.1 Phân tích kết quả kinh doanh

Khả năng sinh lời giúp ngân hàng bù đắp các khoản tổn thất, tạo cấu trúc tài chính cân bằng và đảm bảo lợi nhuận cho cổ đông, được phản ánh qua kết quả kinh doanh của ngân hàng. Xét kết quả kinh doanh qua các năm:

Bảng 4.17 Kết quả kinh doanh của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối Tương đối (%)

Tuyệt

đối Tương đối (%)

Thu nhập từ lãi 35.837 43.429 49.663 7.592 21,18 6.234 14,35

Trong đó: - Thu lãi cho vay 3.640 6.412 7.215 2.772 76,15 803 12,52

- Thu khác từ cấp tín dụng 32.142 36.943 42.368 4.801 14,94 5.425 14,68

Chi phí trả lãi 25.146 29.576 33.014 4.430 17,62 3.438 11,62

Trong đó: - Trả lãi tiền gửi 25.046 29.456 32.895 4.410 17,61 3.439 11,68

Thu nhập lãi thuần 10.691 13.853 16.649 3.162 29,58 2.796 20,18

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 148 170 185 22 14,86 15 8,82

Trong đó: - Thu từ dịch vụ thanh toán 128 136 142 8 6,25 6 4,41

- Thu từ dịch vụ ngân quỹ 0 1 1 1 x 0 0

Chi phí hoạt động dịch vụ 205 205 203 0 0 (2) (0,98)

Trong đó: - Chi về dịch vụ thanh toán 30 30 33 0 0 3 10,00

Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ (57) (35) (18) 22 (38,60) 17 (48,57)

Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối 21 40 51 19 90,48 11 27,50

Chi phí kinh doanh ngoại hối 7 7 7 0 0 0 0

Thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại hối 14 33 44 19 135,71 11 33,33

Thu nhập thuần từ hoạt động khác 112 150 166 38 33,93 16 10,67

Tổng thu nhập thuần 10.760 14.001 16.841 3.241 30,12 2.840 20,28

Chi phí hoạt động 4.888 5.203 5.203 315 6,44 0 0

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 180 88 54 (92) (51,11) (34) (38,64)

Lợi nhuận trước thuế 5.692 8.710 11.584 3.018 53,02 2.874 33,00

Bảng số liệu cho thấy VNCB-Vĩnh Long có ba hoạt động kinh doanh chính là cấp tín dụng, hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối, trong đó, cấp tín dụng là hoạt động cơ bản và chủ yếu nhất nên thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi luôn đạt cao nhất trong các khoản thu nhập và chi phí kinh doanh, do đó thu nhập lãi thuần cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập thuần của ngân hàng, cụ thể như hình sau:

98,86% 98,94% 99,36% -0,53% -0,11% -0,25% 0,99% 1,04% 1,07% 0,13% 0,24% 0,26% -3% 24% 51% 78% 105% 132% 159% 2011 2012 2013

Thu nhập lãi thuần Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ Thu nhập thuần từ hoạt động khác Thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại hối

Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảng 4.18

Hình 4.9 Cơ cấu thu nhập thuần của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 – 2013 Kết hợp bảng và hình cho thấy tình hình kinh doanh các hoạt động của chi nhánh như sau:

 Hoạt động cấp tín dụng: Thu nhập từ lãi của chi nhánh chỉ gồm thu lãi tiền gửi tại NHNN, thu lãi cho vay và đạt cao nhất là thu khác từ cấp tín dụng. Thu nhập từ lãi liên tục tăng qua các năm do chi nhánh tăng cho vay, dư nợ tăng dần, cụ thể: thu nhập từ lãi năm 2012 đạt 43.429 triệu đồng, tăng 21,18% so với năm 2011 và tăng lên đến 49.663 triệu đồng năm 2013 với tốc độ đạt thấp hơn là 14,35% do dư nợ tăng ít hơn. Chi phí trả lãi của chi nhánh chủ yếu là trả lãi tiền gửi khách hàng cũng tăng dần, đạt 29.576 triệu đồng năm 2012, tăng 17,62% so với năm 2011 và tiếp tục tăng với tốc độ 11,62% lên đến 33.014 triệu đồng năm 2013. Do thu nhập lãi luôn tăng nhanh hơn chi phí lãi nên thu nhập lãi thuần tăng dần từ năm 2011, đạt 16.649 triệu đồng năm 2013 cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng. Tỷ trọng thu nhập lãi thuần có sự giảm nhẹ qua các năm do tổng thu nhập tăng cao hơn.

