Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 49 - 51)

a. Tài nguyên rừng

Trên địa bàn xã có 2.994,22 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là 2.326,51 ha, chủ yếu là rừng trồng sản xuất và một số ít diện tích rừng đầu nguồn, tập trung ở phía Bắc và phía Nam hầu hết các thôn của xã. Độ che phủ rừng của xã đạt 77,7%. Đây là nguồn tài nguyên chủ yếu nhất góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt.

Xã Tân Thành có trữ lượng rừng tương đối lớn, thực vật, động vật đa dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên

40

rừng đã bị suy giảm nhiều. Năm 2005, tỷ lệ che phủ rừng của xã Tân Thành chỉ đạt 50%. Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc nói riêng và xã Tân Thành nói riêng đã nỗ lực trồng thêm rừng, vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp phần bảo vệ môi sinh và cải thiện môi trường. Năm 2014, tỷ lệ che phủ là 77,7%, trong đó rừng trồng và vườn ươm là 163,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích rừng của xã.

b. Tài nguyên khoáng sản.

Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng sơn nói chung không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, khá phong phú, đa dạng chủng loại. Tuy nhiên, trữ lượng tài nguyên khoáng sản tập trung tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc không đáng kể và hầu như không có hoạt động khai thác khoáng sản tại đây.

c. Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Xã Tân Thành là khu vực có mật độ sông suối tương đối dày, là 01 trong 04 xã thuộc huyện Cao Lộc có sông Kỳ Cùng chảy qua. Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác, chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Theo đánh giá, nguồn nước ở xã Tân Thành thuộc vùng nghèo trong cả tỉnh.

Trên địa bàn xã, có hệ thống sông suối chảy qua địa bàn xã bắt nguồn từ đỉnh dốc Sài Hồ chạy theo hướng từ Tây Nam xuống Đông Bắc, dọc theo quốc lộ 1A cũ đổ về sông Kỳ Cùng qua thôn Nà Múc. Đây là hệ thống tiêu thoát nước chủ yếu của xã trong mùa mưa, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy của suối khá lớn do hệ thống các suối từ núi cao xung quanh đổ về và đây cũng là con suối có lưu lượng nước chủ yếu phục vụ sản xuất và có thể gây lũ lụt vào mùa mưa. Ngoài ra, còn có các con suối khác là: Suối Pác Vé, suối Bản Cắm, suối Cáp và hệ thống các khe

41

suối nhỏ khác chảy từ các núi xung quanh xuống. Đây là hệ thống cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong xã.

- Nước ngầm:

Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trình thủy lợi - BNN&PTNT, trữ lượng và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của xã Tân Thành, huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại.

d. Tài nguyên nhân văn

Xã Tân Thành, huyện Cao Lộc thuộc tỉnh Lạng Sơn, có đa số diện tích đất là vùng đất cổ, thuộc vùng núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có lịch sử phát triển gắn với nền văn hóa dân tộc của đất nước. Dân số bao gồm nhiều dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao…, trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm tỷ lệ lớn hơn cả. Lạng Sơn nổi tiếng với các điệu sli, lượn…, là nguồn tài nguyên nhân văn làm đa dạng phong phú thêm cho văn hóa của xã Tân Thành.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 49 - 51)