 Hoạt động dịch vụ: Thu thuần từ hoạt động dịch vụ luôn đạt giá trị âm cho thấy hoạt động kinh doanh các dịch vụ của ngân hàng đang bị lỗ do các chi phí từ hoạt động này như chi về dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông, phí vận chuyển, bốc xếp tiền,… luôn cao hơn thu nhập từ các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ,… Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ thanh toán lại có hiệu quả do thu nhập từ dịch vụ này tăng dần và luôn cao hơn chi phí tương ứng đã góp phần làm giảm khoản lỗ từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng

 Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng thu nhập từ kinh doanh ngoại hối lại liên tục tăng từ 21 triệu đồng năm 2011 lên đến 51 triệu đồng năm 2013, chi phí về kinh doanh ngoại hối gần như không đổi qua các năm ở mức 7 triệu đồng nên thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại hối luôn tăng và có tỷ trọng tăng dần cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng có hiệu quả.

Do tổng thu nhập thuần tăng dần qua các năm, chi phí hoạt động duy trì hợp lý và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng giảm nên lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm từ 5.692 triệu đồng năm 2011 lên đến 11.584 triệu đồng năm 2013.

6 tháng đầu năm 2014:

Bảng 4.18 Kết quả kinh doanh của VNCB-Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu (Triệu đồng) Giá trị Tỷ trọng (%)

Thu nhập lãi thuần 6.991 98,74

Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ (5) (0,07)

Trong đó: Thu thuần từ dịch vụ thanh toán 54 0,76

Thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại hối 5 0,07

Thu nhập thuần từ hoạt động khác 89 1,26

Tổng thu nhập thuần 7.080 100,00

Chi phí hoạt động 2.607 x

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng - x

Lợi nhuận trước thuế 4.473 x

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng Kế toán – Ngân quỹ tại VNCB-Vĩnh Long, tháng 6/2014 và kết quả tính

Theo bảng số liệu, tổng thu nhập thuần của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 là 7.080 triệu đồng, trong đó, thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 98,74% và đạt 6.991 triệu đồng, kế đến là thu thuần từ hoạt động khác chiếm 1,26% và đạt 89 triệu đồng và thu thuần từ kinh doanh ngoại hối có tỷ trọng thấp nhất là 0,07%, chỉ đạt 5 triệu đồng, hoạt động dịch vụ của ngân hàng vẫn bị lỗ 5 triệu đồng.

Tóm lại, VNCB-Vĩnh Long có các hoạt động cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối đều đạt kết quả tốt, các chi phí hoạt động luôn được kiểm soát hợp lý nên lợi nhuận có sự tăng trưởng qua các năm và lợi nhuận năm 2013 đạt hơn gấp đôi so với năm 2011 đã cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tăng.

4.1.4.2 Đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 4.19 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 đến tháng 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2014

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 5.692 8.710 11.584 4.473 Tổng thu nhập Triệu đồng 36.118 43.789 50.065 26.523

Hệ số biên lợi nhuận % 15,76 19,89 23,14 16,86

Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 811.987 842.555 1.094.127 1.334.512

Hệ số sử dụng tài sản % 4,45 5,20 4,58 1,99

Tỷ lệ ROAA % 0,70 1,03 1,06 0,34

Thu nhập từ lãi Triệu đồng 35.837 43.429 49.663 26.327 Chi phí trả lãi Triệu đồng 25.146 29.576 33.014 19.336 Tài sản sinh lời bình quân Triệu đồng 158.035 158.842 170.895 199.895

Tỷ lệ NIM % 6,76 8,72 9,74 3,50

Tổng thu nhập thuần Triệu đồng 10.760 14.001 16.841 7.080

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/

tổng thu nhập thuần % 99,36 98,94 98,86 98,74

Thu nhập ngoài lãi Triệu đồng 281 360 402 196

Chi phí ngoài lãi Triệu đồng 5.280 5.503 5.467 2.714

Tỷ lệ NNIM % -0,62 -0,61 -0,46 -0,19

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh của VNCB-Vĩnh Long, 2011, 2012, 2013, tháng 6/2014 và kết quả tính

Xét các chỉ tiêu theo bảng trên:

 Hệ số biên lợi nhuận (NPM): Do lợi nhuận luôn tăng nhanh hơn tổng thu nhập nên hệ số này liên tục qua các năm từ 15,76% năm 2011 đến 23,14% năm 2013 cho thấy ngân hàng ngày càng tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng tổng thu nhập, phản ánh khả năng quản lý chi phí và định giá các dịch vụ của ngân hàng ngày càng tốt.

 Hệ số sử dụng tài sản: Hệ số này tăng từ 4,45% năm 2011 lên đến 5,20% năm 2012 là do tổng thu nhập có tốc độ tăng là 21,24% cao hơn tốc độ tăng 7,53% của tổng tài sản nhưng đến năm 2013, tổng tài sản lại tăng mạnh với tốc độ 50,62% chủ yếu do tài sản không sinh lời tăng đến 58,80% nên tổng thu nhập chỉ tăng 14,33% chậm hơn tổng tài sản dẫn đến hệ số sử dụng tài sản giảm còn 4,58%, trong 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này cũng chỉ đạt 1,99%. Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản các năm còn khá thấp do cơ cấu tài sản của ngân hàng có tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng thấp nên thu nhập tạo ra từ một đồng tài sản cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng chưa cao.

3,50% 9,74% 6,76% 8,72% 0,34% 1,06% 1,03% 0,70% 15,76% 19,89% 23,14% 16,86% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 2011 2012 2013 T6/2014 0% 5% 10% 15% 20% 25% NIM ROAA NPM

Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảng 4.20 và kết quả tính

Hình 4.10 Tỷ lệ NPM, ROAA và NIM của VNCB-Vĩnh Long từ năm 2011 đến tháng 6/2014

 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROAA): Do lợi nhuận tăng nhanh hơn tổng tài sản nên ROAA tăng nhẹ qua các năm từ 0,70% năm 2011 đến 1,06% năm 2013 cho thấy lợi nhuận được tạo ra từ một đồng tài sản của ngân hàng ngày càng tăng do ngân hàng quản lý tốt chi phí và định giá dịch vụ hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ ROAA của ngân hàng còn khá thấp nên ngân hàng cần cơ cấu lại tài sản hợp lý hơn, tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời để nâng cao khả năng sinh lời trên tài sản.

 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Tỷ lệ NIM của ngân hàng khá cao và liên tục tăng qua các năm từ 6,76% năm 2011 lên đến 9,74% năm 2013 do thu nhập lãi thuần luôn tăng nhanh hơn tài sản sinh lời cho thấy tuy các tài sản sinh lời chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nhưng đã được sử dụng hiệu quả, dẫn đến thu nhập từ lãi ngày càng tăng, chi phí trả lãi cũng được kiểm soát tốt nên thu nhập lãi thuần tăng, phản ánh khả năng sinh lời, đặc biệt là sinh lời từ hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt và ngày càng được nâng cao.

 Tỷ trọng thu nhập lãi thuần: Thu nhập lãi thuần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 99% tổng thu nhập thuần cho thấy tín dụng luôn là hoạt động sinh lời cao nhất của ngân hàng, tuy có tỷ trọng giảm nhẹ qua các năm nhưng thu nhập lãi thuần luôn tăng nên nhìn chung, các hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả đã làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.

 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM): Tỷ lệ NNIM có giá trị âm như nhiều ngân hàng do chi phí ngoài lãi thường cao hơn thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, tỷ lệ NNIM có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy ngân hàng đang tập trung nhiều hơn vào tăng nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Những kết quả phân tích trên cho thấy VNCB-Vĩnh Long có khả năng sinh lời tốt và ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng, ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp cải thiện tình hình hoạt động các dịch vụ, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối để tăng thu nhập cho ngân hàng, giảm rủi ro khi chỉ tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng, đảm bảo khả năng sinh lời và đặc biệt là để nâng cao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam (vncb) chi nhánh vĩnh long (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)